Tình hình và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài chính tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK khóa luận tốt nghiệp (Trang 42)

3.3.1.1. Khả năng hoạch toán nợ ngắn hạn

Bảng 3.5 : Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1. Nợ ngắn hạn 5,640,189,307 11,262,,031,849 99.7% 2. TSLĐ 2,805,961,722 11,650,506,884 300% 3. Hàng tồn kho 2,086,158,080 10,721,173,415 414% 4. Tiền 304,718,262 179,895,322 -41% 5. Khoản phải thu 375,171,783 603,609,918 60.9% 6. Hệ số khả năng TTHH (lần)=(2)/ (1) 0.497 1.034 108% 7. Hệ số khả năng TTN(lần)=[(2)-(4)]/ (1) 0.128 0.0825 -35.5% 8. Hệ số khả năng TTBT(lần)=[(5)-(4)- (6)]/ (1) 0.061 0.0289 -52.6%

Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán hiện hành ở đầu năm là 0.497 <1 là không tốt, khả năng thanh toán hiện hành ở đầu năm là không có nhiều bởi do doanh nghiệp chưa có lãi nhiều mà còn phải trả thêm nợ ngắn hạn. Nhưng càng về cuối năm thì khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 1.034 >1, cho thấy được rằng doanh nghiệp đã có khả năng thanh toán hiện hành đối với khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh

Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán nhanh ở đầu năm là 0.128 và vào cuối năm thì giảm còn 0.0825. Qua đó ta thấy được rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp ở đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn < 0.5; cho thấy doanh nghiệp không bán hết hàng ( tồn kho nhiều ) thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

Khả năng thanh toán bằng tiền

Qua số liệu so sánh, cho thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền ở đầu năm là 0.061 và vào cuối năm là 0.0289, tất cả đều nhỏ hơn 0.5 là hệ số hợp lý nhất. Qua đó ta thấy được rằng nếu bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu ở đầu kỳ, cuối kỳ thì số tiền mặt của doanh nghiệp không có được nhiều để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cũng đảm bảo rằng nếu doanh nghiệp không bán hết hàng và thu các khoản nợ thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

3.3.1.2. Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Bảng 3.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch

1. Lãi trước thuế 85,667,550 165,722,855 93.4% 2. Lãi nợ vay 398,461,276 1,431,626,695 259.3% 3. Hệ số khả năng

thanh toán tiền lãi vay = [(1)+(2)]/(2)

Qua số liệu phân tích cho thấy hệ số khả năng trả tiền lãi vay của năm 2009 là 1.21< 2

,năm 2008 là 1.1<2, bởi vì hệ số 2 là hệ số thích hợp của 1 doanh nghiệp làm ăn có lãi ;

nếu hệ số của doanh nghiệp mà nhỏ hơn 2 thì khả năng trả tiền lãi vay của doanh nghiệp là rất thấp. Do đó ta thấy được qua 2 năm khả năng thanh toán nợ dài hạn còn rất chậm, cho thấy công ty làm ăn chưa có lãi nhiều.

3.3.2. Phân tích tỷ số hoạt động

3.3.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày bình quân của 1 vòng quay

Bảng 3.7: Bảng phân tích lưu chuyển hàng tồn kho

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1. Giá vốn hàng bán 3,457,067,831 17,101,921,755 394.7%

2. Tri giá HTK BQ 2,325,718,519 6,403,665,745 175%

3. Số vòng quay

HTK(vòng) = (1)/(2) 1.48 2.67 80.4%

4.Thời gian 1 vòng quay

HTK=360 ngày/(3) 243 135 -44.4%

Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp đần năm là 1.48 vòng, cuối năm là 2.67 vòng, và số ngày bình quân của 1 vòng quay hàng tồn kho cuối năm ít hơn đầu năm là 98 ngày, tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn của doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp. Vì vậy sự tăng mạnh trong tốc độ lưu chuyển hảng tồn kho là do chính sách tồn

trữ của doanh nghiệp đã phù hợp hơn.

