Xây dựng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hồ chí minh (maritime bank HO CHI MINH) đến 2015 (Trang 82 - 99)

Trụ sở hiện nay của MSB HCM là thuộc quyền sở hữu cảu MSB HCM, diện tích không được rộng lớn chưa đáp ứng đủ diện tích cho các phòng mới thành lập khi thực hiện cơ cấu lại bộ máy tổ chức. Trong năm 2010, Ngân hàng xúc tiến việc xin giấy phép xây dựng để tiến hành khởi công xây dựng trụ sở mới ở địa chỉ 25 – 27 Nguyễn Công Trứ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM theo thiết kế đã được MSB VN phê duyệt.

Tóm lại, chương 3 đã phân tích và kết hợp các yếu tố: cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu trong mối tương quan so sánh giữa MSB HCM và các đối thủ cạnh tranh và xây dựng các chiến lược có khả năng thay thế để đưa ra những giải pháp tấn công. Những giải pháp đưa ra cần thực hiện đồng bộ ngay từ thời điểm này để MSB HCM xác lập cho mình một vị thế nhất định trong tương lai.

KIẾN NGHỊ

- Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cần xem xét kỹ điều kiện cần và đủ để được cấp phép thành lập ngân hàng thương mại mới. Bởi vì nền kinh tế Việt Nam hiện nay không thiếu ngân hàng mà thiếu chất lượng dịch vụ, thiếu văn hoá phục vụ, thiếu con người có năng lực trong quản trị và điều hành hoạt động ngân hàng, thiếu các dịch vụ ngân hàng hiện đại…Khi ngân hàng mới thành lập sẽ xảy ra hiện tượng giành giật nhân lực, thị phần gây xáo trộn chiến lược kinh doanh của các ngân hàng cũ, “miếng bánh” thị phần vừa bị cắt vụn, vừa phải nuôi một tổng số các “cổ máy” ngân hàng nhiều hơn sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, khó kiểm soát được rủi ro. Nhất là việc các tập đoàn kinh tế công nghiệp tham gia thành lập ngân hàng dễ cho vay chéo giữa các tập đoàn đồng sở hữu ngân hàng, làm cho rủi ro tín dụng luôn trong tình trạng nguy cơ cao.

Ngòai ra, theo thống kê hiện nay cho thấy có nhiều liên minh thẻ: Liên minh thẻ Vietcombank, liên minh thẻ Ngân hàng Đông Á, liên minh thẻ MSB… cạnh tranh và không kết nối với nhau, điều này chưa thuận lợi nhiều cho công tác hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nước. Theo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới như: Nhật, Trung Quốc, Philipine…cho thấy mỗi quốc gia có một hệ thống thanh toán thống nhất và có ba hướng sát nhập: Cách một, NHNN đứng ra đầu tư một hệ thống công nghệ duy nhất và bắt buộc các ngân hàng phải hoà nhập. Cách hai, NHNN sẽ chọn mạng tốt nhất trong các mạng thanh toán hiện hành và các mạng khác phải hoà nhập. Cách ba, NHNN chọn một mạng có sẵn trên thế giới để các ngân hàng hoà nhập (như trường hợp Philipine chọn mạng Master Card). Như vậy muốn chọn được mạng thống nhất thì NHNN phải là cơ quan đứng ra làm đầu mối thực hiện. Nếu làm được việc này, tình hình thanh toán tiền mặt sẽ giảm theo xu hướng thời đại, việc cho vay, kiểm soát của Ngân hàng sẽ thuận lợi hơn,

chi phí giao dịch và đầu tư thấp hơn, tránh lãnh phí đầu tư công nghệ đại trà như hiện nay.

Tóm lại, vấn đề cơ cấu lại nghiệp vụ, hiện đại và hợp lý hoá công nghệ, nhất thể hoá mạng thanh toán thành mạng thanh toán quốc gia, cân đối lại mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng hiện hữu – thậm chí bàn tới việc sát nhập các ngân hàng nhỏ và xúc tiến nhanh việc cổ phần hoá các NHTMQD, làm cơ sở để hình thành một vài tập đòan tài chính mạnh mới là việc cần làm ngay.

- Đối với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VBA) cần phát huy hơn nữa vai trò liên kết các ngân hàng trong nước nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài. Các chính sách lãi suất, tỷ giá, đầu tư công nghệ hiện đại, sản phẩm mới… phụ thuộc vào chiến lược riêng từng ngân hàng nên được nằm trong khuôn khổ các thoả thuận chung của VBA, tránh những cuộc chiến cạnh tranh giá không cần thiết như cuộc chiến lãi suất diễn ra trong các năm gần đây.

- Đối với Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Hiện nay theo quy định, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm tiền gửi bốn kỳ trong năm, định kỳ hàng quý với mức phí 0,15%/năm tính trên toàn bộ số dư bình quân được bảo hiểm. Công ty Bảo hiểm tiền gởi Việt Nam (DIV) cần phải thực hiện chính sách phí bảo hiểm khác nhau dựa trên đánh giá thực trạng tài chính của từng ngân hàng, ngân hàng có tình hình tài chính tốt áp dụng mức phí thấp, ngân hàng có tình hình tài chính chưa tốt sẽ áp dụng chi phí cao hơn.

