Xuất và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 66 - 76)

Trong công cuộc đổi mới hiện nay và thực tiễn đang đặt ra cho nhân dân ta và đặc biệt là thế hệ trẻ những nhiệm vụ trọng đại, đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đi đôi với việc đổi mới và nâng cao trình độ văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ vì mục tiêu dân giàu nước, mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu để trong vài ba thập kỉ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Sứ mệnh lịch sử ấy đòi hỏi con người Việt Nam, con người Thanh Hóa và người dân làng Cổ Bôn phải có tri thức về nhiều mặt.

Dân tộc ta rất quý trọng hiền tài, truyền thống đó đã được cha ông ta khẳng định trên bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội. Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ, phồn vinh, khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm. Những người tài giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước.

Để tôn vinh những người tài giỏi, ở nhiều nơi, ông cha ta thường dựng bia lập đền thờ ghi công những người tài năng, những người có công với dân với nước. Trên thế giới cũng như ở từng nước, những người thực sự tài năng

thường thúc đẩy mở đường cho sự phát triển và họ cùng với nhân dân sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần to lớn cho dân tộc, cho nhân loại. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã khẳng định vai trò tích cực của những người tài năng. Lao động cùng với trí tuệ của họ đã góp phần xây dựng nền văn nhóa của nhân loại, xây dựng nền tảng kĩ thuật của các phương thức sản xuất trong các giai đoạn phát triển của xã hội.

Hiện nay, loài người đang bước vào thời kì phát triển của văn minh hậu công nghiệp. Với các thành tựu rực rỡ về khoa học - công nghệ mũi nhọn: máy tính và công nghệ thông tin… Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang tác động ngày càng toàn diện và sâu sắc tới mọi hoạt động của xã hội loài người.

Trong bối cảnh đó người dân làng Cổ Bôn vẫn tiếp tục nỗ lực hơn nữa cùng với nhân dân cả nước đang cùng đem tài năng sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần cho quê hương cho dân tộc, tiếp tục phát huy và giữ gìn truyền thống hiếu học và khoa bảng của dân tộc. Cần phải tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn ở Đông Sơn. Trên cơ sở đó đánh giá lại toàn bộ giá trị truyền thống hiếu học của dân tộc để từ đó có phương thức, biện pháp tạo động lực thúc đẩy thế hệ trẻ ở Cổ Bôn tiếp tục học tập và đạt thành tích cao hơn nữa trong lĩnh vực khoa học, giáo dục đưa quê hương Cổ Bôn, tỉnh Thanh và dân tộc Việt Nam ngày càng giàu mạnh tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Việc phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ trẻ ở Cổ Bôn hôm nay cần phải dựa trên ý thức tự giác và năng lực sẵn sàng tiếp thu tinh hoa và không ngừng sáng tạo của người dân Cổ Bôn, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ ở Cổ Bôn hôm nay đang từng bước không ngừng phấn đấu để tiếp thu tri thức khẳng định tên tuổi của vùng đất từ xưa nổi tiếng với truyền thống hiếu học.

Các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn thể và mỗi gia đình cần tạo mọi điều kiện để con em có điều kiện học tập, tìm tòi sáng tạo và có cơ hội thử sức mình, đóng góp sức lực và tài năng để xây dựng quê hương, đất nước. Không chỉ phát huy truyền thống hiếu học của cha ông mà cần phải giáo dục ý thức bảo tồn tất cả các giá trị văn hóa lịch sử để làng Cổ Bôn hôm nay dù có giàu mạnh, phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống để làng Cổ Bôn vẫn là “ Đệ nhất trong trấn Thanh Hoa”.

Bên cạnh đó di tích, đền thờ tưởng nhớ các nhà khoa bảng ở Cổ Bôn, mặc dù được con cháu các dòng họ ra sức bảo vệ và tu bổ nhưng do thời gian và chiến tranh tàn phá đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hi vọng trong thời gian không xa, các di tích này sẽ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xã, huyện Đông Sơn và sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa để trùng tu tôn tạo khang trang lưu truyền cho muôn đời sau, cũng là để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của xứ Thanh ngàn xưa văn hiến.

Tóm lại, việc tiếp tục giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống hiếu học của người dân làng Cổ Bôn nói riêng và cả nước nói chung là một chủ trương, chính sách của Đảng, toàn dân và chiến lược hàng đầu trong giai đoạn hiện nay khi mà nên kinh tế tri thức đang đòi hỏi thế hệ trẻ có năng lực và trình độ chuyên môn để chiếm lĩnh tri thức. Trải qua thời kì lịch sử lâu dài làng Cổ Bôn đã xây dựng và định hình bề dày lịch sử và truyền thống văn hiến. Khó khăn, thử thách là không ít nhưng tất cả sẽ trở thành kinh nghiệm quý báu để làng Cổ Bôn vững bước tiến vào thiên niên kỉ mới. Những con người, những nhà khoa bảng của làng Cổ Bôn sẽ trở thành tấm gương, thành sức mạnh, cội nguồn để thế hệ trẻ hôm nay vững bước và tiếp tục phát huy truyền thống khoa bảng trong thời đại ngày nay. Sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh và tiến bộ là công sức của toàn dân mà xưa kia hay nói là của trăm họ trong đó từ người lãnh đạo đến người dân tuy ở những

