Mô hình trồng cây lâu năm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại gia đình ở huyện cẩm thủy thanh hóa (Trang 33 - 35)

- Về giá trị thu nhập: Nhìn chung thu nhập của các trang trại đang còn ở mức thấp Theo thống kê năm 2004, số trang trại đủ tiêu chí về mức thu từ

3.3.2.1. Mô hình trồng cây lâu năm

Mô hình trang trại trồng cây lâu năm chủ yếu là trồng cây ăn quả nh: nhãn, vải thiều, na , xoài… Trong đó loại cây đợc trồng nhiều nhất là nhãn và vải thiều. Hiện nay số lợng trang trại trồng cây lâu năm ở địa phơng cha nhiều, năm 2004 toàn huyện mới chỉ có 8 trang trại trồng cây lâu năm, mà chủ yếu là các trang trại trồng cây ăn quả.

ở đây chúng tôi xem xét mô hình trang trại trồng cây ăn quả của ông Nguyễn Văn Thản ở thôn Bình Hoà xã Cẩm Bình.

Quy mô trang trại: 1,5 ha

Trang trại đợc xây dựng trên một vùng đồi thấp, tơng đối bằng phẳng. Đất đai ở đây là đất feralit có màu xám, tầng đất dày.

Cây trồng chính và chủ yếu của trang trại là cây vải thiều. Trên diện tích đất 1,5 ha đợc trồng 350 cây vải thiều.

Do trang trại nằm gần khu dân c, xung quanh trang trại có hệ thống kênh mơng dẫn nớc tới. Vì vậy chủ trang trại có thể chủ động tới nớc cho cây khi cần thiết đặc biệt vào mùa khô và thời điểm cây chuẩn bị ra hoa. Ngoài ra xung quanh trang trại đợc bố trí các giếng đào để tới nớc cho cây khi hệ thống kênh mơng không hoạt động.

Hiện nay số cây vải thiều đang trong thời kỳ cho thu hoạch.

Năm 2006, vờn vải thiều cho thu hoạch 5 tấn quả, bình quân giá bán 1 kg vải thiều là 4000 đồng/1kg, thu nhập của trang trại đợc 20 triệu đồng. Theo lời của chủ trang trại cho biết nếu trừ các khoản chi phí thu nhập còn lại của trang trại là 15 triệu đồng. Do trang trại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu chỉ thuê lao động khi thu hoạch và chỉ bón phân cho cây vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa… nên chi phí cho trang trại không đáng kể.

Tuy nhiên thu nhập của trang trại không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết và biến động của giá cả trên thị trờng.

Năm 2003 trang trại thu hoạch 5,7 tấn quả, nhng giá bán vải thiều chỉ có 3000 đồng/1kg, thu nhập của trang trại là 17,1 triệu đồng, trừ các khoản

chi phí thu nhập còn lại là 12 triệu đồng. Có những năm thời tiết biến động vải thiều mất mùa, nhng giá bán trên thị trờng ở địa phơng chỉ dao động trong khoảng 4000 - 5000 đồng/1kg, ảnh hởng rất lớn đến thu nhập của trang trại.

Có thể thấy, mô hình trang trại trồng cây vải thiều của ông Thản có u điểm là gần nguồn nớc, không xa khu dân c sinh sống, có thể chủ động tới n- ớc bằng hệ thống máy bơm; đất đai của trang trại tơng đối phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây vải thiều… Vì vậy cây sinh trởng và phát triển tốt.

Bên cạnh đó cũng có những hộ gia đình trồng cây vải thiều với quy mô lớn nhng do không chú trọng đầu t thâm canh, cây trồng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vào mùa khô cây thờng bị héo lá do thiếu nớc, cây kém phát triển. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, trang trại này còn có hạn chế: Thu nhập của trang trại chỉ trông chờ vào cây vải thiều, nên khi thời tiết và giá cả thị trờng biến động sẽ ảnh hởng lớn đến thu nhập của trang trại nh đã nói ở trên. Trong khi đó khả năng xen canh của trang trại hoàn toàn có thể thực hiện đợc. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều hộ gia đình ở địa phơng trồng cây ăn quả với quy mô lớn không dám hoặc không chú trọng đầu t thâm canh, vì lo sợ sản phẩm không bán đợc hoặc mất mùa. Mặt khác ở địa phơng cha có cơ sở chế biến tại chỗ.

Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao thu nhập và tạo nguồn thu ổn định cho trang trại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại gia đình ở huyện cẩm thủy thanh hóa (Trang 33 - 35)

w