Đối với nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Chiến lược tiêu thụ và phát triển sản phẩm thức ăn gia cầm của công ty TNHH GUYOMARC'H VN (Trang 65 - 68)

Hiện nay ngành thức ăn chăn nuôi là một trong những ngành có đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Nó thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nông nghiệp phát triển. Trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều cố gắng để đưa ra các chính sách phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, việc giải quyết các chính sách đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển hơn nếu giảm được các vấn đề sau:

- Cần có sự điều chỉnh chính sách thuế và tiêu chuẩn hàng nhập khẩu cho hợp lí:

Xiết chặt qui định về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm thịt nhập khẩu, nhằm tạo thị trường cạnh tranh công bằng về giá thịt trong nước.

Có chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hợp lí. Tránh tình trạng các doanh nghiệp bị đánh thuế chồng chéo ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất và đóng góp cho ngân sách theo đúng luật định đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cả hai bên, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp:

Tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như

Công ty TNHH Guyomarc‟h - VN. Môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các công ty yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy lợi thế của mình. Tránh tình trạng ưu tiên doanh nghiệp nhà nước dẫn đến độc quyền sản xuất, mua, bán sản phẩm, làm mất ổn định nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Ưu đãi về tín dụng và mua USD:

Lãi suất cho vay của ngân hàng có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước. Với một mức lãi suất hợp lí sẽ kích thích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Bởi vì nó giúp các doanh nghiệp vay vốn hạ được chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm kích thích tiêu dùng, tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Ngoài ra nhà nước cần có chính sách vay vốn thông thoáng tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách nhanh nhất, giúp họ nắm bắt được cơ hội kinh doanh.

Khó khăn trong việc mua USD từ ngân hàng để nhập khẩu nguyên liệu là vấn đề nan giải của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập vào cũng như giá thành sản phẩm.

- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu:

Việt Nam là nước nông nghiệp, sông ngòi chằng chịt và bờ biển dài thuận lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản nhưng nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi như: bắp, đậu nành, bột cá không cung cấp đủ nhu cầu sản xuất, do đó gần như nguyên liệu phải nhập khẩu. Điều này đẩy giá thành sản phẩm lên cao do các chi phí nhập khẩu, hải quan, vận chuyển. Vì vậy, nếu quy hoạch vùng trồng nguyên liệu cung cấp chế biến thức ăn chăn nuôi được mở rộng đủ cung cấp nhu cầu trong nước sẽ giảm được chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp đồng nghĩa giảm giá thành sản phẩm giúp nhà chăn nuôi phát triển.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Guyomarc‟h - VN được trực tiếp tìm hiểu thị trường cùng các nhân viên quản lý, tôi càng hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm hay đầu ra của doanh nghiệp. Sản phẩm tung ra thị trường không phải lúc nào cũng được thị trường chấp nhận, chỉ có những sản phẩm mà “thượng đế” có cầu thì mới chấp nhận. Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp ngày càng phát triển song cũng có những doanh nghiệp chết dần do không đẩy mạnh được việc tiêu thụ, làm nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn hẹp, hạn chế khả năng quay vòng vốn dẫn tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp và phá sản. Vậy giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Để tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm của mình, một trong các giải pháp được giới thiệu là: tăng cường công tác nghiên cứu thị trường ; tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị trường hiện có phát triển thị trường mới ; đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành cạnh tranh hơn, hoàn thiện khâu cung ứng hàng hoá; nâng cao kỹ năng chuyên môn, giải quyết vấn đề của tập thể nhân viên. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Đây sẽ là cơ sở để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Bình (2008). “Quản lý chuỗi cung ứng”. NXB Tp.HCM 2. Nguyễn Thị Liên Diệp (2008). “Quản trị học”. ĐHKT Tp. HCM

3. Dương Ngọc Dũng (2008). “Chiến lược cạnh tranh”. Theo lý thuyết Michael E. Porter. NXB TP.HCM

4. Phạm Văn Dược (2008). “Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh”. ĐHKT Tp.HCM

5. Trần Thị Ý Nhi, Nguyễn Đình Hòa, Đỗ Thị Thanh Phương (2008). “Giáo trình Quản trị Doanh Nghiệp”. ĐHQG Tp. HCM

6. Ngô Công Thành (2009). “Marketing và quản trị”. NXB Hà Nội

7. Nguyễn Văn Thành (2007). “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cố phần giấy Hưng Yên”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. http://tailieu.vn

8. Trần Thị Ngọc Trang, Trần Văn Thi (2009). “Quản trị kênh phân phối”. NXB TP.HCM

Một phần của tài liệu Chiến lược tiêu thụ và phát triển sản phẩm thức ăn gia cầm của công ty TNHH GUYOMARC'H VN (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)