Phát triển văn hoá, giáo dục, y tế

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong chiến cuộc đông xuân 1953 1954 và chiến dịch điện biên phủ (Trang 39 - 42)

Để xây dựng hậu phơng vững mạnh chúng ta không chỉ xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, không chỉ xây dựng kinh tế đất nớc mà còn phải phát triển văn hoá, giáo dục, y tế nhằm nâng cao sự hiểu biết và đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Đảng ta đã thể hiện suất xắc vai trò của mình là một Đảng tiên phong lãnh đạo nhân dân, chăm lo đến mọi mặt đời sống cho nhân dân, ngay từ đầu cuộc kháng chiến Đảng và nhà nớc ta đã xác định đúng đắn vai trò, vị trí của mặt trận văn hoá, giáo dục, y tế đối với cuộc kháng chiến, đã đề ra nhiều biện pháp, nhiều hoạt động để nâng cao trình độ, chất lợng trong nhân dân ở từng thời kỳ lịch sử .

Về văn hoá giáo dục: đến năm 1950 nhiều vùng trong cả nớc đã xoá xong nạn mù chữ, chẳng hạn nh vùng tự do liên khu V đã xoá xong nạn mù chữ, toàn liên khu

có 3000 lớp tiểu học ở các huyện, xã với 140.000 học sinh, cứ 100 ngời dân có 90 học sinh sơ học, mỗi tỉnh có từ 2 đến 8 trờng PTTH [15, 77].

ở các vùng tự do liên khu IV, liên khu Vệt Bắc phong trào xoá nạn mù chữ và học văn hoá cũng đợc các tầng lớp nhân dân hởng ứng, nhiều xã thanh toán xong nạn mù chữ cho những lớp ngời từ 45 tuổi trở xuống, nhiều tỉnh có hàng trăm lớp bổ túc văn hoá với hàng vạn học viên, có hàng chục trờng tiểu học, trung học. Năm 1948 nhà nớc đã mở một lớp toán học đại cơng ở Nghệ An cho sinh viên theo học và một số tr- ờng chuyên môn kỹ thuật khác nh trờng kỹ nghệ thực hành, kỹ thuật thực hành, trờng canh nông... chứng tỏ Đảng và nhà nớc ta rất quan tâm đến công tác phát triển văn hoá, giáo dục.

Với phơng châm phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất, Chính phủ đã tiến hành công cuộc cải cách giáo dục từ năm 1950, đa giáo dục nhà tr- ờng gắn liền với đời sống xã hội, sinh hoạt nhà trờng cũng dần dần đợc dân chủ hoá. Nhờ vậy, đội ngũ giáo viên và học sinh không ngừng tăng lên. “Số trờng học và học sinh phổ thông năm 1951 đều tăng hơn so với 1950, ở cấp I tăng 130%, ở cấp II và III tăng 300%. Khoá học năm 1952- 1953 có 767.651 học sinh phổ thông các cấp khoá học 1953-1954 có 1.130.242 học sinh. Năm 1954 học sinh Đại học và chuyên nghiệp là 4.247 ngời. Từ 1951- 1953 ta đào tạo đợc 7000 cán bộ kĩ thuật. Đến năm 1954 đã có 3400 học sinh đợc gửi đi học ở nớc ngoài[8, 52].

Nhà nớc còn mở thêm hệ phổ thông lao động để bổ túc văn hoá chuyên tu cho chiến sĩ thi đua, cán bộ, công nhân xuất sắc, nâng cao trình độ văn hoá nh học sinh phổ thông hệ 9 năm nhng thời gian học rút ngắn hơn, từng bớc giải quyết nhu cầu của cán bộ chiến sĩ tham gia kháng chiến không có điều kiện học chính quy.

Không chỉ vùng tự do mới đợc Đảng và nhà nớc quan tâm nâng cao trình độ văn hoá mà ở miền núi công tác bổ túc văn hoá cũng đợc xúc tiến từng bớc trớc hết là từ cán bộ công nông và nhân dân lao động.

Ngoài các trờng cuả Bộ giáo dục, các nghành cũng tích cực tự tổ chức, tự đào tạo cán bộ nh nghành ngân hàng, nghành thơng nghiệp...

Chính vì vậy mà trong những năm kháng chiến bị bom đạn bắn phá, có lúc các lớp học phải học ban đêm, học trong hầm, học trong hang núi nhng nhân dân ta với lòng yêu nớc nồng nàn chỉ ham học đã đa nền giáo dục kháng chiến không ngừng phát triển cả về số lợng và chất lựơng, cùng với các mặt hoạt động lao động khác đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Về văn hoá văn nghệ: là một mặt trong đời sống tinh thần của bộ đội và nhân dân. Các vùng tự do chính là nơi tâp trung nhiều văn nghệ sĩ, Đảng và nhà nớc ta tổ chức và hớng dẫn văn nghệ sĩ theo hớng phục vụ kháng chiến đồng thời tiếp tục xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng. Với tinh thần văn nghệ phục vụ bộ đội đánh giặc nhiều tác phẩm nhạc, thi ca, truyện, hoạ... đã xuất hiện. Ngoài ra còn có các ngành nh điện ảnh, ca múa... Đến năm 1953, nhu cầu phục vụ cho tiền tuyến sục sôi trong nhiều địa phơng, nhiều ngời dân nên phong trào văn hoá phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1953 các đội chiếu bóng bắt đầu xuất hiện. Cùng với nó là các bộ phim Việt Nam cũng đợc xây dựng một phần hay cả bộ. Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói của nhiều địa phơng cũng tích cực tuyên truyền chủ trơng của Đảng và nhà nớc, cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân, đập tan các luận điểm phản động của địch góp phần xây dựng và bảo vệ hậu phơng.

Để đẩy mạnh tuyên truyền vận động quần chúng, Trung ơng đã xuất bản các tờ báo sự thật, báo nhân dân hay báo cứu quốc và rất nhiều cuốn sách có tác dụng to lớn.

Từ 1946-1954, Trung ơng xuất bản 77.212.128 số báo các loại [11, 460]. Đó là cha kể các báo chí của các địa phơng, các tỉnh trong vùng tự do phát hành báo và nội san riêng của mình.

Cùng với việc chăm lo đến đời sống tinh thần của bộ đội và nhân dân, Đảng và nhà nớc cũng coi trọng đến sức khỏe của nhân dân, quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Tháng 3/1949 trờng quân y sĩ đợc thành lập, tháng 7 năm 1950 trờng quân dợc sĩ mở lớp đầu tiên. Các quân y vụ liên tiếp tổ chức các lớp đào tạo y tá, dợc tá, y sỹ, nữ hộ sịnh... “năm 1949 ta có 1913 phòng y tế và nhà hộ sinh đến 1953 có 16.559 phòng y tế và nhà hộ sinh với 28.135 y tá, cán bộ y tế. Số cán bộ y tế, hộ sinh viên đựơc đào tạo trong kháng chiến thật sự là

nòng cốt cho phong trào “ba sạch” và “bốn diệt”ở các vùng tự do và căn cứ du kích [8, 53].

Cùng với các thành tựu khác về chính trị, kinh tế, quân sự, thành tựu về văn hoá, giáo dục và y tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phơng là rất to lớn, có ý nghĩa nhiều mặt. Những kết quả đó đã góp phần vào việc xây dựng, củng cố và ổn định hậu phơng đẩy nhanh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Hậu phơng đủ sức chi viện sức ngời sức của cho tiền tuyến.

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương trong chiến cuộc đông xuân 1953 1954 và chiến dịch điện biên phủ (Trang 39 - 42)