NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KHOA CỬ CỦA LÀNG CỔ BÔN 2.1 Truyền thống hiếu học của người dân làng Cổ Bôn.

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 31 - 38)

2.1. Truyền thống hiếu học của người dân làng Cổ Bôn.

Khuyến học cầu hiền bao giờ cũng là quốc sách đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và hưng thịnh quốc gia. Từ xưa nhân dân ta đã có câu “Cho ruộng cho tiền không bằng cho nghiên cho bút”. Tỉnh Thanh Hóa vừa rạng rỡ đất văn vừa oai phong đất võ. Sử sách còn ghi lại vùng nào trong tỉnh cũng xuất hiện những danh sĩ hào kiệt nổi tiếng. Thanh Hóa là một tỉnh có dân số thuộc loại đông nhất nước ta. Thanh Hóa là một tỉnh đa tộc người và là vùng đất lịch sử lâu đời. Có lẽ hiếm có vùng đất nào như Thanh Hóa lại có đầy đủ những mốc nổi tiếng đánh dấu các giai đoạn lớn của lịch sử từ tối cổ đến tận ngày nay. Do vậy, thiên nhiên và văn hóa xứ Thanh đều thấm đượm sắc màu lịch sử. Thanh Hóa là vùng đất vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lịch sử, huyền thoại vì vùng đất này cũng là cái nôi hình thành các dân tộc, hình thành quốc gia, hình thành văn hóa, do vậy không thiếu gì những hiện tượng mang tính huyền thoại. Lịch sử vì trên mảnh đất này chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, nơi sinh thành nhiều vị vua sáng nghiệp, nhiều anh hùng lừng danh và vô danh. Điều này đã để lại những dấu ấn sâu sắc không chỉ trên trang sử được ghi chép qua các triều đại mà còn trong các lễ nghi, phong tục, hội hè. Đó là lịch sử được ghi khắc trong tâm thức của nhân dân trở thành một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được thiêng liêng hóa, tín ngưỡng hóa.

Thanh Hóa - xứ Thanh không phải là tứ trấn nội kinh (xứ Bắc, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam vây quanh Thăng Long xưa tương ứng với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với Hà Nội ngày nay) mà là ngoại trấn, là trại, là đất phên dậu là vùng ngoại vi của trung tâm văn hóa chính trị Thăng Long hay Huế - Phú Xuân. Vị trí địa chính trị, địa văn hóa này đã tạo cho xứ Thanh

- Thanh Hóa những sắc thái văn hóa mang tính đặc thù. Thanh Hóa từ lâu được mệnh danh là đất của các bậc đế vương sáng nghiệp, ít nhất cũng đã từng có 3 dòng họ đế vương như vậy phát tích từ xứ Thanh: Vương triều Hồ, Vương triều Lê, Vương triều Nguyễn. Xứ Thanh còn là vùng đất của những “Quân vương” và của nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử khác nữa như Lê Phụng Hiểu một võ tướng có công với dân tộc, là người duy nhất được hưởng lộc “Thác đao điền”, như Nguyễn Hữu Cảnh là người Hà Trung có công chinh phục đất Chiêm Thành, Chân Lạp. Vùng đất xứ Thanh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” thấm đẫm sắc màu của lịch sử của lịch sử, văn hóa, con người xứ Thanh từ lâu được nuôi dưỡng trong dòng chảy lịch sử văn hóa đã tạo nên tố chất con người cần cù, chịu khó, thông minh hiếu học sẵn sàng vượt qua khó khăn gian khổ.

Thế kỉ thứ VIII Khương Công Phụ người thôn Cẩm Cầu, xã Sơn Bôi, huyện Yên Định nay là thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Thiệu Yên là nhân sĩ đầu tiên của cả nước thi đỗ Đại Khoa (Tiến sĩ) bên Trung Quốc đời Đường Đức Tông (780 - 804) được phong Lưỡng quốc trạng nguyên. Ở trong nước, dưới chế độ phong kiến hầu như khoa thi nào Thanh Hóa cũng có người đỗ đại khoa, khoa Kỷ Sửu (1589) triều đình nhà Mạc (Mạc Mục Tông) - (1562-1592) chọn bốn tiến sĩ đều là người Thanh Hóa. Toàn tỉnh có trên 200 vị thi đỗ đại khoa và nhiều danh sĩ khác. Ngày nay dưới chế độ mới, số giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ.. quê ở Thanh Hóa cũng rất nhiều, các vị đó đang đem tài năng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Là địa đầu của miền Trung, như những danh nhân thuộc: xứ Nghệ, Thành Nam, Tràng An, Kinh Bắc…vốn chiều dài và bề dày lịch sử, trong hoàn cảnh địa lí chung của cả nước, với văn hóa Núi Đọ, Đa Bút, Hoa Lộc, Đông Sơn. Với truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất, lao động cần cù, thông minh sáng tạo Thanh Hóa là nơi phát tích của nhiều triều đại phong

