Về quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất xã hội của các quốc gia lưỡng hà cổ đại (Trang 73 - 78)

B. Nội dung

2.3.2.2. Về quan hệ xã hội

Nh đã bàn ở trên, lúc bấy giờ ở các quốc gia Lỡng Hà cổ đại diễn ra các mối quan hệ xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp với nhau đan xen, phức tạp thể hiện trong quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Xã hội Lỡng Hà cổ đại luôn có sự biến động, do các vơng quốc của các tộc ngời khác nhau thờng xuyên có sự thay thế, nó đã tác động mạnh đến sự chuyển biến của các giai tầng trong xã hội. Quan hệ giữa họ cũng có sự đổi khác, công xã nông thôn vẫn tồn tại tởng chừng nh một thành trì vững chắc của xã hội. Tuy nhiên với sự suy vong của các vơng triều khiến cho công xã dần rạn nứt, quan hệ xã hội càng thêm phức tạp, thêm vào đó là chế độ t hữu ruộng đất phát triển, ruộng đất công xã bị thu hẹp dần, việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến thành viên công xã bị mất đất, bị bần cùng hoá phải đi làm thuê có nhiều ngời rơi xuống thân phận nô lệ. Dù có vậy thì nông dân công xã vẫn chiếm số đông và là lực lợng sản xuất chủ yếu của xã hội.

Nô lệ ngày càng tăng thêm do chiến tranh, đây là giai cấp mà thân phận họ thuộc vào loại thấp nhất trong xã hội, họ bị ràng buộc bởi các tục lệ, các quy định do chính nhà nớc và do chính chủ nô của họ đặt ra. Thân phận, đời sống của nô lệ khổ cực, bị mua bán trao đổi nhng nô lệ ở các quốc gia Lỡng Hà cổ đại khác hẳn chế độ nô lệ ở Hi Lạp và Rô Ma. Quan hệ giữa chủ nô và nô lệ ở đây không quá gay gắt, số lợng nô lệ ít và họ cha bao giờ là lực lợng sản xuất chủ yếu trong xã hội. Do đó, chế độ nô lệ ở Lỡng Hà cổ đại không điển hình.

Bất cứ một nhà nớc nào khi đợc lập nên thì giai cấp thống trị cũng luôn tìm mọi cách đề ra những chính sách cai trị riêng và ngày càng chặt chẽ hơn, đồng thời ra sức vơ vét của cải vào tay mình, cớp đoạt ruộng đất công xã nông thôn. Sự thống trị này kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc vào khả năng của giai cấp thống trị có điều hoà đợc mối mâu thuẫn trong xã hội hay không. Số lợng những con ng- ời có uy quyền này trong xã hội chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhng quyền lực của họ thì đứng trên tất cả.

Qua việc khảo cứu tổ chức nhà nớc và mối quan hệ xã hội cùng với phơng thức bóc lột chủ yếu của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại, đồng thời xem xét những

đặc trng cơ bản của xã hội đó chúng ta có thể đi đến việc xác định tính chất xã hội của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại nh sau:

Chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại không phải là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình nh ở Hi Lạp và Rôma. Rõ ràng xã hội ở Lỡng Hà khác hẳn so với chế độ chiếm hữu nô lệ ở phơng Tây cổ đại. Vấn đề cơ bản nhất là lực lợng sản xuất và phơng thức bóc lột. ở chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, lực lợng sản xuất chủ yếu là nô lệ và quan hệ bóc lột là quan hệ giữa chủ nô với nô lệ với phơng thức bóc lột là sức lao động cỡng bức của nô lệ. Còn trong xã hội của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại thì lực lợng quần chúng sản xuất đông đảo nhất ở đây là nông dân công xã, lực lợng nuôi sống xã hội, quan hệ bóc lột là giữa quý tộc với nông dân công xã, phơng thức bóc lột bằng tô thuế. Mà nh C.Mác nói tô và thuế kết hợp làm một: “Nếu đối lập với những ngời sản xuất trực tiếp không phải là những kẻ sở hữu ruộng đất mà là nhà nớc nh ở châu á, với t cách là một kẻ sở hữu ruộng đất, đồng thời là một vua chúa, thì địa tô kết hợp làm một với thuế khóa, hay nói cho đúng hơn trong trờng hợp đó không có thuế khóa nào phân biệt với hình thái địa tô này” [5, 243 – 244]. Còn giai cấp nô lệ vừa tơng đối ít về số lợng vừa giữ vai trò thứ yếu trong lao động sản xuất.

