Đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nớc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở thành phố hà nội (Trang 74 - 81)

Kết luận chương

3.2.1. Đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nớc.

* Nhà nớc phải tạo hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, cụ thể để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, mọi lĩnh vực hoạt động đều xuất phát theo luật (Luật Doanh nghiệp, Luật Thơng mại, Luật Cạnh tranh...), ngoài ra doanh nghiệp không còn ràng buộc gì nữa. Với mục tiêu nh vậy cần nhanh chóng xây dựng bộ máy làm luật một cách chuyên nghiệp, tránh tình trạng luật quy định

chung chung dẫn đến chức năng, thẩm quyền của các bộ ngành cũng không rõ ràng và hậu quả là sự quản lý chồng chéo của các cơ quan Nhà nớc.

Thực tế hiện nay cho thấy, doanh nghiệp nhà nớc bị chi phối bởi nhiều cơ quan quản lý nhà nớc, cho nên phải chờ đợi xin ý kiến trình duyệt làm hạn chế sự năng động, tự chủ của doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới, trên cơ sở nội dung cuộc họp thành viên Chính phủ ngày 10/9/2002 về xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các Bộ, ngành, Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cần định rõ chức năng thẩm quyền của các Sở, ban, ngành tránh tình trạng quản lý chồng chéo nh hiện nay. Các doanh nghiệp nhà nớc thuộc ngành công nghiệp do 18 cơ quan quản lý khác nhau, các doanh nghiệp nhà nớc thuộc ngành thơng mại do 22 cơ quan quản lý ).

Đồng thời đề nghị Chính phủ sớm xem xét cho phép Hà Nội thí điểm việc xoá bỏ phân cấp quản lý doanh nghiệp nhà nớc Trung ơng và doanh nghiệp nhà nớc địa phơng trên địa bàn. Sớm đa vào thực tiễn nguyên tắc các doanh nghiệp bất luận của ai, ở đâu, làm gì đều chỉ tuân theo luật doanh nghiệp, và các hoạt động pháp luật nhà nớc nói chung, duy nhất. Ngoại trừ những doanh nghiệp nhà nớc đặc biệt, còn lại giao cho Thành phố quản lý thống nhất và Thành phố thực hiện các khoản thu ngân sách nhà nớc nộp Trung ơng theo phân cấp mới.

Bên cạnh đó đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội phải điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của một số sở. Công việc thuộc trách nhiệm chính của sở nào thì sở đó phải chủ động phối hợp với các sở khác để giải quyết những vấn đề có liên quan. Mỗi việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì có trách nhiệm, kiên quyết khắc phục tình trạng giao việc cho nhiều cơ quan và việc ra quyết định phải theo cơ chế thoả thuận hạn chế hiệu quả của quyết định nh trớc đây.

* Trên cơ sở chủ trơng, chính sách, luật chung cho cả nớc, Thành phố Hà Nội cần nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị với Trung ơng nhằm góp phần

phép Hà Nội có đợc những cơ chế, chính sách pháp lý phù hợp để Hà Nội chủ động vận dụng một cách linh hoạt, thích hợp với vị thế Thủ đô.

Trớc mắt cần nghiên cứu để hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nớc để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nớc thực sự là chủ thể kinh tế, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Qua vận hành một số mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nớc địa phơng ở Hà Nội đã đợc triển khai nh: mô hình doanh nghiệp nhà nớc có Hội đồng quản trị đợc áp dụng với Tổng công ty Đầu t và Phát triển nhà, mô hình doanh nghiệp nhà nớc không có Hội đồng quản trị áp dụng với các doanh nghiệp nhà nớc độc lập, doanh nghiệp nhà nớc thành viên của Tổng công ty đang bộc lộ những mặt hạn chế, ảnh hởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cha đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn.

Đặc biệt, mô hình tổ chức Liên hiệp xí nghiệp nh Liên hiệp xe đạp xe máy, Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội còn nhiều vấn đề phải bàn. Các Liên hiệp xí nghiệp hiện nay của Hà Nội. Chủ yếu thành lập dựa trên tập hợp các doanh nghiệp nhà nớc, cha thực sự là một thể thống nhất, cha phát huy đợc sức mạnh tổng hợp của toàn Liên hiệp xí nghiệp, cha đạt mục tiêu đề ra là khắc phục tình trạng hoạt động rời rạc của các doanh nghiệp thành viên, tạo sự liên kết về kinh tế gắn bó về lợi ích, thị trờng... trong nội bộ liên hiệp.

