Cùng với sự phát triển công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Có thể nói bộ máy quản lý là đầu não, là nơi đưa ra các quyết định kinh doanh và tổ chức sản xuất.
Sơ đồ tổ chức quản lý:
Đây là mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu điểm là đảm bảo tính thông nhất, mọi bộ phận nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc. Vì là doanh nghiệp nhỏ nên mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc. Giúp việc cho ban giám đốc có phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và báo cáo tình hình cùng với mọi hoạt động cho giám đốc.
Do bộ phận quản lý đơn giản gọn nhẹ công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ công ty dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất. 2.1.4.2 Chức năng từng bộ phận Phó Giám đốc Giám đốc Bộ phận Kế toán tài chính Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Kiểm tra chất lượng Bộ phận Kỹ thuật Bộ phận Quản lý dự án
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 40
* Giám đốc:
- Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chủ trì tổ chức thực hiện, quản lý và chịu trách nhiệm về các đề án chiến lược hoặc đề án phát triển sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Ký ban hành các văn bản về chính sách, chế độ quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng hệ thống quản lý và các quy trình hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy định về quản lý dự án đạt hiệu quả.
* Phó giám đốc:
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành và quản lý Công ty.
- Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
- Xây dựng và điều hành các nguyên tắc phối hợp công tác giữa các bộ phận. - Tham mưu cho giám đốc công tác đấu thầu các công trình.
- Điều hành, tổ chức thực hiện , kiểm soát chất lượng và tiến độ các dự án.
* Bộ phận quản lý dự án:
- Lập kế hoạch triển khai dự án trực thuộc phạm vi quản lý.
- Tiếp nhận dự án, lập dự trù nguồn lực thực hiện (con người, tài chính, vật tư thiết bị...).
- Xây dựng kế hoạch, kiểm tra quá trình thực hiện các dự án.
- Đề xuất phương án dự phòng khi dự án không được triển khai theo đúng kế hoạch. - Giám sát tiến độ, chất lượng triển khai dự án.
* Bộ phận kỹ thuật:
- Quản lý mọi vấn đề về kỹ thuật được giao: hướng dẫn cài đặt, thao tác kỹ thuật, sửa chữa máy móc thiết bị.... trong quá trình làm dự án.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 41
* Bộ phận kiểm tra chất lƣợng:
- Phát hiện những bất lợi hợp lý trong thực hiện công nghệ, dự án và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục kỹ thuật trong dự án.
* Bộ phận kinh doanh :
- Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, lập kế hoạch, tiến hành phân tích thị trường để tìm kiếm dự án phát triển thị trường trong nước và ngoài nước, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh.
- Đấu thầu các dự án, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Ban giám đốc.
* Bộ phận kế toán :
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tài chính kế toán của công ty.
- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính, các chủ trương chính sách về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hạch toán sản xuất kinh doanh.
- Xây dụng các hoạt động tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty.
2.1.5 Mục tiêu và phƣơng hƣớng của công ty
2.1.5.1 Mục tiêu
Ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã xác định mục tiêu trở thành công ty tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phần mềm để luôn làm hài lòng khách hàng. Với sự phối hợp các kỹ thuật và giải pháp kinh doanh tiên tiến, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, phương thức phát triển phần mềm đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng với chuyên môn kỹ thuật cao, công ty cho ra đời những giải pháp chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất. Công ty cam kết tiếp tục cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin đạt đẳng cấp quốc tế từ nguồn lực dồi dào tại Việt Nam.
Mục tiêu của Công ty là trở thành công ty phần mềm của người Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp với việc chú trọng đẩy mạnh các ứng dụng
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 42
trên nền web và hoạt động quảng cáo truyền thông cho doanh nghiệp.
Sản phẩm tốt là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Công ty luôn đặt mục tiêu dùng sản phẩm tốt để cạnh tranh và luôn tự tin với sản phẩm mình làm ra cho doanh nghiệp.
Phát triển bền vững để trở thành công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin chuyên nghiệp, chất lượng, uy tín, sẵn sàng cho mục tiêu quốc tế hóa, đại chúng hóa doanh nghiệp.
