Những nét dị biệt.

Một phần của tài liệu Vấn đề số phận con người trong và sau chiến tranh qua hai tập truyện số phận một con người của m sôlôkhốp và cỏ lau của nguyễn minh châu (Trang 53 - 58)

Cả hai nhà văn M. Sôlôkhốp và Nguyễn Minh Châu cùng viết về đề tài chiến tranh và số phận con ngời trong và sau chiến tranh. Nhng cách thể hiện về vấn đề này của mỗi nhà văn đều có những nét riêng thể hiện phong cách riêng biệt. Nếu nh M. Sôlôkhốp viết về vấn đề chiến tranh và số phận con ngời gắn với “chất sử thi” thì Nguyễn Minh Châu lại khai thác vấn đề này qua cái nghịch lý của đời sống, số phận con ngời trong cuộc sống đời thờng.

M. Sôlôkhốp bằng bút pháp hiện thực và vận dụng triệt để phơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông đã có những cách tân to lớn trong việc tái hiện

chân thực lịch sử. Một giai đoạn lịch sử đau thơng nhng rất vĩ đại của dân tộc Nga. Đợc miêu tả chân thực, sinh động, rộng lớn, nhiều màu sắc. “Bức tranh sử thi” đợc nhìn bao quá từ nhiều phía, nét đặc sắc của M. Sôlôkhốp thể hiện không chỉ khắc hoạ tài tình chiến tranh trong lịch sử văn học hiện đại, mà ông còn đặt ra và lý giải những vấn đề mang tầm vóc lịch sử thời đại. Nhà văn Pêđôrbiriucôp đã so sánh M. Sôlôkhốp với những nhà văn kiệt xuất phơng Tây nh E.Rơmác, L.Ôtđingtôn, E.Heminway và nhận xét rằng: “Cảm hứng tố cáo, chủ nghĩa nhân đạo cao cả, chân thành, họ trút những lời nguyền rủa, phẫn nộ vào cuộc tranh giành đẫm máu. Nhng họ không sáng tạo nên kết cấu sử thi với quy mô, trong đó tìm ra đợc giải pháp cho tấn bi bịch” (Lịch sử văn học Nga, tr.820). Ông đa vào tập truyện của mình các nhân vật thuộc mọi tầng lớp, thành phần, giai cấp… trong xã hội, có nhân vật có tên tuổi và xuyên suốt tác phẩm, nhng cũng có nhân vật chỉ thoáng qua một lần, thậm chí biểu hiện qua một phát ngôn, nhng không hề trộn lẫn mà hiện lên đầy tính cách. Trong khi khắc hoạ hình tợng chiến sỹ cách mạng, M. Sôlôkhốp đã tiếp thu kinh nghiệm của những nhà văn đi trớc nh Gooki, Phađêep, Oxtrôpxki… nên những ngời cách mạng trong tập truyện “Số phận một con ngời” nh Xôcôlốp, Ghêraximốp...

Trong tập truyện “Số phận một con ngời”. M. Sôlôkhốp đã tái hiện lại chân thực một thời kỳ lịch sử sục sôi cách mạng, đầy đau thơng nhng cũng hết sức vĩ đại của nhân dân Nga trong thời kỳ nội chiến đến chiến tranh vệ quốc. Tập truyện sử thi vĩ đại đó đợc M. Sôlôkhốp miêu tả và trần thuật ở vị trí ngôi thứ 3 – ngôi ngời kể. Nh một nhân chứng lịch sử, khách quan và hết sức chân thực. Mặc dù tập truyện thấm đẫm chất sử thi, nhng cách thể hiện của M. Sôlôkhốp rất chân thực, sinh động, cụ thể với cái nhìn hai chiều, vừa gợi ra những mặt tích cực nhng đồng thời ông cũng phát hiện ra những mặt hạn chế. M. Sôlôkhốp còn chỉ ra những nghịch lý, hậu quả của chiến tranh, chính những nghịch lý và hậu quả này làm nảy sinh hàng loạt bi kịch trong đời sống nhân vật trong “Số phận một con ngời” tính bi kịch đợc biểu hiện ở nhiều nhân vật, ở hai trận tuyến. Nhìn chung bi kịch trong “Số phận một con ngời” đó là bi kịch cá nhân và bi kịch lịch sử. Điểm gần nhau giữa bi kịch Sêcxpia và bi kịch của thời đại cách mạng vô sản. Sự xung đột quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ cách mạng và lỗi thời phản động. Sự xung đột ấy tạo ra nhiều tấn bi kịch