kiến đồng thời là nơi nảy sinh những tài năng, những “Danh nhân, danh sĩ” mà tên tuổi, sự nghiệp của họ lưu danh cùng sử sách.

Hồ Chủ tịch trong bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức tỉnh Thanh Hóa ngày 20 – 2 - 1947 đã đánh giá: “Tỉnh Thanh có tiếng là văn vật”, điều đó nói lên trình độ văn hóa và dân trí của nhân dân Thanh Hóa. Hiếu học, thương con, quý thầy luôn luôn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Thanh Hóa cũng vậy, từ xưa là vùng đất học tuy đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng cha ông ta đã biết chăm lo mở mang dân trí cho con cháu. Những yếu tố hòa đồng và yếu tố đặc thù đã làm nên vùng đất Thanh Hóa trở thành một trong những cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài cho đất nước. Những nhân tài xứ Thanh đã từng lập hoặc trợ giúp cho các bậc đế vương, đã từng góp phần lớn lao cho công cuộc dân yên, nước thịnh như Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Nguyễn Mộng Tuân, Lê Trạc Tú, Lưu Đình Chất, Nguyễn Quán Nho, Đào Duy Từ… Dù cảnh đời có khác nhau, nhưng họ đều có một chí hướng chung là muốn bồi đắp cho cương thường giữ gìn chính giáo hoặc lấy sự nghiệp mà phò vua giúp nước, lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, lấy giáo hóa mà tác thành hậu tiến…nên đều được xã hội đương thời tôn trọng.

Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được sự chăm lo của Đảng và Chính phủ về sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, sự học của Thanh Hóa có những bước phát triển mới. Đến nay số giáo sư, tiến sĩ, phó giáo sư, phó tiến sĩ là con em Thanh Hóa được phong tặng và đào tạo trong thời đại mới có trên 300 người, đó là con số đáng kể, học sinh giỏi đạt giải cao ngày càng nhiều. Từ năm học 1980 - 1981 đến 1993 - 1994, Thanh Hóa đã có trên 400 học sinh đoạt giải qua các kì thi học sinh giỏi toàn quốc, có 8 học sinh đoạt giải quốc tế về môn Toán, Vật lí, Cờ vua. Thành tích đó nói lên Thanh Hóa là vùng đất học, sự học hành đỗ đạt của các em học sinh là nhờ công lao dạy bảo của thầy

cô giáo. Sự quan tâm của Đảng bộ, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh cho phép chúng ta tin tưởng sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh ta trong những năm tới sẽ có những bước phát triển mới về chất lượng dạy và học.

Mỗi người Thanh Hóa, đặc biết đối với thế hệ trẻ, càng thấy tự hào về truyền thống tốt đẹp xưa, không ngừng ra sức học tập để vươn tới đỉnh cao của khoa học, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, tổ quốc phồn vinh để xứng danh với truyền thống của cha ông.

Đông Sơn xưa là vùng đất học của xứ Thanh, người dân nơi đây có câu: “Thi Hoằng Hóa, khóa Đông Sơn. Đông Sơn Tứ Bôn, Hoằng Hóa Lưỡng Bột”. Các làng ở tứ xã Bôn với truyền thống học hành đỗ đạt đã góp phần tạo nên “Đất học” Đông Sơn. Đất Cổ Bôn đến nay vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện về tấm gương chịu khó, kiên trì học tập, tài trí thông minh trong việc dạy dỗ, học hành của người xưa.