dòng họ khác nhau song họ nào cũng có người tài giỏi những nhân vật lịch sử hoặc danh nhân văn hóa đóng góp to lớn cho tổ quốc cho nhân dân và dân tộc. Những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta như yêu nước bất khuất, nhân nghĩa hiếu học trọng đạo lý, đoàn kết trong lao động cũng như trong chiến đấu chống ngoại xâm đặc biệt là truyền thống hiếu học trọng thầy của người dân nơi đây. Các nhà khoa bảng trong lịch sử dân tộc đã có những đóng góp nhiều mặt góp phần vào sự tiến bộ chung của quê hương đất nước đặc biệt là những đóng góp về văn hóa

KẾT LUẬN

1. Làng Cổ Bôn (xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) nằm trong vùng đất được xem là văn vật của xứ Thanh. Làng quê này vừa có những nét chung của làng quê nông nghiệp truyền thống Việt Nam, vừa có nét riêng của làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Mã. Làng nằm ở vị trí trung tâm của huyện Đông Sơn và cũng gần như trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Mã. Cảnh trí tự nhiên, môi trường sinh thái không có gì đặc biệt nhưng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tiểu nông và sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Xung quanh là những vùng đất với những làng văn hoá, làng võ, làng nghề, những trung tâm sinh hoạt văn hoá Phật giáo nổi tiếng. Dấu tích văn hóa vật chất còn lại cho thấy làng Cổ Bôn là một làng có lịch sử lâu đời. Sự phát triển của làng qua các thời kì lịch sử đã để lại dấu ấn trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng. Làng Cổ Bôn được các nhà khảo cổ học khẳng định là một trong những làng cổ của xứ Thanh. Làng Cổ Bôn nằm trong khu vực trung tâm của những làng cổ đã được hình thành, phát triển từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách ngày nay hơn 2000 năm. Trong địa phận các làng thuộc đất Cổ Bôn xưa vẫn còn tìm thấy khá nhiều những dấu tích của văn hóa Đông Sơn và văn hóa Hán. Lịch sử địa phương không ghi chép về những làng cổ ở đây nhưng dòng lịch sử dân gian và lịch sử các dòng họ còn ghi chép truyền đời trong các bản gia phả cho thấy, trong các thời kỳ Lý, Trần, Lê mà đặc biệt là thời Lý làng Cổ Bôn được khẳng định là một trong những làng nổi tiếng ở xứ Thanh.

2. Vùng đất Cổ Bôn từ lâu đã nổi tiếng là văn vật, người Cổ Bôn cần cù, chịu thương chịu khó, cuộc sống lao động đã mang lại những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú. Cổ Bôn là vùng đất cổ, có cư dân hội tụ từ lâu đời. Phong cảnh Cổ Bôn rất đẹp: có núi, có sông, có đền, có chùa, có cầu, có quán, có đầm hồ, có bến đò, có cây cao bóng cả. Thiên nhiên đã đẹp

lại được con người Cổ Bôn với truyền thống lao động cần cù là cơ sở để các làng quê ở đây ổn định và phát triển.

3. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm được các thế hệ ở Đông Thanh tiếp nối, từ kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh đến phong trào Cần Vương chống Pháp đã ghi nhận sự đóng góp của nhân dân Đông Sơn trong đó có vai trò to lớn của nhân dân Đông Thanh. Đồng thời, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm được phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Đông Thanh đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong Đại thắng Mùa xuân 1975 thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền nhân dân Đông Thanh tiếp tục giành nhiều thành tựu quan trọng.

4. Cùng với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm và xây dựng đất nước Cổ Bôn còn là vùng đất có truyền thống văn hóa đặc sắc. Đó là những di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia và các cấp. Những di tích Lịch sử thể hiện nghệ thuật điêu khắc đá và kiến trúc đặc sắc đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Truyền thống văn hoá của vùng đất Cổ Bôn còn được thể hiện đậm nét trong kho tàng diễn xướng dân gian. Nét đặc sắc trong sinh hoạt văn hoá truyền thống ở tứ xã Bôn là ở chỗ các làng ở đây có một kho tàng trò diễn dân gian đặc sắc. Ngạn ngữ Đông Sơn có câu: Pháo Ngò - Trò Bôn.

5. Chính những yếu tố địa lý trên cộng với con người Cổ Bôn thuần hậu chất phác, truyền thống ham học hỏi đã giúp họ phát huy nội lực và tiếp nhân tinh hoa từ bên ngoài để từ đó tạo nên ở họ truyền thống văn hóa đâm đà đặc biệt truyền thống khoa bảng được hình thành và nối tiếp qua các thời kì.