3.3.2.2. Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu bình quân Bảng 3.8: Bảng phân tích lưu chuyển khoản phải thu Bảng 3.8: Bảng phân tích lưu chuyển khoản phải thu

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1.Doanh thu HBC 4,753,259,577 22,803,863,860 379%

2.Nợ thu bình quân 187,585,892 301,804,959 60.9%

3.Số vòng quay các

KPTh(vòng)=(1)/(2) 25.3 75.6 198%

doanh thu HBC = 360 ngày/(3)

Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay các khoản phải thu vào năm 2008 là 25.3 vòng và năm 2009 là 75.6vòng, và số kỳ thu bình quân năm 2009 lại giảm hơn năm 2008 là 66.47%. Cho thấy được rằng các khoản phải thu luân chuyển chậm làm ảnh hưởng đến vốn luân chuyển của công ty, và kỳ thu bình quân của doanh thu bán chịu doanh nghiệp năm 2009 thấp hơn 2008 là 9.44kỳ/ lần gây khó khăn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp.

3.3.2.3 Số vòng quay các khoản phải trả

Bảng 3.9: Bảng phân tích luân chuyển các khoản phải trả

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1.Giá vốn hàng bán 3,457,067,831 17,101,921,755 394.7% 2.Doanh số mua hàng 6,913,857,281 25,736,937,080 272% 3.Bình quân khoản trả người bán 1,135,962,189 5,211,248,454 358% 4.Vòng quay KPT (vòng)=(2)/(3) 6.08 4.93 -18.9%

5.Thời gian quay 1 vòng

quay KPT=360 ngày/(4) 59 73 23.7%

Qua bảng phân tích cho thấy số vòng quay các khoản phải trả năm 2009 thấp hơn 2008 là 18.9%, còn thời gian để công ty trả nợ ở năm 2009 cao hơn năm 2008 là 23.7%.Tức là công ty đã gia tăng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cho mình quá lâu và sẽ làm cho uy tín của mình giảm sút. Trong thời gian tới công ty cần phải xem xét lại chính sách trả nợ để nay nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải trả, nhằm lấy lại uy tín của doanh nghiệp.

3.3.2.4. Số vòng quay toàn bộ vốn và vốn cố định

Bảng 3.10: Bảng phân tích luân chuyển toàn bộ vốn và vốn cố định

Đơn vị tính : VNĐ

1.Doanh thu 4,753,259.577 22,803,863,860 380%

2.Lợi nhuận bình quân 648,095,873 2,805,971,053 333%

3.Tổng vốn bình quân 5,398,395,670 8,526,778,945 58% 4.Vốn cố định bình quân 3,676,317,244 2,328,287,909 -36.7% 5.Vòng quay toàn bộ vốn (vòng)=(1)/(3) 0.88 2.67 203% 6.Tỷ lệ hoàn vốn=(2)/(3) 0.12 0.33 175% 7.Vòng quay VCĐ(vòng)=(1)/(4) 1.3 9.8 653% 8.Tỷ lệ sinh lời VCĐ=(2)/(4) 0.17 1.2 605%

Qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay toàn bộ vốn của doanh nghiệp năm 2009 cao hơn năm 2008 là 1.79 vòng , nó phản ánh được tình hình sản xuất của doanh nghiệp là rất tốt, với việc doanh thu đạt được của doanh nghiệp cao hơn hẳn tổng vốn bình quân của doanh nghiệp bỏ ra . Tỷ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp năm 2009 tăng mạnh hơn năm 2008 là 21%, cho thấy khoảng lợi nhuận của doanh nghiệp kiếm được trong năm đã được cải thiện nhiều.

Ngoài ra qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay vốn cố định của doanh nghiệp năm 2009 tăng cao hơn năm 2008 là 8.5 vòng , tỷ lệ sinh lời của vốn cố định cũng rất tốt do năm 2009 cao hơn năm 2008 là 605%. Do nhờ doanh thu đạt được hiệu quả cao qua việc quay vòng vốn có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận liên tiếp nhằm đẩy mạnh tỷ lệ sinh lời của vốn cố định lên cao hơn

3.3.3. Cơ cấu vốn

3.3.3.1. Tỷ lệ các khoản phải thu

Bảng 3.11: Bảng phân tích tỷ lệ các khoản phải thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1.Khoản phải thu 375,171,783 603,609,918 61%

2.Tổng nguồn vốn 10,796,791,341 17,053,557,893 58%

5.Tỷ lệ các khoản phải thu(lần)=(2)/(3)

Qua số liệu so sánh, cho thấy tỷ lệ các khoản phải thu ở năm 2008 của doanh nghiệp là 3,47 % và vào năm 2009 là 3,54 %. Ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2%, do doanh nghiệp chưa cần thêm nhiều vốn sản xuất và các khoản nợ ngắn hạn chưa cần trả gấp.

