Giai cấp nông dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất xã hội của các quốc gia lưỡng hà cổ đại (Trang 43 - 49)

B. Nội dung

2.2.1.Giai cấp nông dân

Giai cấp đông đảo và giữ vai trò quan trọng nhất, là lực lợng sản xuất chính trong đời sống kinh tế là giai cấp nông dân. Với 90% dân số trong xã hội là nông dân công xã điều đó cho thấy giai cấp này đóng vai trò chủ đạo và là nhân tố căn bản để có thể xác định tính chất xã hội của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại. Do có quan hệ ruộng đất khác nhau giai cấp này chia thành nhiều loại: nông dân công xã, nông dân tự canh, nông dân không có hoặc có ít ruộng đất, phải lĩnh canh ruộng đất của ngời khác hay đi làm thuê. Họ sống theo các gia đình phụ hệ, có chút ít tài sản riêng (chủ yếu là nhà cửa, nông cụ, gia súc…) và tự lao động trên phần ruộng đợc chia nhng vẫn duy trì và gắn bó với nhau trong các công xã, dựa vào công xã để làm thuỷ lợi, thu hoạch… Ngoài hoa lợi họ có nghĩa vụ đóng sản phẩm cho công xã, sau này là quý tộc, quan lại, thông qua ngời đứng đầu công xã.

Nếu nh ở ấn Độ chế độ công xã nông thôn rất bền vững thì ở Lỡng Hà cổ đại tuy chế độ công xã nông thôn vẫn tồn tại nhng đang trong quá trình tan rã

nhanh chóng. ở Xume, các thành bang đợc tạo nên do mấy công xã của nông thôn vây quanh, thành thị đợc tạo dựng ở trung tâm. Vì vậy công xã nông thôn vẫn là cơ sở tồn tại của nhà nớc. Ngoại trừ số đất t hữu của đền thờ thần, còn lại đều là số đất của công xã nông thôn. Công xã nông thôn sẽ phân bố đất này cho mỗi gia đình canh tác và có thể sử dụng để mua bán. Ngời nông dân trong công xã phải đóng thuế cho nhà nớc và làm nhiệm vụ nh xây dựng đền miếu, cung điện và những công trình thuỷ lợi. Nếu thành viên công xã lĩnh canh ruộng đất của đền miếu, nhà nớc thì hàng năm họ phải làm việc cho trang trại đền miếu, nhà nớc 4 tháng. Những ngời đàn ông trong công xã khỏe mạnh khi đi lính hay đi làm gì cho nhà nớc đều đợc tổ chức thành đội ngũ và làm việc rất cực khổ. Số lợng nông dân công xã lúc này rất đông: “ở thành bang Lagas, dân số có khoảng 120 đến 130 nghìn ngời, 1/3 là nô lệ” [24, 113], số còn lại chủ yếu sẽ là nông dân công xã.

Theo sự phát triển của nền kinh tế thì sự phân hoá giai cấp cũng nh hiện t- ợng giàu nghèo trong các thành bang ở Lỡng Hà ngày càng rõ nét. Sự phân hoá giàu nghèo cùng với sự t hữu ruộng đất ở các thành bang Xume phát triển một cách song song với nhau. Qua những lần khai quật khảo cổ, với những phát hiện mới, dựa vào những văn tự mua bán, chuyển nhợng ruộng đất trong thời kỳ đó đợc biết qua sự bóc lột và chiếm đoạt của các đền thờ thần của vơng thất và quý tộc, làm cho ruộng đất của nông dân ngày càng bị thu hẹp. Nhiều chủ nô giàu có đã dùng tiền mua gom ruộng đất của dân nghèo kiến ruộng đất của quý tộc rộng mấy trăm ha. Những ngời nông dân bị mất đất hoặc không có ruộng đất, bắt buộc phải đến sống nhờ vào các ngôi đền thờ và trở thành ngời lệ thuộc ở nơi đó. Họ phải lĩnh canh ruộng đất để cày cấy và nộp thu hoạch cho chủ.

Xã hội ở Lỡng Hà liên tục có nhiều biến động, sự thay thế lẫn nhau giữa các vơng quốc của những tộc ngời khác nhau đã tác động không nhỏ đến sự phân hoá giai cấp và quan hệ giai cấp. Thời Xume chế độ công xã nông thôn còn phổ biến nhng đến khi ngời Accát nắm quyền thì chế độ này đã có giấu

hiệu của sự suy yếu, rạn nứt. ở nhiều công xã, nhất là những công xã nằm ở gần trung tâm kinh tế phát triển, quá trình rạn nứt ấy diễn ra rõ nét hơn.

Đi đôi với quá trình phân hoá tài sản trong công xã, số ngời bị phá sản trở nên nghèo khổ càng thêm đông. Số lợng này buộc phải làm việc trong các trang trại của đền miếu, quý tộc và nhà vua. “Họ làm công cho chủ theo giao kèo kí trớc và không đợc chạy trốn” [19, 108]. Sự phát triển của t hữu ruộng đất đã khiến cho giai cấp nông dân công xã ngày càng đi vào con đờng phá sản và đời sống của họ bị kéo gần xuống địa vị nô lệ. Tuy nhiên, về cơ bản nông dân công xã vẫn chiếm tuyệt đại đa số, họ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất của xã hội.