KẾT LUẬN

Giai đoạn 2008 đến 2011 đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ chứng kiến những sự thay đổi về chất trong môi trường cạnh tranh: đó là sự chuyển dịch từ cạnh tranh nội địa sang cạnh tranh mang tính quốc tế. Áp lực hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép các doanh nghiệp bước đi hờ hững và thong thả trên con đường đi tới. MSB HCM cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Trong xu hướng phát triển và hội nhập mới, đòi hỏi MSB HCM cần có những điều chỉnh kịp thời đủ sức đứng vững và phát triển trong vòng xóay của môi trường cạnh tranh. Chính vì vậy, MSB HCM cần xây dựng một thực lực đủ mạnh, một định hướng đúng đắn để hòa nhập trong môi trường chung.

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ của MSB HCM, đề tài đã đưa ra 4 chiến lược kinh doanh cho MSB HCM: chiến lược phát triển thị trường, dẫn đầu chi phí thấp, Markeing, tái cấu trúc bộ máy tổ chức và phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện các chiến lược, MSB HCM cần tập trung vào 7 nhóm giải pháp: giải pháp phát triển nguồn nhân lực, về mạng lưới phân phối, về Marketing, công nghệ, tái cấu trúc bộ máy tổ chức, xây dựng văn hóa công ty, xây dựng cơ sở vật chất. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn có những hay đổi, vì thế MSB HCM cần phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp để có sự điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh những giải pháp đưa ra, đề tài cũng có những kiến nghị đối với NHNN, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho họat động của ngành ngân hàng nói chung và MSB HCM nói riêng trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp và Th.S Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động- Xã hội, TP.HCM.

2- Fredr.David, Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội. 3- Th.S Nguyễn Trọng Nghĩa (2006), Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế

quốc tế, Trung tâm đào tạo Hiệp hội ngân hàng, Hà Nội.

4- Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Sài Gòn qua các năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

5- Báo cáo thường niên của SacomBank, ACB Bank, Đông Á Bank.

6- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (tháng 12/2006), Các cam kết của Việt Nam và Ngân hàng Việt Nam tham gia WTO.

7- Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

8- Quyết định số 912/NHNN-CLPT ngày 19/08/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng giai đọan 2006- 2010.

9- Tạp chí Ngân hàng các năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

10- 1Website:1www.Sacombank.com.vn;1www.msb.com.vn;1www.acb.com.v n;1www.dongabank.com.vn; www.asset.com và trang web nội bộ của MSB.

PHỤ LỤC 1

CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ

TRONG MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH (1) Vốn điều lệ: Đơn vị tính: tỷ đồng Ngân hàng 2008 2010 SaconBank 9.000 12.100 ACB 3.406 7.258 Đông Á Bank 7.200 10.327 MSB 3.971 7.699

Sacombank phát hành thành công 1.365 tỷ trái phiếu tăng vốn, nâng tổng số vốn tự có của Sacombank cuối năm 2008 lên mức 9.000 tỷ đồng, đến năm 2010 nâng lên 12.100 tỷ đồng. Năm 2008, vốn điều lệ của Đông Á Bank là 7.200 tỷ đồng đến năm 2010 tăng lên 10.327 tỷ đồng. ACB và MSB trong 2 năm cũng tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Cả bốn ngân hàng phản ứng tốt với chỉ tiêu vốn điều lệ, được đánh giá 4 điểm.

(2) Kênh phân phối: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SacomBank chỉ có 59 chi nhánh nhưng hoạt động rất có hiệu quả, chỉ tiêu này SacomBank phản ứng trung bình, 2 điểm.

ACB Bank có 2.000 chi nhánh, 700 ngân hàng lưu động, 200.000 tổ nhóm cho vay và huy động, phản ứng tốt, 4 điểm.

MSB có 103 chi nhánh, 400 phòng giao dịch, phản ứng trên trung bình nên được đánh giá 3 điểm

ACB Bank có 130 chi nhánh, 700 điểm giao dịch phản ứng trên trung bình, 3 điểm.

(3) Chất lượng dịch vụ: Trung tâm Nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp đã công bố danh sách 10 NHTM Việt Nam được người tiêu dùng hài lòng nhất năm 2010 dựa trên 3 nhóm sản phẩm ngân quỹ, thanh toán và tài trợ (Nguồn: Asset.com.vn). Trong đó có SacomBank, MSB, Đông Á Bank, ACB. Luận văn đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngân hàng phản ứng tốt 4 điểm.

(4) Tổng tài sản có: Cả bốn ngân hàng đều cố gắng tăng tổng tài sản có năm sau cao hơn năm trước nên được đánh giá phản ứng bằng nhau, 4 điểm.

(5) Sự nỗi tiếng của thương hiệu:

SacomBank được tạp chí “the Banker” của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam" trong nhiều năm liền, là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. NHTM đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, MasterCard, JCB...Hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam. Là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam. Là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam. Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ.Vì vậy tác giả đánh giá VietcomBank phản ứng tốt vể sự nỗi tiếng thương hiệu, 4 điểm.

