Tỷ số hoạt động

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài chính tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK khóa luận tốt nghiệp (Trang 25)

- Tỷ số hoạt động giúp ta đánh giá một cách khái quát tình hình luân chuyển từng loại vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Số vòng quay tồn kho

- Vòng quay hàng tồn kho là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần (hoặc gía vốn hàng bán) với giá trị bình quân hàng tồn kho trong kỳ.

- Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu.

Số vòng quay tồn kho = Doanh thu thuần

Hàng tồn kho bình quân Trong đó:

- Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay hàng hoá bị trả lại. - Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dỡ dang, thành phẩm, hàng hóa...

- Vòng quay tồn kho càng cao cũng chứng tỏ (số ngày cho 1 vòng ngắn) càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quay cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.

Hệ số quay vòng các khoản phải thu:

- Hệ số quay vòng các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Khoản phải thu bình quân

- Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng.

Kỳ thu tiền bình quân

- Kỳ thu tiền bình quân là khoản thời gian bình quân mà doanh nghiệp phải chờ đợi sau khi bán hàng để nhận được tiền hay nói cách khác là số ngày mà doanh thu tiêu thụ bị tồn dưới hình thức khoản phải thu. Tỷ số này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán, được xác định bởi công thức:

Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu * 360 ( ngày )

Doanh thu bán chịu

Trong đó:

- Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp.

- Hệ số trên về nguyên tắc càng thấp càng tốt; tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.

Hiệu suất sử dụng vốn

- Hiệu suất sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định.

- Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng tài sản cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Được xác định bởi công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân

Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao hơn so với tài sản cố định.

Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động

- Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hoặc không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hoặc không hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình qun

Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản

- Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay một đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần

1.4.4.4. Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh

- Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Những số liệu cần thiết cho việc đánh giá chức năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Các tỷ số: tỷ lệ lãi gộp, doanh lợi tiêu thụ… là những tỷ số đánh giá quá trình sinh lợi của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lãi gộp

- Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, đây là khía cạnh quan trọng gíup doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh.

Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp

Doanh thu thuần Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Doanh lợi tiêu thụ

-Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Công thức tính toán được thiết lập như sau:

Doanh lợi tiêu thụ = Lãi gộp

Doanh thu thuần

Trong đó:

- Lợi nhuận thuần là khoản lãi ròng sau khi đã trừ hết các chi phí, nộp thuế lợi tức (còn gọi là lợi nhuận sau thuế).

- Tỷ số này được đánh giá là tốt, phản ánh chất lượng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm độc quyền thường từ 10 – 15%.

Doanh lợi tài sản

- Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của tài sản được đầu tư, hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư.

Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận thuần *100% Tổng tài sản

Doanh lợi vốn tự có

- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.

Công thức tính toán như sau:

Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận thuần *100%

Vốn chủ sở hữu binh quân

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng phản ánh tính hiệu quả của lợi nhuận sinh ra từ vốn hoạt động. Tỷ số này càng cao nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả.

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng = Lợi nhuận sau thuế *100%

CHƯƠNG II :

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH NIDEC TOSOK

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

NIDEC TOSOK được thành lập dưới hình thức hợp tác liên doanh giữa tư nhân Việt Nam và đối tác nước ngoài (Nhật Bản).Công ty hoạt động theo giấy phép đầu tư số : 65/ GP -KCN-HCM cấp ngày 03/ 10 / 2000 có :

- Tên đơn vị : Công ty liên doanh NIDEC TOSOK - Tên giao dịch : NIDEC GROUP COMPANY

- Địa chỉ : Đường 16 Khu Chế Xuất Tân Thuận – Quận 7

- Điện thoại : 837700026 – 837700027 - Fax : 837700024

- Mã số thuế : 0301471355 - 0 - Số tài khoản : 1901311300052

- Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mạc Thị Bưởi – chi nhánh KCN Tân Bình

- Thời gian hoạt động của công ty : 17 (Mười bảy năm kể từ ngày được cấp giấy phép

