Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính tại công ty TNHH tin học giải pháp tiến hóa ( EVOLUS) (Trang 27)

Hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh: Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẳn có. Để đạt được mục tiêu này quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 19

Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp : Sản xuất ra cái gì? Như thế nào ? Cho ai? Sẽ không thành vấn đề nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuât ra vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động một cách không tính toán, không cần suy nghĩ cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đât đai, khoáng sản, hải sản..là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng không đúng cách. Trong khi đó một mặt dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, không có giới hạn, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn. Do của cải khan hiếm lại càng khan hiếm theo nghĩa tuyệt đối lẫn tương đối. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế nó buộc con người phải lựa chọn kinh tế. Quay ngược lại ngày trước tổ tiên ta càng không phải lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong phú đa dạng. Khi đó loài người chỉ chú ý đến phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tăng trưởng kết quả sản xuất theo cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, tư liệu lao động đất đai.

Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.

Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự đưa ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 20

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận ngày càng cao. Do vậy, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp cần phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mức xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháo so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm :

1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả chi phí :

Để tiến hành sản xuất các doanh nghiệp phải bỏ ra các loại chi phí khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về tiền lương công nhân viên...Trong điều kiện kinh tế thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là chi phí thấp nhất. Để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp tiến hành phân tích chi phí kinh doanh, để từ đó phát hiện các nguyên nhân, nhân tố làm ảnh hưởng đến chi phí và đưa ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý nắm được các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản lý tối ưu.

1.3.1.1 Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí Công thức : Công thức :

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 21

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh các mặt hàng là tốt, góp phần tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí Công thức : Công thức :

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí là tốt, góp phần tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.3.2 Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

1.3.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là : %

Công thức:

Tổng doanh thu trong kỳ

Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí = x 100% Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ

Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí = x 100% Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 22

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí.

Chỉ tiêu này còn cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu, tỷ suất này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh lãi, tỷ suất càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ suất mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ suất này của công ty với tỷ suất bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.

1.3.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án có tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư càng cao thì có cơ hội được lựa chọn dự án. Đây là phương pháp dựa trên sự so sánh giữa kết quả thu được do đầu tư mang lại Một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng mà khi đánh giá về hiệu quả của một dự án các nhà đầu tư rất quan tâm

Công thức:

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nếu tỷ suất này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị Tổng lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100% Tổng doanh thu

Tổng lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x 100%

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 23

âm là công ty làm ăn thua lỗ.

Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty.

1.3.3 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng thời lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Như vậy doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận để phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thường được xác định theo tháng, quý, năm tùy theo đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau và thường được xác định như sau:

1.3.4 Về mặt xã hội:

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoài góc độ kinh tế là chủ yếu ta còn xét trong mối quan hệ về hiệu quả xã hội, các vấn đề môi trường, xét trong mối quan hệ thời gian và không gian.

1.3.3.1 Tăng thu ngân sách

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành họat động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như : thuế doanh

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 24

thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

1.3.3.2 Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuât và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

1.3.3.3 Nâng cao đời sống người lao động

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…

1.3.3.4 Tái phân phối lợi tức xã hội

Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay hiệu quả kinh tế còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.4.1 Các nhân tố bên trong

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 25

mục tiêu hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để đạt được hiệu quả nâng cao đòi hỏi phải có các quyết định chiến lược và quyết sách đúng trong quá trình lựa chọn các cơ hội hấp dẫn cũng như tổ chức, quản lý và điều khiển hoạt động kinh doanh cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm:

- Nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp ( nhân tố khách quan) - Nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp ( nhân tố chủ quan)

Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chon các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần phải được thực hiện liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.4.1.1 Vốn

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lý các nguồn vốn kinh doanh.

Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.

1.4.1.2 Lực lượng lao động

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng để tạo ra tiềm năng lớn cho cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 26

doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra những sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu …) nên cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao. Đòi hỏi lực lượng lao động phải là đội quân tinh nhuệ, là lực lượng có trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều này khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh con người là yếu tố hàng đầu đảm bảo thành công. Chính con người với năng lực thật sự của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các nguồn lực khai thác mà họ đã có và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ …một cách hiệu quả để khai thác vượt qua cơ hội. Nhân tố con người được đặt ở vị trí hàng đầu trên cả vốn và tài sản, quyết định sức mạnh của một doanh nghiệp, quyết định sự thành công của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.4.1.3 Trình độ kỹ thuật công nghệ.

Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính tại công ty TNHH tin học giải pháp tiến hóa ( EVOLUS) (Trang 27)