Tập truyện “Số phận một con ngời” bao quát rộng lớn của cuộc chiến tranh, biểu hiện tâm lý xã hội, sự phân hoá t tởng, sự khác nhau trên con đờng tìm kiếm chân lý cách mạng, những bi kịch mà hậu quả chiến tranh gây ra… của ngời dân Côdắc trớc các biến cố, sự kiện lịch sử mang tính bớc ngoặt. Tất cả những sự kiện ấy, những biến cố ấy đợc nhà văn miêu tả chân thực, rõ nét hiện lên nh một bức tranh sử thi về vấn đề số phận con ngời trong, sau chiến tranh với nhiều màu sắc, sống động.

Nguyễn Minh Châu lại khai thác cái nghịch lý của đời sống con ngời trong và sau chiến tranh. Trong tập truyện “Cỏ lau” Nguyễn Minh Châu cũng là tên tập truyện ngắn cuối cùng ta đến với Lực một chiến sỹ đã trải qua bao chiến trờng khốc liệt. Anh trải qua đau khổ của chiến tranh và tởng chừng nh đã dày dạn trớc nỗi đau. Nhng rồi trở về quê hơng, anh lại bắt đầu dằn vặt, đau đớn trớc nỗi đau mới, âm thầm, âm ỉ trong tâm hồn ngời lính cho đến chết. Ngời vợ mà anh đã yêu tha thiết với một qúa khứ đẹp đẽ dù ngắn ngủi tởng chồng đã hi sinh, cố gắng quên nỗi đau để đến với một ngời chồng khác. Hai mơi t năm xa cách, cuộc sống đã an bài. Ngời lính vừa mới bớc ra khỏi cuộc chiến lại tiếp tục hi sinh bằng lòng cao thợng, bằng phẩm chất tốt đẹp của mình: “Tôi không bao giờ làm gia đình ông tan tác”. ý thức đợc nh vậy nhng Lực cũng vô cùng đau khổ. Bi kịch dai dẳng dờng nh không thể giải toả trong tâm hồn ngời lính. Anh đã không hề hối tiếc khi dốc tuổi trẻ cho cuộc chiến tranh cũng đau đớn nhận ra rằng: “Nó nh một lỡi dao phạt ngang cuộc đời tôi thành hai nửa, mà cũng không thể cắt lìa hẳn”. Hai con ngời vẫn còn yêu nhau tha thiết, nhng đành chấp nhận hoàn cảnh do chiến tranh gây nên. Nỗi đau quá lớn, không thể chia sẻ. Dờng nh ngời lính trở về bi chết luôn cả phần hồn với sự tan tác, chia li của gia đình. Đó chính là bi kịch đớn đau của Lực – ngời lính trở về sau chiến tranh.

Nhng Lực không chỉ đau đớn trong sự chia cắt gia đình mà anh còn sống trong nỗi ân hận, dày vò suốt cả cuộc đời vì những sai lầm trong chiến đấu. Anh đã làm cho đồng đội phải chết một cách “tức tởi”. Cả thiên truyện “Cỏ lau” là những nỗi dày xé, dằn vặt. Nhà văn đi sâu vào số phận con ngời đời t, con ngời tự ý thức cùng với những nghịch lý của đời sống sau chiến tranh, để làm rõ bi kịch nội tâm của họ. Bi kịch của Lực cũng là bi kịch của bao nhiêu ngời lính khác trở về sau chiến tranh. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đi vào tận cùng