MSB là ngân hàng đầu tiên đăng ký thành công thương hiệu tại thị trường Hoa Kỳ (2005). Đến 15/04/2005, MSB đã có quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng. MSB đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Châu á (ABA), ASEAN và là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội các định chế tài

chính phát triển Châu á Thái Bình Dương (ADFIAP). MSB phản ứng trên trung bình được đánh giá 3 điểm.

Đông Á Bank được trao giải thưởng “Ngọn Hải đăng”, “Sao Vàng Đất Việt 2006”. Thương hiệu Đông Á Bank đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004. Tuy nhiên, Đông Á bank chưa mởi rộng ra quốc tế, cho nên tác giả đánh giá phản ứng trên trung bình đối với thương hiệu, 3 điểm.

Năm 2010, ACB đã đạt giải “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010”, Cup Thủy Tinh, Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận giải thưởng "Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2010", 2 điểm.

(6) Tỷ lệ nợ khó đòi: Cả bốn ngân hàng đang nỗ lực giảm tỷ lệ nợ quá hạn để thực hiện cổ phần hoá nên phản ứng rất tốt với chỉ tiêu này, 4 điểm.

(7) Mức độ quan tâm đến quản trị chiến lược: Cả bốn ngân hàng điều muốn trở thành tập đoàn tài chính lớn, nên đang trong giai đoạn mà quản trị chiến lược được đặt lên hàng đầu. SacomBank và MSB có quan tâm trên trung bình đến chiến lược của mình, 3 điểm. ACB và Đông Á Bank quan tâm trung bình, 2 điểm.

(8) Đầu tư cho nhân sự: SacomBank và MSB là ngân hàng thường xuyên tổ chức các khoá học về nghiệp vụ, phong cách phục vụ khách hàng, mức độ quan tâm đến nhân sự trên trung bình, 3 điểm.

Nhân sự của Đông Á Bank đa số là người lớn tuổi, chưa quan tâm làm trẻ hoá đội ngũ nhân viên để thay đổi phong cách phục vụ. Năm 2010, Đông Á Bank tổ chức được 181 khoá học với 7.246 cán bộ tham gia, được chấm 2 điểm.

Còn ACB trong năm 2010 tổ chức được 226 lớp học với 13.295 học viên tham gia, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, có số lượng nhân viên qua ngân hàng khác làm việc rất đông, chủ yếu do bất mãn về tiền lương thấp, chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển, gần đây ngân hàng mới bắt đầu điều chỉnh, được chấm 2 điểm.

SacomBank là NHTM đã phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn tại Việt Nam: Visa, American Express, MasterCard, JCB... Hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam, là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn tại Việt Nam, là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam, là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ. Liên tiếp trong 8 năm liền: từ năm 1996 đến năm 2003 được công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế. Được chọn lựa làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam. Tác giả đánh giá VietcomBank phản ứng tốt, 4 điểm.

Tính đến nay, MSB đã đưa ra 27 sản phẩm dịch vụ mới, với nhiều tiện ích đa dạng phù hợp như: Dịch vụ gửi/nhận tin nhắn tự động BSMS, dịch vụ hợp đồng tương lai hàng hoá, thanh toán hoá đơn... MSB cũng đẩy mạnh dịch vụ thanh toán lương tự động, kết nối thanh toán thẻ với Banknetvn, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Internetbanking, Phonebanking, Homebanking, liên kết với Western Union thực hiện chuyển tiền quốc tế... Không chỉ dừng lại ở những dịch vụ trên, sắp tới MSB còn triển khai 2 kênh phân phối hiện đại là click - call (dựa trên nền tảng internet và kênh phân phối qua điện thoại) kết hợp bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ khác theo mô hình "one stop service"(dịch vụ một cửa). MSB phản ứng tốt, 4 điểm.

Năm 2008 cũng là năm toàn hệ thống Đông á bank có nhiều nỗ lực nhất trong việc triển khai việc phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ giá trị gia tăng như: gửi và rút tiền nhiều nơi, huy động tiết kiệm bảo đảm giá trị theo vàng; xây dựng thành công chương trình kết nối Đông Á Bank với các Công ty chứng khoán. Ngoài ra, Đông Á Bank còn phát triển các sản phẩm Mobile Banking: BSMS banking, Vntopup, chuyển tiền qua BSMS (dịch vụ A Transfer).Đông Á Bank phản ứng trên trung bình, 3 điểm.

Sản phẩm dịch vụ của ACB chưa đa dạng, chỉ là một phần nhỏ trong thu nhập, thu nhập chính của ACB là lãi từ hoạt động tín dụng. Tác giả đánh giá VietinBank phản ứng trên trung bình, 3 điểm.

(10)Kinh doanh đối ngoại:

SacomBank là ngân hàng có kinh doanh đối ngoại tốt nhất trong hệ thống ngân hàng ở Việt nam. Tác giả đánh giá 4 điểm.

Đông Á Bank là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 800 ngân hàng đại lý tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến cuối 2003. Là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002; là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hồ chí minh (maritime bank HO CHI MINH) đến 2015 (Trang 82 - 99)