3.3.3.2. Các khoản nợ phải trả

Tổng nợ và từng khoản nợ

Bảng 3.12: Bảng tổng nợ và từng khoản nợ

Đơn vị tính : VNĐ

Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm

I. Nợ ngắn hạn 5,640,189,307 11,262,031,849 5,621,842,542

II. Nợ dài hạn 2,379,406,571 2,873,203,716 493,797,145

Tổng nợ 8,019,595,878 14,135,235,565 6,115,639,682

Qua bảng so sánh, cho thấy tổng nợ và từng khoản nợ của doanh nghiệp vào năm 2008 là 8,019,595,878 VND và vào năm 2009 là 14,135,235,565 VND. Ta thấy được rằng năm 2009 tổng nợ và từng khoản nợ của công ty ngày càng tăng so với năm 2008, chủ yếu tăng 6,115,639,682 VND. Bởi do doanh nghiệp mượn thêm tiền vào dịp cuối năm để gia tăng sản xuất, để kịp thời tung ra sản phẩm vào dịp cuối năm và khi đã có lải thì tiến hành trả nợ vào dịp đầu năm.

Tỷ số nợ phải trả và tỷ lệ tự tài trợ

Bảng 3.13: Bảng phân tích tỷ số nợ phải trả và tỷ lệ tự tài trợ

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1.Nợ phải trả 8,019,595,878 14,135,235,565 76,25% 2.Nguồn vốn CSH 2,777,195,463 2,918,322,328 5.08% 3.Tổng nguồn vốn 10,796,791,341 17,053,557,893 58% 4.Tỷ số nợ=(1)/(3) 0.74 0.83 12.2% 5.Tỷ lệ tự tài trợ(lần)=(2)/(3) 0.25 0.17 -32%

Qua số liệu so sánh, cho thấy tỷ số nợ phải trả ở đầu năm là 83% và vào cuối năm là 74%. Ta thấy càng về cuối năm thì tỷ số nợ của doanh nghiệp ngày càng tăng so với đầu năm, bởi do doanh nghiệp thường mượn thêm tiền để mở rộng sản xuất và trả các khoản nợ đến kỳ hạn. Nên tỷ số nợ phải trả của doanh nghiệp thường tăng là do doanh nghiệp làm ăn chưa có lãi nhiều và phải huy động vốn vào cuối năm, nên chậm trong việc trả các khoản nợ dài hạn .

Qua số liệu so sánh, tỷ suất tài trợ ở đầu năm là 25 % và vào cuối năm là 17%, cho thấy càng về cuối năm thì tỷ suất tài trợ của doanh nghiệp càng giảm so với đầu năm. Cũng giống như tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp, thì tỷ suất tài trợ của doanh nghiệp về cuối năm thường giảm, là do doanh nghiệp thường tập trung vốn để sản xuất vào cuối năm. Không giống như đầu năm thì cuối năm thường có nhiều lễ tết, nhất là tết tây và tết nguyên đáng nên nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng là rất cao. Doanh nghiệp thường thừa dịp này để gia tăng sản xuất tung nhiều mặt hàng mới ra thị trường, nhằm tạo thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn mặt hàng đẹp và rẻ của doanh nghiệp so với hàng nước ngoài.

Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu

Bảng 3.14: Bảng phân tích tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1.Nợ phải trả 8,019,595,878 14,135,235,565 76,25%

2.Nguồn vốn CSH 2,777,195,463 2,918,322,328 5.08%

5.Tỷ lệ nợ so với VCSH

=(1)/(2) 2.88 4.84 68% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng so sánh ta thấy được năm 2009 bên cạnh 1 đồng vốn chủ sở hữu có 4.84 đồng của các chủ nợ tham gia cùng, cao hơn năm 2008 là 1.96 đồng. Cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp chưa tốt hơn năm trước, chưa thuyết phục để các nhà đầu tư cho vay.

3.3.4. Các tỷ số về khả năng sinh lời

3.3.4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch

1.Lợi nhuận sau thuế 79,242,483 140,864,427 77.8%

2.VCSH bình quân 1,388,597,732 1,459,161,164 5.08%

3.Tỷ suất lợi nhuận trên

VCSH=(1)/(2) 5.7% 9.65% 69.3%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 3.95%, nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2009 mang lại 9.65 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2008 là 5.7 đồng lợi nhuận sau thuế.Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có hiệu quả.