của sự mất mát, khổ đau. Đặc biệt là phẩm chất của con ngời cách mạng cũng đã thể hiện một cách đẹp đẽ, tuy nhiên đứng giữa cuộc sống lại không đơn giản chút nào, nó phức tạp, đôi khi tàn nhẫn. Ngời lính trở về tuy đau đáu một nỗi niềm nhng thừa hiểu “chẳng thể thay đổi đợc hoàn cảnh” một hoàn cảnh thật éo le, chiến tranh đã cớp đi sức trai và tuổi trẻ của ngời lính (Lực) trong hai t năm chiến đấu, vậy mà sau chiến tranh trở về vợ anh đã thuộc về ngời khác. Nguyễn Minh Châu quan tâm đến số phận đến từng đời t của con ngời trong cuộc sống thời hậu chiến. Một nghịch lý hết sức bất ngờ xen lẫn nỗi đau đớn – sự nhầm lẫn chết ngời dẫn đến một chuỗi bi kịch về sau. Thai là một ngời vợ bộ đội (vợ Lực) tởng chồng đã hi sinh – không chỉ riêng mình Thai mà ngay cả đồng đội, cha và em cũng đã từng nhầm tởng nh vậy, họ đã tổ chức đa anh về chôn cất trong sự im lặng “không một que nhang, không một tiếng khóc”.

Chiến tranh, bản thân nó là một nghịch lý, là thảm cảnh,và giờ đây ngời vợ, ngời cha, ngời em đang chôn cất một ngời bộ đội lại nhầm tởng là Lực. Để rồi còn xảy ra một loạt bi kịch về sau. Mọi điều nghịch lý bắt đầu từ đây, Lực

bỗng nhiên trở về khi mọi thứ đã diễn ra tất cả. Thai đi lấy chồng mới và đã có đàn con, Lực đau đớn nhng biết làm sao đợc đành xem công việc làm chính cho phần đời còn lại của mình. Oái oăm thay Lực – con ngời tởng chừng nh toàn vẹn nhất lại có lúc ích kỷ, nhỏ nhen, một ngời đầy cao thợng, anh hùng vậy mà chỉ vì sự ganh tị, ghen ghét, đố kỵ nhau đã làm hại đến tính mạng của đồng đội, thì ra trong mỗi con ngời đều có phần cao thợng và thấp hèn. Nguyễn Minh Châu đã thấu hiểu trong sâu thẳm tấm lòng con ngời, những nghịch lý đời sống trong và sau chiến tranh. Ngòi bút của nhà văn không đơn giản chỉ là sự miêu tả về số phận, về cách sống của con ngời mà qua đó ông còn đa đến cho ngời những suy nghĩ, những triết lý sâu xa về cuộc đời. Đó còn là Toàn - tiểu đoàn trởng tiểu đoàn D7 – một ngời con đã từ chối tình cảm thiêng liêng nhất của con ngời đó là tình mẫu tử, sẵn sàng từ chối mẹ của mình, chỉ vì nỗi ám ảnh của quá khứ. Cuộc sống và chức vụ đã làm Toàn trở nên độc đoán, chuyên quyền, có lúc đến ác nhẫn. Ngay đến cả mẹ của mình mà Toàn cũng không nhận thẳng thừng từ chối. Ngời mẹ (bà S) với một hy vọng cháy bỏng hơn hai mơi năm xa con bởi chiến tranh loạn lạc đợc đoàn tụ nhng buồn thay đứa con đón tiếp ngời mẹ trong một không khí miễn cỡng, lạnh lùng. Đó là một nghịch lý trớ trêu của đời sống sau chiến tranh.

Tập truyện “Cỏ lau”. Nguyễn Minh Châu cung cấp cho ngời đọc một cái nhìn nhiều chiều, đa diện hơn về những nghịch của cuộc sống. Đặc biệt là sự nhìn nhận lại cuộc chiến tranh và ngời lính đồng thời ông quan tâm đến số phận riêng t của con ngời nói chung và của ngời lính nói riêng. Hoá ra cuộc sống của con ngời sau chiến tranh có vô vàn nghịch lý, bên cạnh những mặt tốt đẹp, còn tồn tại biết bao cảnh đời éo le, ngang trái, biết bao nghịch lý mà Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra điều đó bằng chính sự nỗ lực của bản thân một cách “dũng cảm” làm ngời tiên phong cho sự đổi mới t duy nghệ thuật trong văn học sau năm 1975, mở ra một lối sáng tác mới, đời hơn, thực hơn về số phận con ngời trong và sau chiến tranh đúng nh bản chất đời sống vốn có.

Chơng 3

Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc đợc sử dụng trong hai tập truyện “Số phận một con ngời” của M.

Sôlôkhốp và “Cỏ lau” của Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu Vấn đề số phận con người trong và sau chiến tranh qua hai tập truyện số phận một con người của m sôlôkhốp và cỏ lau của nguyễn minh châu (Trang 53 - 58)