Tạo ra những sản phẩm đặc sắc mang thương hiệu Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Không ngừng làm chủ công nghệ và mang đến cho khách hàng những giải pháp, hệ thống, sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Phục vụ khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi thành viên trong công ty. Toàn đội ngũ xuyên suốt quan điểm phục vụ khách hàng với sự tận tụy cao nhất, luôn tư vấn cho khách hàng với tư cách một cộng sự đáng tin cậy để mọi khoản đầu tư của khách hàng luôn được sử dụng hiệu quả và đáng giá nhất. Luôn cung cấp cho khách hàng những thông tin đúng đắn, thực tế nhất và cùng khách hàng xử lý các vấn đề để cùng đạt hiệu quả chung cao nhất.
Công ty luôn mang sản phẩm chất lượng để cạnh tranh, các yêu cầu bảo mật, thân thiện là tiêu chí hàng đầu của công ty khi phát triển phần mềm.
Bên cạnh đó, Công ty hoạt động với xu hướng tạo ra môi trường năng động, lý tưởng dành cho các kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông tin, nơi họ được định hướng, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cá nhân, phát huy mọi năng lực tiềm lực, hiện thực lòng say mê yêu nghề và an tâm về mọi điều kiện vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình.
2.1.5.1 Phương hướng
Ý thức rõ là một doanh nghiệp trẻ, Công ty không ngừng định hướng phục vụ khách hàng, phát triển và hoàn thiện ở mức cao nhất mọi hệ thống, sản phẩm, dịch vụ cung cấp, và không ngừng cải tiến quy trình hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 43
cho khách hàng và mang lại giá trị cao nhất khi vận hành doanh nghiệp.
Hiểu rõ tầm ảnh hưởng quan trọng của danh tiếng đến thành công và sự phát triển công ty luôn xây dựng thương hiệu của mình trên cơ sở chất lượng sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng. Chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của công ty, được xây dựng trên bốn tiêu chuẩn: Quản lý qui trình sản xuất, Đảm bảo chất lượng sản phẩm (QA), Kiểm định chất lượng (QC) và Đào tạo.
Ngay từ khi thành lập, Công ty luôn lấy trọng tâm là phát triển con người - phát triển đội ngũ. Vì con người tạo ra sản phẩm tốt cho doanh nghiệp. Công ty đã không ngừng xây dựng môi trường làm việc cởi mở, nơi mọi ý kiến được lắng nghe và nơi mọi cá nhân được định hướng, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cá nhân, phát huy năng lực tiềm lực, thực hiện lòng say mê yêu nghề và an tâm về các điều kiện vật chất lẫn tinh thần. Những con người gắn bó với Công ty đã trở thành những tài sản vô giá cho Công ty.
Tại Công ty mọi người được tự do phát triển cái tôi của mình, đưa ra sáng kiến của mình, tạo ra nền văn hóa đặc thù của Công ty. Tạo ra phong cách riêng và đó cũng là phong cách của Công ty.
Trong hoàn cảnh và xu hướng công nghệ không ngừng thay đổi, làm chủ công nghệ - kỹ thuật mới cũng là một trong các tiêu chí Công ty luôn nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả và tư vấn cho khách hàng những kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, ổn định, và hiệu quả nhất.
Với phương châm công nghệ và thay đổi dần quan điểm cổ xưa, Công ty đang thực hiện hóa dần “Bàn làm việc không giấy tờ” cho chính doanh nghiệp mình.
Chính sách chất lượng của Công ty là: “Liên tục cải tiến các quá trình, nâng cao chất lượng sản phẩm & dịch vụ nhằm đem lại những lợi ích cao nhất cho khách hàng”.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 44
Trong giai đoạn phát triển của mình, Công ty đã và đang tiến hành nhiều biện pháp để đẩy mạnh khả năng hoạt động của mình ra tầm khu vực và quốc tế.
Công ty mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
* Một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm :
Tăng cường công tác đào tạo nguồn lực, đặc biệt là các lập trình viên, nhân viên quản trị mạng và đội ngũ thiết kế website.
Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện các chính sách cụ thể cho từng hoạt động của quá trình cung cấp sản phẩm, từ nghiên cứu thị trường , marketing đến ký kết hợp đồng và triển khai.
Tiến hành thu hồi phản ánh của khách hàng: sự hài lòng và những khiếu nại thắc mắc của khách hàng đối với các phần mềm của công ty.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đưa ra những giải pháp chính sách cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Lập kế hoạch chi tiết thời gian thực hiện hợp đồng. Tăng cường hoạt động đánh giá và kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng và triển khai dịch vụ.