Trên đất Cổ Bôn xưa có rất nhiều thầy học giỏi, từ thời Trần đã nổi tiếng với người thầy học họ Nguyễn. Gia phả dòng họ của nhà sử học nổi tiếng Lê Văn Hưu cho biết : Thuở nhỏ ông nhiều năm dùi mài kinh sử tại nhà thầy họ Nguyễn ở Cổ Bôn nhờ sự kèm cặp, dạy dỗ của người thầy đức độ có học vấn uyên thâm của thầy họ Nguyễn ở làng Cổ Bôn mà Lê Văn Hưu đã đỗ Tiến sĩ ở tuổi 18 trở thành nhà Sử học tài danh của đất nước dưới triều vua Trần Thái Tông (1247). Những câu chuyện về người học trò Lê Văn Hưu sau này là Hàn lâm viện học sĩ, Binh bộ Thượng thư tước nhân uyên hầu, nhà sử học tác giả của tập đại thành “Đại Việt sử ký” đã khẳng định rằng đất Cổ Bôn không chỉ là nơi sản sinh ra những nhân tài cho đất nước mà chính nơi này từ rất sớm đã là nơi đào tạo ra những tài năng với những người thầy đức nghiệp giàu lòng nhân ái. Dù rằng đến nay tên tuổi của người thầy họ Nguyễn vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng đất Cổ Bôn là “Đất học” đất văn, đất của những nhà khoa bảng nổi danh đóng góp

cho lịch sử dân tộc và đất của những người thầy mẫu mực. Đất địa linh - nhân kiệt xứng đáng với tên tuổi đã được khẳng định qua từng thời kì, từng tên đất tên làng và tên của những nhân tài góp phần khẳng định tên tuổi của Cổ Bôn xưa và nay.

Đất Cổ Bôn xưa còn gắn với giai thoại về người học trò họ Lưu: Lưu Ngạn Quang sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng ông luôn vươn lên cùng với sự chăm chỉ cần cù cộng với trí thông minh sẵn có, ông đã quyết tâm vượt ra khỏi cảnh túng quẩn, nghèo khó bằng con đường học hành. Chính sự kiên trì học tập và tình yêu thương bao bọc của mẹ hiền, vợ thảo, Lưu Ngạn Quang đã đỗ Hương cống vào năm 33 tuổi. Từ đó Lưu Ngạn Quang tiếp tục lên kinh để dùi mài kinh sử và cuối cùng ông đã đỗ Hoàng Giáp (Tức đệ nhị giáp tiến sĩ) vào khoa thi Tân Sửu (1481). Dòng họ Lưu ở đây không đông nhưng đã góp phần làm cho vùng đất Cổ Bôn trở thành vùng đất học ở trấn Thanh Hoa, đồng thời cho thấy người Cổ Bôn xưa kiên trì và có nghị lực, vượt khó khăn để học tập, thành đạt. Truyền thống khoa cử, đỗ đạt là truyền thống tốt đẹp trở thành tài sản văn hóa, tài sản trí tuệ của quê hương. Các dòng họ ở Cổ Bôn với những nhân vật, tên tuổi tài danh đã góp phần làm nên tên tuổi của vùng đất nổi tiếng văn vật của xứ Thanh.

Thời Lê, sử sách nhắc đến đất Cổ Bôn với nhiều nhà nho danh tiếng trong đó tiêu biểu là nho thần Nguyễn Văn Nghi. Họ Nguyễn là họ lớn nhất ở Cổ Bôn có truyền thống khoa bảng từ xưa đến nay, vì thế họ Nguyễn được xếp vào hạng dòng dõi “Danh gia thế phiệt” với những tên tuổi nổi tiếng. Nguyễn Văn Nghi đỗ Giáp nhất chế khoa Thuận Bình (1554) đời vua Lê Trung Tông. Ông là người giỏi văn chương, đã viết những câu chuyên được vua khen là “Thần cú” và đã từng là thầy học của hai vua Lê. Ông là người có công lớn đối với triều Hậu Lê, được ba vua tri ngộ. Nhà sử học Phan Huy Chú trong ‘Lịch triều hiến chương loại chí’ đã xếp Nguyễn Văn Nghi vào danh

sách các nhà Nho đức nghiệp cùng với các nhà nho danh tiếng khác: Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Vũ Quỳnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm…ông được vua Lê phong là Phúc Thần.

Con Nguyễn Văn Nghi là Nguyễn Khải là người mưu lược, có công lớn đối với đất nước nên được phong đến Binh bộ Thương Thư và là bậc nhất Quốc lão tham gia triều chính (Đại Việt sử kí toàn thư). Đến đời cháu của Nguyễn Văn Nghi là Nguyễn Văn Lễ là nhà khoa bảng đỗ đạt cao, ông đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Dần (1602) đời vua Lê Kính Tông, ông làm tới chức Hàn Lâm viên hiệu Lý Tước Nam. Cùng với dòng họ Nguyễn, dòng họ La mặc dù không phải là dòng họ có nguồn gốc ở Cổ Bôn nhưng dòng họ này góp phần quan trọng vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng vùng đất Cổ Bôn được như ngày nay.