Thời gian qua, Nhà nớc đã cho phép thí điểm áp dụng mô hình tổ chức “Công ty mẹ - Công ty con” đối với doanh nghiệp nhà nớc độc lập thuộc một số bộ. Nhìn tổng thể mô hình này có nhiều điểm tiến bộ so với các mô hình doanh nghiệp nhà nớc khác, đặc biệt khác hẳn về bản chất với mô hình Tổng công ty và Liên hiệp xí nghiệp.

Thứ nhất, khắc phục đợc hạn chế của mô hình Tổng công ty đang áp dụng từ mô hình “ bao khoai tây” sang mô hình “mạng lới” các quan hệ bớc đầu đi

vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính chất hành chính, mệnh lệnh, thu nộp.

Thứ hai, mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” cho phép kết hợp một cách hài hoà các loại hình sở hữu trong phạm vi một doanh nghiệp. Giữa các loại hình doanh nghiệp nhà nớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có sự đan xen với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Khả năng chi phối của doanh nghiệp nhà nớc đối với các thành phần kinh tế khác đợc duy trì. Trên cơ sở vốn, thị trờng, khoa học công nghệ... Việc mở rộng mô hình này là hớng quan trọng để tạo ra môi trờng kinh doanh bình đẳng, tiến tới các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sẽ hoạt động theo một bộ luật doanh nghiệp thống nhất ở n- ớc ta.

Vì vậy, trong thời gian tới qua kinh nghiệm ở một số bộ ngành nh mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” của công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (gọi tắt là Constrexim) thuộc Bộ xây dựng, Hà Nội cần khẩn trơng thực hiện thí điểm sau đó rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” mà trớc tiên là các doanh nghiệp nhà nớc ở một số ngành: xây dựng phát triển nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng và một số liên hiệp:

+ Liên hiệp xe đạp - xe máy Hà Nội

+ Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Thành phố Hà Nội

- Là trung tâm lớn, quan trọng về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nớc, Hà Nội cần sớm và chủ động đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, và do đó các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nớc địa phơng của Hà Nội nói riêng sẽ đứng trớc nhiều cơ hội và thách thức lớn. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện để doanh nghiệp có t cách pháp lý độc lập để tham dự đấu thầu các dự án quốc tế là cực kỳ quan trọng.

Để đạt đợc điều này một trong những giải pháp là chuyển đổi doanh nghiệp nhà nớc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Khi chuyển doanh nghiệp nhà nớc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ đạt đợc những điểm tiến bộ sau:

- Nhà nớc quan hệ với doanh nghiệp chuyển đổi với t cách là chủ đầu t vốn, nên quản lý doanh nghiệp trên cơ sở giá trị, thay vì quản lý cả về hiện vật và giá trị nh hiện nay. Vì vậy, có thể tách bạch đợc giữa chủ sở hữu và ngời quản lý doanh nghiệp, hạn chế sự tuỳ tiện của chủ sở hữu vốn đối với việc rút vốn, điều chuyển với thu hồi lợi nhuận.

- Chủ sở hữu công ty là một tổ chức, nên quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu tập trung vào một tổ chức, khắc phục đợc tình trạng có nhiều đại diện sở hữu, nhng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đầy đủ đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Do quy định rõ chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ nên hạn chế tình trạng trách nhiệm vô hạn hiện nay của nhà nớc đối với các thua lỗ của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp sau chuyển đổi đợc tổ chức quản lý theo 2 mô hình: + Mô hình Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc).

+ Mô hình Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc)

Khác với Tổng công ty, Hội đồng quản trị của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cơ quan quyền lực thực sự. Trong đó, điểm khác biệt nổi bật là hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị dới 50% tổng giá trị đợc ghi trong sổ kế

toán, quyết định biên chế bộ máy quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định mức lơng đối với Tổng giám đốc, quyết định thành lập công ty con..

- Tuy nhiên việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nớc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Hà Nội cần lu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, vốn điều lệ đợc xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu thực có theo sổ kế toán tại doanh nghiệp và số vốn chủ sở hữu cam kết bổ xung thêm (nếu có). Đối với các ngành nghề mà pháp luật quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không thấp hơn vốn pháp định.

Trờng hợp bổ sung thêm vốn thì phải ghi rõ số vốn bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung. Trờng hợp chủ sở hữu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh. Vì vậy, Thành phố phải chuẩn bị nguồn tài chính để đầu t vốn điều lệ cho các doanh nghiệp chuyển đổi.