Hoàn chỉnh chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn 2010 -2012, đánh giá và hoàn thiện cơ chế kinh doanh, cơ chế tài chính, rà soát điều chỉnh phân cấp đảm bảo các bộ phận chủ động phát triển dự án trong tổng thể chiến lược phát triển của công ty.
Những mục tiêu đề ra cho năm 2010 :
- Chỉ tiêu doanh thu đạt : >= 1.000.000.000đ
- Chỉ tiêu lợi nhuận đạt : >= 256.027.708 đ để tiếp tục bù lỗ cho năm 2008. - Thu nhập bình quân : 1.700.000 đồng
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 45
2.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.2.1 Đặc điểm của sản phẩm
Đối tượng chính của công nghệ phần mềm là sản xuất ra các sản phẩm phần mềm.
Sản phẩm phần mềm là các phần mềm được phân phối cho khách hàng cùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách sử dụng chúng.
* Phân loại sản phẩm phần mềm : Có 2 loại sản phẩm :
- Sản phẩm tổng quát: Đây là các phần mềm đứng riêng, được sản xuất bởi một tổ chức phát triển và bán vào thị trường cho bất kỳ khách hàng nào có khả năng tiêu thụ. - Sản phẩm chuyên ngành: Là phần mềm được hỗ trợ tài chính bởi khách hàng trong chuyên ngành. Phần mềm được phát triển một cách đặc biệt cho khách hàng qua các hợp đồng.
Cho đến thập niên 1980 hầu hết các sản phẩm phần mềm đều làm theo đơn đặt hàng riêng (đặc biệt hóa). Nhưng kể từ khi có PC tình hình hoàn toàn thay đổi. Các phầm mềm được phát triển và bán cho hàng trăm ngàn khách hàng là chủ các PC và do đó giá bán các sản phẩm này cũng rẻ hơn nhiều. Như Microsoft là nhà sản xuất phần mềm lớn nhất hiện nay.
* Quá trình phát triển sản phẩm phần mềm :
Quá trình phát triển sản phẩm phần mềm là tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Hầu hết các thao tác này được tiến hành bởi các kỹ sư phần mềm. Các công cụ hỗ trợ máy tính về kỹ thuật phần mềm có thể được dùng để giúp trong một số thao tác.
Có 4 thao tác là nền tảng cho hầu hết các quá trình phần mềm là :
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 46
được định nghĩa.
- Sự phát triển phần mềm : Để phần mềm đạt được đặc tả thì phải có quá trình phát triển này.
- Đánh giá phần mềm : Phần mềm phải được đánh giá để chắc chắn rằng nó làm được những gì mà khách hàng muốn.
- Sự tiến hóa của phần mềm: Phần mềm phải tiến hóa để thỏa mãn sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng.
Chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của việc sản xuất phần mềm qua “mô hình thác nước”:
- Phân tích các yêu cầu và định nghĩa: Hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng. Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng.
- Thiết kế phần mềm và hệ thống: Thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng. Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng - 06VQT1 Trang 47
các hệ thống này. Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi.
- Thực hiện và thử nghiệm các đơn vị: Trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập họp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ. Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó.
- Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ: Các đơn vị chương trình riêng lẻ hay các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn. Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng.
- Sản xuất và bảo trì: Thông thường (nhưng không bắt buộc) đây là pha lâu nhất của chu kỳ sống (của sản phẩm). Phần mềm được cài đặt và được dùng trong thực tế. Bảo trì bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đọan trước của chu kì sống; nâng cấp sự thực hiện của hệ thống các đơn vị và nâng cao hệ thống dịch vụ cho là các phát hiện vê yêu cầu mới.
Mô hình này là mô hình cơ sở cho đa số các hệ thống phát triển phần mềm - phần cứng, là phản ánh thực tế công nghệ.
2.2.2 Đặc điểm của thị trƣờng
Thị trường cung cấp phần mềm của công ty có trong nước và nước ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là thị trường trong nước. Hiện nay trong nước có rất nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, do vậy sự cạnh tranh của các công ty rất cao. Để cạnh tranh mạnh với các công ty khác thì công ty đã chia thị trường trong nước thành các đối tượng khách hàng nhỏ khác nhau :
- Thị trường các cá nhân.