Truyền thống hiếu học của người dân làng Cổ Bôn không chỉ xuất phát từ vùng đất có truyền thống khoa bảng từ xa xưa mà còn trong mỗi con người Cổ Bôn đều mang trong mình dòng máu và ý chí để thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau soi mình và tiếp bước. Các dòng họ ở Cổ Bôn đến vùng đất này lập nghiệp đồng thời cũng là quá trình họ làm nên tên tuổi của vùng đất này lưu danh cùng sử sách nhờ những con người tài danh xuất chúng. Các dòng họ Cổ Bôn thay nhau ghi tên mình vào bảng vàng khoa bảng của dân tộc. Cùng với họ Nguyễn, họ La, họ Thiều cũng là một dòng họ lớn, có tiếng ở Cổ Bôn và cũng là một trong những dòng họ có công lớn trong việc xậy dựng làng Cổ Bôn thành vùng đất học nghìn năm văn vật của xứ Thanh được nhân dân trong vùng quý trọng.

Gia phả dòng học Thiều ở Cổ Bôn gắn liền với tên tuổi của Thiều Sĩ Lâm. Ông đậu Thám hoa khoa Canh Tuất (1670) đời vua Lê Huyền Tông và

ông làm đến chức Tham Chính, là người có công với nước, là vị quan có tiếng trong triều.

Họ Cao là một dòng tộc gốc ở Cổ Bôn xưa, theo văn bia tại đền thờ họ ghi: “Dòng họ ta vốn là một dòng họ lớn trong xã từ xưa đã có người nổi danh khoa bảng” [12; 37]. Đó là Cao tiên sinh (tức Cao Cử) ngoài Cao tiên sinh còn có hai người nữa cùng đỗ đạt làm quan đó là ông sinh đồ Cao Công Tráng và ông Cao Công Nhiềm.

Họ Lê Khả cũng là một trong những dòng họ có truyền thống khoa bảng nổi tiếng của vùng đất Cổ Bôn. Từ xưa dòng họ này đã nổi danh có nhiều người tài giỏi đức độ, đặc biệt đến đời Lê Khả Trù, rồi Lê Khả Trinh thì danh tiếng của dòng họ đã phát triển đến đỉnh cao. Nối tiếp các thế hệ cha ông, con cháu làng Cổ Bôn đang ra sức phấn đấu để làm rạng danh quê hương.

Vùng đất xứ Thanh từ xa xưa đã nổi tiếng là văn vật, là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến đồng thời cũng là nơi nảy sinh những tài năng, những danh nhân, danh sĩ mà tên tuổi, sự nghiệp của họ được sử sách lưu danh, nhân dân ngưỡng mộ. Làng Cổ Bôn nằm trong cái nôi phát sinh ra những danh nhân, danh sĩ. Vì vậy xa xưa làng Cổ Bôn bên cạnh nền kinh tế đa dạng phong phú, làng quê nổi tiếng với những trò diễn dân gian đặc sắc mang dấu ấn của làng quê thuộc đồng bằng sông Mã… Làng Cổ Bôn còn nổi tiếng với truyền thống hiếu học, truyền thống học giỏi, thi đỗ cao đã góp phần làm cho đất Cổ Bôn trở thành “Đất học” “Làng văn hiến” của xứ Thanh.

Sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh và tiến bộ là công sức của toàn dân mà xưa kia hay nói là của trăm họ trong đó từ người lãnh đạo đến người dân, tuy ở những dòng họ khác nhau song họ nào cũng có người tài giỏi những nhân vật lịch sử hoặc danh nhân văn hóa đóng góp to lớn cho Tổ quốc cho nhân dân và dân tộc. Những truyền thống tốt đẹp của nhân

dân ta như yêu nước, bất khuất, nhân nghĩa hiếu học trọng đạo lý, đoàn kết trong lao động cũng như trong chiến đấu chống ngoại xâm. Những đóng góp đó đã trở thành tài sản văn hóa, tài sản trí tuệ của quê hương.

2.2. Những tên tuổi gắn liền với niềm tự hào khoa bảng của người dân làng Cổ Bôn.

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w