Thứ hai, trớc khi quyết định việc chuyển đổi, Thành phố cần chỉ đạo cho các Sở, ban, ngành tiến hành phân loại doanh nghiệp do mình quản lý, xác định rõ các nguồn vốn, và tiến hành sắp xếp doanh nghiệp trực thuộc để tránh tình trạng chuyển đổi một cách tràn lan và khi chuyển sang công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên thì vốn ngân sách nhà nớc đợc uỷ quyền sở hữu cho một đơn vị. Nh vậy mới bảo đảm yêu cầu “một chủ”.

Thứ ba, chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên rất cần thiết chế độ uỷ quyền cá nhân. Những cá nhân thay mặt Nhà nớc trong doanh nghiệp phải là những công chức đặc biệt: vừa trung thành với lợi ích nhà nớc, vừa phải có tài tổ chức quản lý và kinh doanh. Do vậy cơ chế tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ phải đợc lựa chọn thực thi nhằm vào mục tiêu đó. Chính ở điểm này chúng ta càng thấy vấn đề con ngời đặc biệt quan trọng để vận dụng đúng mục đích đầu t vốn dới hình thức sở hữu Nhà nớc. Nếu chúng ta không bồi dỡng đào tạo,

sàng lọc để có đợc những con ngời đó trong tay thì triển vọng sở hữu Nhà nớc trở thành vô chủ là không tránh khỏi.

Thứ t, vì doanh nghiệp sau chuyển đổi hoạt động có thể xuất hiện các xung đột pháp lý (ví dụ: Tổng công ty Đầu t và Phát triển nhà là chủ sở hữu của doanh nghiệp thành viên sau chuyển đổi, theo Luật Doanh nghiệp thì có quyền rộng hơn, nhng mặt khác Tổng công ty vẫn đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nớc nên quyền hạn và trách nhiệm hạn chế hơn và không tơng thích theo Luật Doanh nghiệp). Vì vậy cần rà soát là sửa đổi lại các qui định này cho phù hợp.

Theo quan điểm cá nhân, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ơng Đảng (Khoá VIII) đã nên rõ: “ Chuyển các doanh nghiệp nhà nớc hoạt động kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, bổ xung hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một thành viên sáng lập viên để áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh 100% vốn nhà nớc” . Nh vậy đối tợng doanh nghiệp chuyển đổi là doanh nghiệp mà Nhà nớc quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ, và doanh nghiệp nhà nớc sau chuyển đổi sẽ đợc tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Do đó, Chính phủ cần sớm nghiên cứu, sửa đổi để các doanh nghiệp đều hoạt động theo một luật chung là Luật Doanh nghiệp.

Thứ năm, việc chuyển doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là vấn đề lớn và phức tạp, cha có tiền lệ ở nớc ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Phạm vi thực hiện bao gồm một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp nhà nớc, doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, liên quan tới việc điều chỉnh quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều Sở, ban, ngành, tổ chức Đảng, đoàn thể, của bộ máy quản lý doanh nghiệp và ngời lao động. Vì vậy để bảo đảm bớc đi vững chắc trong chuyển đổi, cần tiến hành

quá trình chuyển đổi theo 2 giai đoạn: giai đoạn thí điểm và giai đoạn triển khai ở qui mô rộng sau thí điểm.

- Giai đoạn thí điểm: áp dụng với một số doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh tốt trong ngành thơng mại, cơ khí.

- Giai đoạn mở rộng qui mô sau thí điểm: sẽ áp dụng với các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chủ lực và xây dựng.

Nhng hiện nay ở Thành phố Hà Nội, theo “tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nớc và Tổng công ty nhà nớc” theo Quyết định 58/2002/QĐ- TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tớng. Nghị định 63/2002/NĐ-Chính phủ ngày 14/9/2001 về chuyển doanh nghiệp nhà nớc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì số lợng doanh nghiệp nhà nớc có thể áp dụng mô hình này không nhiều (chỉ 7 doanh nghiệp) và nếu có vận dụng vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp nhà nớc địa phơng ở Hà Nội thì số lợng doanh nghiệp nhà nớc chuyển đổi theo mô hình này cũng chỉ khoảng 40 doanh nghiệp.

Do đó, việc “công ty hoá” các doanh nghiệp nhà nớc, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ là một trong các giải pháp để đổi mới khu vực doanh nghiệp này. Vì vậy, bên cạnh việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nớc cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp khác nh đẩy mạnh cổ phần hoá, thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở thành phố hà nội (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w