Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài chính tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK khóa luận tốt nghiệp (Trang 34)

2.5.1. Quy trình sản xuất

- Quy trình sản xuất của công ty diễn ra một cách bài bản, cẩn thận; sản phẩm muốn có phải qua nhiều khâu phức tạp và quan trọng. Qua đó cho thấy sản phẩm của công ty muốn hoàn thành phải qua nhiều khâu quan trọng, không phải đơn giản như nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ khác.

( Vàng, Mạ Bạch Kim )

Sơ Đồ 2.2: Sơ Đồ Sản Xuất Thủy Tinh Pha Lê

Bán Thành Phẩm Vẽ Trang Trí Lò Hấp

- Bán thành phẩm trước tiên phải được trang trí sao cho đẹp mắt, bằng cách dát thêm vàng hay mạ bạch kim cho bán thành phẩm. Nhưng để cho miếng vàng hay bạch kim dính vào thì bán thành phẩm phải đưa vào lò hấp để cho nó dính vào bán thành phẩm không bị rơi ra ngoài.

- Sau khi sản phẩm đã hoàn thành, sản phẩm được đưa qua bộ phận KCS để kiểm tra sản phẩm có mắc lỗi hay sai sót gì không để kịp thời chỉnh sửa. Nếu không có gì sai sót và đảm bảo dược chất lượng sản phẩm thì cho tiến hành nhập kho sản phẩm.

- Do công ty có nhà máy sản xuất tại chỗ nên những chi phí phát sinh ngoài dự kiến đều có thể kịp thời khắc phục được, và quy trình sản xuất luôn luôn đạt hiệu quả cao ,và tránh được nhiều lỗi không đáng có trong quá trình sản xuất.

2.5.2. Cung ứng sản phẩm

- Công ty phải tìm đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường tiêu thụ, và tuân theo những quy trình sau đây :

( Mài, Vẽ Trang Trí )

Sơ Đồ 2.3: Sơ Đồ Cung Ứng Sản Phẩm Thủy Tinh Pha Lê

- Cũng giống như quy trình sản xuất, bán thành phẩm cũng được trang trí cho đẹp bằng cách gia công như : mài, dũa, vẽ trang trí lên bề mặt thủy tinh hay viền xung quanh nhằm tạo ấn tượng cho sản phẩm của mình ; và sau đó tiến hành nhập kho .

Bán Thành Phẩm Gia Công Thành Phẩm Nhập Kho Xuất Bán Cho Đại Lý Xuất Bán Lẻ

- Để đưa sản phẩm của mình ra thị trường tiêu thụ, công ty sử dụng giải pháp là liên hệ với các đại lý bán sỉ và xuất bán số lượng lớn cho họ. Công ty còn có hình thức bán lẻ sản phẩm thông qua cửa hàng bán đồ thuỷ tinh pha lê ngay gần chợ Phạm Văn Hai , Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh .

2.6. Định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp

- Hiện nay công ty đang chú trọng phát triển thị trường trong nước, quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình sao cho người tiêu dùng trong nước biết đến sản phẩm của công ty có mẫu mã đẹp, và chất lượng cũng tương đương hàng nhập khẩu nước ngoài. - Bên cạnh mục tiêu là các mặt hàng sản phẩm của công ty sẽ được bày bán ở hầu hết các siêu thị trong nước. Ngoài ra, công ty cũng tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài, mà trọng tâm sẽ là một số nước ở châu Aâu .

- Hiện tại công ty đang từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ của mình ra rộng khắp cả nước, cùng với việc mở rộng nhà xưởng của mình sao cho việc sản xuất được thuận tiện hơn.

- Đối với thị trường nước ngoài nhất là thị trường châu Aâu đầy tiềm năng, công ty đang từng bước mở rộng hoạt động, bằng cách mở thêm chi nhánh của mình thông qua

các đối tác liên doanh là hai công ty ở Nhật.

- Nhưng trước tiên, công ty đang cố gắng mua thêm nhiều trang thiết bị mới để gia tăng sản xuất . Qua đó, cùng với việc mở rộng xưởng sản xuất, công ty sẽ tuyển thêm lao động có trình độ để nhằm phục vụ tốt cho công tác sản xuất .