Nh vậy lực lợng lao động chủ yếu trong xã hội Lỡng Hà cổ đại không phải là nô lệ nên chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội này không phải là xã hội chiếm hữu nô lệ.

Xã hội của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại cũng không phải là xã hội trong đó song song tồn tại các phơng thức sản xuất nguyên thủy và phong kiến.

Vậy lí giải vấn đề này nh thế nào?. Theo lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin thì lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội và mỗi hình thái xã hội đó tơng ứng với một phơng thức sản xuất nhất định mà thôi. Không thể có xã hội nào trong đó lại song song tồn tại hai phơng thức sản xuất.

Trong lịch sử của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại ngoài phơng thức bóc lột bằng tô thuế thì trong nó còn tồn tại tàn d của phơng thức sản xuất cũ nguyên thủy và xuất hiện thêm mầm mống của phơng thức sản xuất mới phong kiến.

Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu giai cấp và hình thức bóc lột của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại cho chúng ta thấy rõ không hề có hiện tợng song song tồn tại hai phơng thức sản xuất nguyên thủy và phong kiến. Điểm đặc biệt đáng để quan tâm và làm nên tính khác biệt của xã hội Luỡng Hà cổ đại nói riêng cũng nh của phơng Đông nói chung đó là sự tồn tại của chế độ công xã nông thôn. Khi chế độ công xã thị tộc tan rã đã sinh ra công xã nông thôn là một bớc quá độ từ chế độ công hữu sang chế độ t hữu về tài sản, là sản phẩm của xã hội song đến giai đoạn nhà nớc Xume hình thành thì nó vẫn tồn tại và tồn tại một cách dai dẳng. Tại sao khi xã hội Lỡng Hà bớc vào giai đoạn có giai cấp và nhà nớc mà chế độ công xã vẫn tồn tại, đó là vì ở các quốc gia Lỡng Hà cổ đại do chế độ quân chủ chuyên chế ngay từ đầu đã rất mạnh, các Patêsi đã thâu tóm mọi quyền lực trong tay và ruộng đất cũng đợc xem là quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Do đó, công xã nông thôn đã đợc coi là những đơn vị sản xuất nông nghiệp ở cơ sở, đồng thời là những đơn vị hành chính địa phơng thuộc bộ máy nhà nớc.

Chế độ công xã nông thôn đã tồn tại hết sức lâu dài, dai dẳng ở các quốc gia Lỡng Hà cổ đại, đây là một đặc trng quan trọng để xem xét tính chất xã hội của khu vực này. Song không thể coi công xã nông thôn là tàn d của xã hội nguyên thủy mà nó chỉ có thể xem là cơ sở của xã hội có giai cấp và nhà nớc ở Lỡng Hà cổ đại.

Xã hội ở phơng Đông nói chung và ở Lỡng Hà cổ đại nói riêng cũng không phải là xã hội phong kiến. Trong xã hội của các quốc gia Lỡng Hà cổ đại đặc biệt là vào giai đoạn vua Hammurabi nắm quyền thì ở trong các nông trang của vua quan, đền miếu đã xuất hình thức bóc lột địa tô, đặc biệt là hình thức phát canh thu tô. Tuy nhiên hình thức này tồn tại nh là biểu hiện mầm mống bóc lột mới nảy sinh trên cơ sở hình thức bóc lột cũ. Đó không phải là hình thức

bóc lột chủ yếu trong toàn xã hội và cũng không tồn tại trong suốt thời cổ đại ở Lỡng Hà.

Vậy xã hội Lỡng Hà cổ đại mang tính chất gì?. Dựa vào những tài liệu đã thu thập đợc cùng với sự tham khảo các ý kiến trên của các nhà sử học, chúng tôi mạnh dạn kết luận, với những đặc trng nỗi bật nh: ruộng đất cơ bản thuộc quyền sỡ hữu tối cao của nhà vua, chế độ công xã nông thôn tồn tại dai dẳng một cách ngoan cố. Đặc biệt trong xã hội đó nông dân công xã chiếm tỷ lệ đông đảo nhất và là lực lợng sản xuất chủ yếu nuôi sống xã hội, bị bóc lột thông qua hình thức nộp thuế ruộng đất mà thuế với tô là một, xã hội này có thể gọi là xã hội nông dân công xã nông thôn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất xã hội của các quốc gia lưỡng hà cổ đại (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w