đầu tư )

- Vốn pháp định của công ty : 400.000 Đô La Mỹ (USD) + Phía tư nhân Việt Nam đóng góp : 35 %

+ Phía đối tác Nhật Bản đóng góp : 65 %

- Mặc dù công ty được thành lập chưa lâu nhưng trong suốt mấy năm qua, kết quả hoạt động của công ty đã có rất nhiều khả quan cộng với sự đoàn kết, cố gắng, nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên, công nhân đang hướng tới mục tiêu xây dựng NIDEC TOSOK ngày một lớn mạnh hơn. Với sự đoàn kết đồng lòng mà không phải đơn vị nào cũng có, hi vọng rằng công ty NIDEC TOSOK sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra.

2.2. Nhiệm Vụ và Chức Năng

2.2.1. Nhiệm vụ

- Công ty liên doanh NIDEC TOSOK là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức liên doanh giữa tư nhân Việt Nam và đối tác nước ngoài.

Công ty thành lập nhằm :

+ Để hoạt động và duy trì vốn có hiệu quả trong phát triển sản xuất kinh doanh. + Tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động .

+ Tổ chức điều hành, thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với định kỳ và phát triển của công ty để đơn vị ngày càng lớn mạnh .

2.2.2. Chức năng hoạt động kinh doanh

- Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất , gia công, trang trí các mặt hàng thủy tinh, pha lê cao cấp.

2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp 2.3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty

Sơ Đồ 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty

2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Các thành viên của ban Giám Đốc công ty bao gồm :

 Ông Trần Đăng Vinh Tổng Giám Đốc (miễn nhiệm năm 2003)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT CÁC XƯỞNG SẢN XUẤT PHÒNG BẢO VỆ PHỤC VỤ VẼ TRANG TRÍ KHẮC MAI RÙA KCS MÀI TAY

 Ôâng Đào Tuấn Khanh Phó Tổng Giám Đốc thứ nhất

 Ơng Nguyễn Thành Thái Kế Toán Trưởng

Hội Đồng Quản Trị: Gồm 3 thành viên. HĐQT là cơ quan lãnh đạo cao nhất tại công ty, có nhiệm vụ đề ra các quyết định thuộc tầm vĩ mô như các chính sách, chủ trương, phương hướng họat động sản xuất kinh doanh và giao cho giám đốc.

Hội Đồng Quản Trị còn có nhiệm vụ rà soát, kiểm tra quá trình thực hiện của giám đốc, có quyền định nhân sự cấp cao của công ty từ chức vụ phó giám đốc công ty trở lên.

Ban Giám Đốc : gồm 2 người Giám Đốc(GĐ) và cố vấn tư vấn (CVTV)

Giám Đốc : Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước HĐQT và nhân viên, công nhân công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Giám Đốc cũng có trách nhiệm đề ra các phương án sản xuất kinh doanh, hoạch định kế hoạch, thị trường và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho các bộ phận cấp dưới.

- Giám Đốc chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tổ chức cán bộ, đề bạt, tăng lương, khen thưởng, theo điều lệ và nghị quyết của HĐQT công ty.

- Giám Đốc cũng phụ trách công tác đối ngoại với cơ quan ban ngành và các đơn vị liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.

Cố Vấn Tư Vấn : cố vấn pháp luật cho công ty và phụ việc cho giám đốc , phó giám đốc.

Phó Giám Đốc : Giúp đỡ Giám Đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm về việc quản lý nhân sự, giải quyết nội bộ thuộc hành chính. Đồng thời Phó Giám Đốc cũng chịu trách nhiệm quản lý sản xuất chung trong công ty cùng với phòng kỹ thuật sản xuất .

Phòng Kế Toán ;

- Giúp Giám Đốc công ty trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của công ty để đưa công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất theo nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị công ty đưa ra.

Tổ chức thực hiện hoạch toán chế độ tài chính theo đúng quy định của luật pháp nhà nước Việt Nam, điều lệ của công ty về chế độ hoạch toán, kế toán, thống kê .