2.7. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản 10,796,791,341 17,053,557,943

Tổng doanh thu 4,772,411,420 22,872,812,695

Tổng chi phí 1,247,816,143 5,697,220,848

Lợi nhuận trước thuế 85,667,550 165,722,855

- Trong 2 năm vừa qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định, doanh thu của công ty không ngừng tăng, qua đó kéo theo tổng tài sản của công ty đang nắm giữ tăng nhanh trong 2 năm gần nay.Tuy nhiên cùng với việc tăng doanh thu cũng đã làm tăng thêm chi phí sản xuất, qua đó làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty qua 2 năm tăng thêm không đáng kể.

- Nhưng nhờ việc tăng mạnh chi phí sản xuất thông qua việc mua trang thiết bị sản xuất hiện đại, đã thây đổi bộ mặt quản lý sản xuất của công ty có hiệu quả hơn. Qua bảng phân tích tình hình sàn xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần nay, cho thấy công ty làm ăn càng ngày có hiệu quả hơn, tổng tài sản ngày càng tăng lân giúp cho công ty có thể định hướng được việc kinh doanh của mình ngày càng tốt hơn trong tương lai.

CHƯƠNG 3 :

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP

3.1. Thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp 3.1.1. Tình hình tài sản

3.1.1.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Bảng 3.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Đơn vị tính : VNĐ

Đầu Năm Cuối Năm Cuối năm so

với đầu năm

Số Tiền Số Tiền Số Tiền

A-TSLĐ và Đầu Tư Ngắn Hạn 2,805,961,722 11,650,506,884 -8,425,485,503

1. Tiền 304,718,262 179,895,322 -124,822,940

2. Các khoản phải thu 375,171,783 603,609,918 228,438,135

3. Hàng tồn kho 2,086,158,080 10,721,173,415 -8,635,015,330

4. Tài sản lưu động khác 39,913,597 145,828,229 105,914,632

B-TSCĐ và Đầu Tư Dài Hạn 7,990,829,619 5,403,051,059 -2,587,778,560

1. Tài sản cố định 7,352,634,488 4,656,575,818 -2,696,058,670

2. Tài sản dài hạn khác 638,195,131 746,475,191 108,280,060

Tổng cộng tài sản 10,796,791,341 17,053,557,943 6.256.766,602

Vốn bằng tiền

Qua số liệu so sánh, ta thấy số lượng tiền mặt của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 304,718,262 VND và vào cuối kỳ là 179,895,322 VND , cho thấy số lượng tiền mặt của doanh nghiệp về cuối năm thì giảm đi 124,822,940 VND; do doanh nghiệp đã đầu tư vào mua thêm trang thiềt bị để phục vụ sản xuất.

Các khoản phải thu

Qua số liệu so sánh, ta thấy các khoản phải thu vào đầu kỳ là 375,171,783 VND và cuối kỳ là 603,609,918 VND, cho thấy về cuối năm doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu hơn đầu năm tăng 228,438,135 VND; do doanh nghiệp cần phải thu thêm nhiều tiền để sản xuất và phát lương thêm cho công nhân vào dịp cuối năm .

Hàng tồn kho

Qua số liệu so sánh, ta thấy hàng tồn kho vào đầu kỳ là 2,086,158,080 VND và vào cuối kỳ là 10,721,173,415 VND , cho thấy về cuối năm hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày càng tăng hơn so với đầu năm khoảng 8,635,015,330 VND do doanh nghiệp tích trữ hàng để bán vào dịp cuối năm.

Ngoài ra trong việc phân tích tình hình tài sản còn có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nhưng doanh nghiệp không có khoản này.

3.1.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Bảng 3.2: Bảng phân tích chỉ tiêu tỷ suất đầu tư, tài sản cố định và dài hạn

khác

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1.TSCĐ 7,990,829,619 5,403,051,059 -32.3%

2.Tài sản dài hạn khác 638,195,131 746,475,191 17%

3.Tổng tài sản 10,796,791,341 17,053,557,943 58%

4.Tỷ suất đầu

tư(lần)=(1)/(3) 0.74 0.32 -56.7%

Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư

Qua số liệu so sánh, ta thấy tỷ suất đầu tư ở đầu năm là 74 % và tỷ suất đầu tư ở cuối năm là 32%, cho thấy càng về cuối năm tỷ suất đầu tư càng giảm do doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư thêm vào cuối năm để tránh những rủi ro không đáng có. Càng về cuối năm thì sự cạnh tranh càng nhiều, mặc dù sản phẩm của doanh nghiệp không có nhiều sự cạnh tranh đáng kể ; mặc hàng của doanh nghiệp thì rất mới lạ với người tiêu dùng nên doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư thêm vào sản xuất để ra nhiều sản phẩm mới lạ hơn.