Hiếu học, thương con, quý thầy luôn luôn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Thanh Hóa cũng vậy, từ xưa đã là vùng đất học, đời sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng ông cha đã biết chăm lo mở mang dân trí cho con cháu.

Nhiều gia đình, nhiều làng tổng có phong trào nuôi thầy dạy học. Trước kia là thầy đồ dạy chữ Nho, sau là thầy dạy chữ Quốc ngữ. Hầu khắp làng tổng trong tỉnh đều có những khóa sinh, nhiều người học đến Tam trường, đỗ Tú tài, đỗ Cử nhân, nhiều người đỗ đạt ở các kì thi. Trong từng điều kiện cụ thể, thế hệ sau kế thừa có sáng tạo và ngày càng cao hơn thế hệ trước. Những yếu tố hòa đồng và yếu tố đặc thù đã làm nên Thanh Hóa văn hiến và là một trong những nuôi nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài cho đất nước. Những nhân tài xứ Thanh đã từng lập nên hoặc trợ giúp đắc lực cho sự nghiệp đế vương, đã từng góp phần lớn lao cho công cuộc dân yên, nước thịnh như: Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Quán Nho, Đào Duy Từ…Có lẽ xuất phát từ những điều đó mà vùng đất Cổ Bôn phát mạnh về quan tước, văn quan thời nào cũng có.

6. Đất Cổ Bôn sơn thủy hữu tình, người Cổ Bôn học văn học võ. Làng Cổ Bôn là vùng đất nổi tiếng từ lâu đời được nhiều người biết đến và được liệt vào hàng đệ nhất Thanh Hoa về truyền thống khoa bảng gắn liền với những tên tuổi và nhân vật nổi tiếng như tiến sĩ Lưu Ngạn Quang người có tài trí vượt lên khó khăn giành được bảng vàng khi tuổi đời đã tam tuần, cha con Nguyễn Nghi và Nguyễn Khải, thầy trò Thiều Sĩ Lâm và Lê Khả Trinh, Tiến sĩ Lê Khả Trù, quan tả Nguyễn Trừng… tất cả những tên tuổi đó đã làm rạng rỡ thêm tiếng tăm của một vùng đất, góp phần tô đẹp thêm truyền thống hiếu học của cha ông. Vùng đất hiếu học Cổ Bôn còn là nơi gắn liền với nhiều giai thoại, sự kiện lịch sử như vị tiên cao cờ Đế Thích, ông thầy dạy họ Nguyễn nhà sử gia nổi tiếng Lê Văn Hưu với tập Đại thành bất hủ“ Đại Việt sử ký” với những áng thiên sử hùng hồn của dân tộc.

Làng Cổ Bôn không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn là làng quê văn hóa cùng với truyền thống đấu tranh kiên cường để bảo vệ quê hương, xây dựng đất nước. Những phong tục tập quán đặc sắc làm phong phú thêm diện mạo

của xứ Thanh. Truyền thống học giỏi, thi đỗ cao của làng đã góp phần làm cho đất Cổ Bôn trở thành “Đất học” “Làng văn hiến” của Thanh Hóa.

Trong số các nhà khoa bảng ở Cổ Bôn rực sáng tên tuổi của nhiều bậc hiền tài, họ có những đóng góp quan trọng cho quê hương và lịch sử dân tộc về văn hóa, lịch sử, quân sự. Cùng với các bậc hiền tài trong cả nước dựng xây nên truyền thống tốt đẹp và dựng xây đất nước giàu mạnh hơn để đât nước ngày càng hưng thịnh bền vững.

7. Trong những năm qua, thấm nhuần chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước, giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, của mọi người, mọi gia đình, của các cấp, các ngành nên ở tất cả các vùng trong tỉnh nói chung, người dân làng Cổ Bôn nói riêng. Các bậc cha mẹ đã tạo mọi điều kiện cho con em đến trường học tập, động viên con em chăm ngoan, học giỏi. Chuẩn bị một thế hệ làm chủ thế kỉ XXI - thế kỉ tiến bộ xã hội, thế kỉ của khoa học - công nghệ, trong chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đặc biệt Nghi quyết Hội nghị trung ương IV (khóa VII) Đảng ta đã đặt chiến lược con người là vị trí trung tâm. Về vấn đề này Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh: “Chúng ta cần hiểu những giá trị sâu sắc, lớn lao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn gốc của cải, vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia. Phải xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm phát triển con người toàn diện xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người trong sản xuất và đời sống để từ đó làm tăng gấp bội hiệu quả kinh tế và xã hội”.[43; 296].

Trên con đường đổi mới, chúng ta đang chuyển mạnh nền kinh tế từ bao cấp mang tính duy ý chí sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì

mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đó là sự thay đổi về chất cực là sâu sắc, sự thay đổi từ trong nguyên lý. Sự phát triển toàn diện của chính bản thân con người có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, quyết định sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mọi hoạt động của Đảng luôn

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w