Dới vơng triều III Ua, sự dạn nứt của công xã nông thôn vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng mạnh mẽ hơn. Chế độ t hữu ruộng đất phát triển, ruộng đất của công xã bị thu hẹp lại, việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến, thành viên công xã bị mất ruộng trở thành những ngời làm công cho trang trại. ở Lagas “một tăng lữ tối cao có 36 ha, kẻ giúp việc của ông ta có 18 ha, ngời quản lý trang trại của ông ta có 15 ha, còn những chủ đất nhỏ chỉ có từ 1/5 đến 5/6 ha mà thôi”.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, đến thời vơng quốc Babilon đới sự thống trị của vua Hammurabi, thì xã hội càng có những biến đổi sâu sác. Nông dân vẫn đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nhng cũng bị phân hoá rõ rệt. Mối quan hệ về giai cấp trong vơng quốc cổ Babilon, cũng đợc phát triển nối tiếp theo sự kết cấu về giai cấp trong những giai đoạn trớc đó. Một sự kiện nỗi bật trong vấn đề phân hoá giai cấp ngày càng quyết liệt trong thời đại Babilon cổ là quan hệ giữa ngời thuê ruộng đất và ngời đi làm thuê ngày càng phát triển.

Trong các công xã nông thôn, ruộng đất mà công xã cày cấy là thuộc quyền sở hữu của nhà nớc, do vậy nông dân không có quyền bán, tặng, cho và làm vật để gán nợ. Nhng với sự phát triển của t hữu, ruộng đất của công xã bị các gia đình chiếm đoạt làm tài sản riêng. Do vậy, mà hiện tợng phát canh, mua

bán và kế thừa ruộng đất đã trở thành phổ biến, chứng tỏ ruộng đất ngày càng bị thâu tóm vào một cá nhân. Những thành viên trong công xã không có đủ ruộng để cày cấy, họ buộc phải lĩnh canh ruộng đất, vờn tợc của quý tộc giàu có. Tầng lớp quý tộc đã không ngừng dùng quyền thế của mình để lấn chiếm cớp đoạt phần ruộng đất của nông dân công xã. Nông dân tự do bị tớc đoạt ruộng đất ngày càng tăng, nông dân công xã bị phân hoá, một bộ phận còn giữ đợc t cách tự do theo đúng nghĩa của nó (tự do thân thể, tự do canh tác trên phần đất riêng của họ). Một bộ phận khá đông đảo khác mất t liệu sản xuất, trở thành những ngời lĩnh canh hoặc làm thuê cho quý tộc đền miếu. Một bộ phận khác bị bần cùng, bị biến thành nô lệ của các gia đình chủ nô hoặc cho các đền miếu.

Nông dân phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nớc, Luật Hammurabi gọi loại nông dân này là “ngời nộp cống” và đã dành 5 điều (36, 37, 38, 39, 41) để nói về loại nông dân này:

Điều 36: “Ruộng vờn, nhà cửa của Bairum hoặc của ngời nộp cống không đợc bán”.

Điều 38: “Rêrum, Bairum hoặc ngơoì nộp cống, không đợc đa ruộng vờn, nhà cửa có liên quan đến nghĩa vụ mà mình phải đảm nhiệm tặng lại cho vợ và con gái của mình, cũng không đợc dùng các thứ đó để gán nợ.”

Điều 39: “Nếu ruộng vờn nhà cửa là do những ngời này mua về thì những ngời này đựơc đem tặng cho vợ và con gái và cũng đợc dùng để gán nợ.”

Điều 41: “Dân tự do dùng tài sản của mình đổi lấy ruộng vờn nhà cửa của rêdum, bairum hoặc ngời nộp cống vẫn có thể trở về ruộng vờn nhà cửa của mình và có thể lấy số tiền phụ thêm của mình” [13, 249].

Do công xã nông thôn tan rã, nên trong công xã đã xất hiện tầng lớp nông dân không có ruộng đất. Họ phải lĩnh canh ruộng đất và phải nộp địa tô hoặc phải đi làm thuê nhằm nhận đợc một khoản thù lao để sinh sống. Ta thấy trong bộ luật Hammurabi đã đề cập đến loại nông dân này, qua 12 điều (42, 43, 43, 44, 45, 46, 47 và 60, 61, 62, 63, 63, 64, 65) để nói về việc lĩnh canh ruộng đất, địa tô và các nghĩa vụ khác của ngời tá điền. Theo luật Hammurabi nông dân

lĩnh canh ruộng đất có nghĩa vụ phải nộp cho chủ ruộng địa tô bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Tình hình đó phản ánh rõ trong điều 45, 46 của luật Hammurabi.