Tài sản cố định

Qua bảng so sánh, cho thấy tài sản cố định của doanh nghiệp ở đầu kỳ là 7,352,634,488 VND và tài sản cố định ở cuối kỳ là 4,656,575,818 VND. Ta thấy càng về cuối năm số lượng tài sản của doanh nghiệp càng giảm, tài sản cố định của doanh nghiệp cuối kỳ

giảm mất 2,696,058,670 VND so với đầu kỳ là do doanh nghiệp phải lấy tài sản ra thế chấp để mượn thêm tiền nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Tài sản dài hạn khác

Qua bảng so sánh, cho thấy tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 638,195,131 VND và vào cuối kỳ là 746,475,191 VND. Ta thấy càng về cuối năm số lượng tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp càng tăng so với đầu năm, tài sản khác của công ty vào cuối kỳ tăng 108,280,060 VND so với đầu kỳ; là do doanh nghiệp đã chủ động gia tăng thêm giá trị tài sản khác nhằm phục vụ thuận tiện cho quá trình sản xuất lâu dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có các khoảng đầu tư tài chính dài hạn khác, doanh nghiệp chỉ nhằm mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3.1.2. Tình hình nguồn vốn

Bảng 3.3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính : VNĐ

Đầu Năm Cuối Năm Cuối năm so

với đầu năm

Số Tiền Số Tiền Số Tiền

A. Nợ phải trả 8,019,595,878 14,135,235,565 6,115,639,682 1. Nợ ngắn hạn 5,640,189,307 11,262,031,849 5,621,842,542 2. Nợ dài hạn 2,379,406,571 2,873,203,716 493,797,145 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2,777,195,463 2,918,322,328 141,126,865 Tổng cộng nguồn vốn 10,796,791,341 17,053,557,893 6,256,766,552 Nợ phải trả

Qua bảng so sánh, cho thấy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 8,019,595,878 VND và vào cuối kỳ là 14,135,565 VND. Ta thấy càng về cuối năm nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp càng tăng so với đầu năm, chủ yếu là tăng khoảng

6,115,639,682 VND so với đầu năm. Nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp tăng là do

vào cuối năm, doanh nghiệp cần huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất so với đầu năm. Vào cuối năm thường có những dịp lễ tết, nên doanh nghiệp cần phải huy động thêm nguồn vốn tín dụng để sản xuất ra nhiều mẫu mã mới để tiêu thụ trong khoảng thời gian này.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Qua bảng so sánh, cho thấy các khoản vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp vào đầu kỳ là 2,777,195,463 VND và vào cuối kỳ là 2,918,322,328 VND.Ta thấy càng về cuối năm các khoản vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp càng tăng so với đầu năm, chủ yếu là tăng khoảng 141,126,865 VND so với đầu năm. Cũng giống như các nguồn vốn tín dụng thì các khoản vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp được huy động vào cuối năm, để mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng của doanh nghiệp.

3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2008

1. Doanh thu thuần 22,803,863,860 4,753,259,577

2. Tổng chi phí 5,697,220,848 1,247,816,143

3. Giá vốn hàng bán 17,101,921,755 3,457,067,831

2. Lợi nhuận gộp 5,701,942,105 1,296,191,746

3. Lợi nhuận thuần từ hoạt độâng kinh doanh 98,866,470 73,952,513

4. Lợi nhuận khác 66,856,385 11,715,037

5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 165,722,855 85,667,550

6. Lợi nhuận sau thuế thực của DN 140,864,427 79,242,483

Doanh thu

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm liên tiếp, cụ thểø năm 2009 là

22,803,863.860 VNĐ, năm 2008 là 4,753,259,577 VNĐ. Ta thấy được rằng doanh thu của

năm sau cao hơn năm trước là 18,050,604,280 VNĐ, tăng là do doanh nghiệp đã biết chú

trọng mua thêm trang thiết bị hiện đại để gia tăng sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Chi phí

Thông qua bảng kết quả kinh doanh 2 năm liên tiếp, cụ thểø năm 2009 là 5,697,220,848 VNĐ và năm 2008 là 1,247,816,143 VNĐ.Ta thấy được rằng ci phí của năm sau cao hơn trước là 4,449,404705 VNĐ, tăng chủ yếu là do doanh nghiệp phải vay thêm tiền để mua

thêm trang thiết bị mới phục vụ sản xuất, đồng thời tuyển thêm nhân công nên làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp lên cao.