- Ghi chép phản ánh trung thực số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền, vốn, kinh phí của công ty.

- Cung cấp các số liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phân tích các hoạt động kế toán tài chính.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý, năm. - Chấp hành chế độ nộp thuế và các nghĩa vụ đối với nhà nước .

Phòng Hành Chính :

- Nhận và chuyển công văn, email.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ nhân viên công ty.

- Dự thảo, biên soạn các quy chế, nội quy, thoả ước lao động. - Tổ chức tuyển dụng nhân viên, công nhân công ty .

Phòng Kỹ Thuật:

- Cùng với Phó Giám Đốc tổ chức điều hành và quản lý sản xuất trong các tổ sản xuất trong công ty.

- Điều động, bố trí, sử dụng lao động hợp lý.

- Cải tiến quy trình công nghệ nâng cao năng suất lao động cho từng người và cho từng bộ phận.

- Xây dựng định mức vật tư kỹ thuật, định mức khoán sản phẩm.

- Quản lý, kiểm tra công tác chất lượng hàng,vật tư, bảo dưỡng máy móc thiết bị , dây

chuyền sản xuất trong công ty.

Phòng Bảo Vệ :

- Thực hiện chức năng kiểm soát , bảo vệ mọi tài sản công ty , đồng thời hướng dẫn công nhân chấp hành nội quy công ty.

Bộ Phận Phục Vụ :

- Phục vụ cho công tác quản lý chăm lo bữa ăn cho toàn bộ nhân viên , công nhân trong công ty.

Các Xưởng Sản Xuất:

- Triển khai tổ chức sản xuất sản phẩm theo kế hoạch của giám đốc, giao đến từng công nhân sản xuất , kiểm tra chất lượng từng công đoạn sản phẩm .

- Hướng dẫn đào tạo công nhân trong quá trình sản xuất , phân công lao động , bảo dưỡng máy móc, thiết bị , vật tư, hàng hoá trong quá trình sản xuất.

- Chấp hành tốt chế độ an toàn lao động.

2.4. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Đối thủ cạnh tranh của công ty trong nước hiện nay chủ yếu là những đơn vị nhỏ

tạo nên nhiều đơn vị trong nước chưa nắm bắt được quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.

- Do đó đối với mặt hàng mới là thủy tinh và pha lê cao cấp, thì đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất pha lê thì sản phẩm của họ làm ra chưa đạt được tiêu chuẩn là mặt hàng pha lê cao cấp. Nhưng đối với công ty do tiếp thu được trình độ sản xuất của nước ngoài nhất là các đối tác, nên việc sản xuất ra các sản xuất ra các mặt hàng bằng thủy tinh và pha lê cao cấp luôn đạt chuẩn của quốc tế đề ra.

- Tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài công ty vẫn chưa cạnh tranh lại với những công ty bản địa vì sản phẩm, mẫu mã của họ đa dạng hơn sản phẩm của công ty xuất khẩu qua đó.

2.5. Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm 2.5.1. Quy trình sản xuất 2.5.1. Quy trình sản xuất

- Quy trình sản xuất của công ty diễn ra một cách bài bản, cẩn thận; sản phẩm muốn có phải qua nhiều khâu phức tạp và quan trọng. Qua đó cho thấy sản phẩm của công ty muốn hoàn thành phải qua nhiều khâu quan trọng, không phải đơn giản như nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ khác.

( Vàng, Mạ Bạch Kim )

Sơ Đồ 2.2: Sơ Đồ Sản Xuất Thủy Tinh Pha Lê

Bán Thành Phẩm Vẽ Trang Trí Lò Hấp

- Bán thành phẩm trước tiên phải được trang trí sao cho đẹp mắt, bằng cách dát thêm vàng hay mạ bạch kim cho bán thành phẩm. Nhưng để cho miếng vàng hay bạch kim

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài chính tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK khóa luận tốt nghiệp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)