Điều 45: “Dân tự do đem ruộng của mình phát canh cho nông dân, và đã thu tiền thuê ruộng mà về sau thàn Adát làm ngập ruộng hoặc lụt phá huỷ mất hoa màu, thì ngời nông dân thuê ruộng phải chịu thiệt hại đó”.

Điều 46: “Nếu ngời này không thu tiền thuế ruộng, mà sẽ căn cứ theo thu hoặch để thu tô 1/2 hay 1/3 thì thu hoặch của ruộng đất sẽ do nông dân và chủ ruộng căn cứ theo tỷ lệ đã định để chia nhau”.

Nếu ngời lĩnh canh ruộng đất canh tác kém hiệu quả hoặc để đất hoang thì phải căn cứ theo đám ruộng bên cạnh để nộp địa tô.

Điều 42: “Nếu dân tự do thuê ruộng để cày, nếu ruộng không có thóc thì ngời này bị coi là cha hết sức chăm bón, phải lấy ngời bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng”.

Điều 43: “Nếu không cày cấy mà để ruộng bỏ hoang thì ngời này phải căn cứ theo ngời bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng, và còn phải cày bừa lại ruộng cho bằng phẳng để trả lại cho chủ ruộng” [13, 249].

Đối với nông dân lĩnh canh đất vờn, thì mọi ngiã vụ cũng tơng tự nh ruộng trồng ngũ cốc nhng mức độ địa tô cao hơn.

Điều 64: “Nếu dân tự do đem vờn cho ngời trồng vờn trồng cây chà là, thì ngời trồng phải nộp 2/3 số thu hoặch trong cái vờn mà mình quản lí cho chủ v- ờn, còn mình đợc 1/3”.

Điều 65: “Nếu ngời làm vờn không trồng trọt trong vờn mà thu hoặch giảm bớt, thì ngời này phải theo khu vực bên cạnh để nộp tiền thuê vờn” [13, 251].

ở Lỡng Hà cổ đại ngoài tầng lớp nông dân không có ruộng đất, sự suy yếu và có nguy cơ tan rã của công xã nông thôn còn dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nông dân tự canh. Đây là bộ phận những nông dân có ruộng đất t hữu của mình và có toàn quyền chi phối đất đai của mình nh bán, tặng hoặc dùng để gán nợ.

Có 12 điều trong bộ luật Hammurabi nói về ruộng đất của nông dân (từ điều 48 đến điều 59). Tuy có ruộng đất riêng, nhng họ vẫn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống khiến họ cũng phải đi vay nợ thậm chí phải dùng cả ruộng đất của mình để thế chấp.

Điều 49: “Nếu dân tự do vay bạc của tamca và giao cho tamca ruộng có thể trồng lúa hoặc ruộng có thể trồng vừng và nói với tamca rằng : “ruộng này do ông trồng lúa hoặc vừng trên ruộng, do ông thu hoạch”. Nếu nông dân trồng lúa hoặc vừng trên ruộng là thuộc về chủ ruộng, nhng phải nộp thóc cho tamca để bù vào số bạc đã vay và lợi tức, những tổn phí của tamca đã trả khi cày ruộng”.

Điều 50: “Nếu đám ruộng mà ngời này đem làm vật bảo đảm để vay nợ đã trồng lúa hoặc trồng vừng, thì số thóc hoặc vừng thu hoạch là thuộc về chủ ruộng và phải dùng bạc để trả vốn và lãi cho tamca”.

Điều 51: “Nếu ngời này không có bạc để trả thì có thể dùng thóc hoặc vừng căn cứ theo giá quy định của nhà vua nộp cho tamca để trả số bạc đã vay và lợi tức”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 58: “Sau khi rời khỏi mục trờng mà cả đàn súc vật bị bắt giữ lại trong cửa thành, nếu ngời chăn súc vật vẫn thả cừu ở ruộng và cho cừu ăn ở ruộng, thì ngời chăn cừu phải trông coi đám ruộng mình đã cho cừu ăn, đến khi thu hoạch phải đền cho chủ ruộng cứ mỗi bua là 60 guru thóc” [13, 250]. Nghĩa vụ của loại nông dân này không đợc Luật Hammurabi nói tới nhng chắc hẳn họ cũng phải nộp thuế cho nhà nớc nh nông dân công xã.

Đến thời vơng quốc Tân Babilon thống trị Lỡng Hà, sự phân hóa giữa giàu và nghèo ngày một nhanh hơn. Số nông dân ở xung quanh thành thị đều phải đi lính, làm những nghĩa vụ binh dịch cho nhà vua, đời sống của họ ngày càng cực khổ. Đã không ít những ngời tự do, ngời nông dân trong công xã vì thiếu nợ không trả nổi trở thành nô lệ. Tuy vậy, cho đến cả cuối thời kì vơng quốc Canđê, công xã nông thôn vẫn tồn tại và nền kinh tế công xã vẫn có vai trò hết

sức quan trọng, do đó nông dân công xã vẫn chiếm số lợng đông đảo và là lực l- ợng sản xuất chủ yếu trong xã hội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất xã hội của các quốc gia lưỡng hà cổ đại (Trang 43 - 49)