Lợi nhuận

Qua bảng kết quả kinh doanh 2 năm liên tiếp, cụ thể năm 2009 là 140,864,427 VNĐ và năm 2008 là 79,242,483 VNĐ. Ta thấy được rằng lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước là 61,621,944 VNĐø , lợi nhuận tăng là do doanh nghiệp đã bán được nhiều sản phẩm hơn, đồng thời cắt giảm đi những chi phí phát sinh thông qua việc quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả.

3.3. Phân tích các tỷ số tài chính

3.3.1. Tình hình và khả năng thanh toán 3.3.1.1. Khả năng hoạch toán nợ ngắn hạn 3.3.1.1. Khả năng hoạch toán nợ ngắn hạn

Bảng 3.5 : Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1. Nợ ngắn hạn 5,640,189,307 11,262,,031,849 99.7% 2. TSLĐ 2,805,961,722 11,650,506,884 300% 3. Hàng tồn kho 2,086,158,080 10,721,173,415 414% 4. Tiền 304,718,262 179,895,322 -41% 5. Khoản phải thu 375,171,783 603,609,918 60.9% 6. Hệ số khả năng TTHH (lần)=(2)/ (1) 0.497 1.034 108% 7. Hệ số khả năng TTN(lần)=[(2)-(4)]/ (1) 0.128 0.0825 -35.5% 8. Hệ số khả năng TTBT(lần)=[(5)-(4)- (6)]/ (1) 0.061 0.0289 -52.6%

Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán hiện hành ở đầu năm là 0.497 <1 là không tốt, khả năng thanh toán hiện hành ở đầu năm là không có nhiều bởi do doanh nghiệp chưa có lãi nhiều mà còn phải trả thêm nợ ngắn hạn. Nhưng càng về cuối năm thì khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 1.034 >1, cho thấy được rằng doanh nghiệp đã có khả năng thanh toán hiện hành đối với khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh

Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán nhanh ở đầu năm là 0.128 và vào cuối năm thì giảm còn 0.0825. Qua đó ta thấy được rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp ở đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn < 0.5; cho thấy doanh nghiệp không bán hết hàng ( tồn kho nhiều ) thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

Khả năng thanh toán bằng tiền

Qua số liệu so sánh, cho thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền ở đầu năm là 0.061 và vào cuối năm là 0.0289, tất cả đều nhỏ hơn 0.5 là hệ số hợp lý nhất. Qua đó ta thấy được rằng nếu bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu ở đầu kỳ, cuối kỳ thì số tiền mặt của doanh nghiệp không có được nhiều để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cũng đảm bảo rằng nếu doanh nghiệp không bán hết hàng và thu các khoản nợ thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

3.3.1.2. Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Bảng 3.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch

1. Lãi trước thuế 85,667,550 165,722,855 93.4% 2. Lãi nợ vay 398,461,276 1,431,626,695 259.3% 3. Hệ số khả năng

thanh toán tiền lãi vay = [(1)+(2)]/(2)

Qua số liệu phân tích cho thấy hệ số khả năng trả tiền lãi vay của năm 2009 là 1.21< 2

,năm 2008 là 1.1<2, bởi vì hệ số 2 là hệ số thích hợp của 1 doanh nghiệp làm ăn có lãi ;

nếu hệ số của doanh nghiệp mà nhỏ hơn 2 thì khả năng trả tiền lãi vay của doanh nghiệp là rất thấp. Do đó ta thấy được qua 2 năm khả năng thanh toán nợ dài hạn còn rất chậm, cho thấy công ty làm ăn chưa có lãi nhiều.

3.3.2. Phân tích tỷ số hoạt động

3.3.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày bình quân của 1 vòng quay

Bảng 3.7: Bảng phân tích lưu chuyển hàng tồn kho

Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ Tiêu Đầu Năm Cuối Năm Chênh Lệch

1. Giá vốn hàng bán 3,457,067,831 17,101,921,755 394.7%

2. Tri giá HTK BQ 2,325,718,519 6,403,665,745 175%

3. Số vòng quay

HTK(vòng) = (1)/(2) 1.48 2.67 80.4%

4.Thời gian 1 vòng quay

HTK=360 ngày/(3) 243 135 -44.4%

Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp đần năm là 1.48 vòng, cuối năm là 2.67 vòng, và số ngày bình quân của 1 vòng quay hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình tài chính tại công ty liên doanh NIDEC TOSOK khóa luận tốt nghiệp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)