3.3.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Bảng 3.16: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch

1.Lợi nhuận sau thuế 79,242,483 140,864,427 77.8%

2.Doanh thu thuần 4,753,259,577 22,803,863,860 380%

3.Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu=(1)/(2) 1.67% 0.62% -62.9%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 là 0.62% thấp hơn so với năm 2008 là 1.05%. Nói cách khác 100 đồng doanh thu thuần năm 2009 có 0.62 đồng lợi nhuận thấp hơn 1.05 đồng so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng mạnh, nhưng doanh thu thuần cũng tăng mạnh theo làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.

3.3.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Bảng 3.17: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch

1.Lợi nhuận sau thuế 79,242,483 140,864,427 77.8%

2.Tài sản bình quân 5,398,395,670 8,526,778,970 58%

tài sản=(1)/(2)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2009 là 1.65% tăng lên so với năm 2008 là 0.17%. Nói cách khác 100 đồng đầu tư tài sản vào năm 2009 thì đem lại 1.65 đồng, cao hơn năm 2008 là 0.17 đồng. Hệ số ROA tăng lên chứng tỏ hiệu quả sinh lời trên nguồn tài sản tăng lên.

3.3.4.4. Tỷ lệ lãi gộp

Bảng 3.18: Bảng phân tích tỷ lệ lãi gộp

Đơn vị tính : VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch

1.Lợi nhuận gộp 1,296,191,746 5,701,942,105 340%

2.Doanh thu thuần 4,753,259,577 22,803,863,860 380%

3.Tỷ lệ lãi gộp=(1)/(2) 27.3% 25% -8.4%

Tỷ lệ lãi gộp năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 2.3% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần giảm 2.3 đồng lãi gộp.Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp có tốc độ tăng 340%, đồng thời doanh thu thuần cũng tăng 380%. Điều này thể hiện tỷ lệ chi phí trong doanh thu tăng, chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty chưa có những bước cải thiện đáng kể.

3.3.4.5. Chỉ tiêu tính chung cho tài sản cố định

Bảng 3.19 : Bảng so sánh chỉ tiêu chung cho TSCĐ

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009

Theo tổng sản lượng 646 4897 Theo doanh thu 649 4912 Theo lãi 10,78 30,25

Sau khi so sánh hiệu quả sử dụng giữa năm 2008 so với năm 2009 theo cả ba tiêu chí : tổng sản lượng, doanh thu, lãi thỉ ta thấy qua năm 2009 hiệu quả sử dụng tăng rõ rệt.Điều

này cho thấy tài sản cố định năm 2008 vẫn chưa sử dụng hợp lý, chưa hết công suất tối

đa cho các tài sản cố định để lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

Bảng 3.20: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính qua hai năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Đánh giá

Khả năng thanh toán

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn 0.497 1.034 K

Tỷ lệ thanh toán nhanh 0.128 0.0825 X

Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 0.061 0.0289 X

Mức hoạt động

Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 25.3 75.6 X

Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1.48 2.67 K

Số vòng quay các khoản phải trả (vòng) 6.08 4.93 T

Số vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 0.88 2.67 K

Số vòng quay vốn cố định (vòng) 1.3 9.8 K

Các tỷ số nợ

Tỷ số nợ (%) 74 83 X

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2.88 4.84 X

Hệ số thanh toán lãi vay 1.21 1.1 X

Khả năng sinh lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ lãi gộp (%) 27.2 25 X

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1.67 0.62 X

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) 1.47 1.65 T

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (%) 5.7 9.65 T

Căn cứ vào bảng tổng hợp cũng như những phân tích tính toán ở trên, nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty chưa được khả quan cho lắm. Qua năm 2009, khả năng sinh lời của Công ty không cao và thấp hơn năm 2008, làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán đúng hạn.Khả năng thanh toán của công ty qua 2 năm chưa được tốt, vì công ty đang tích cực mở rộng sản xuất nên việc thanh toán tiền cho các nhà cung cấp chưa đúng hạn được.Công ty đang cố gắng gia tăng sản xuất để có thể thanh toán nợ đúng hạn cho đối tác, cụ thể trong 2 năm 2008 và 2009 số vòng quay các khoản phải trả đã giảm một các đáng kể, ngoài ra tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu cũng

tăng đáng kể tao điều kiện thuận lợi cho công ty trong tương lai gần có thể thanh toán nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài chính tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK khóa luận tốt nghiệp (Trang 42)