Về quân sự

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 64 - 66)

Làng Cổ Bôn xưa vừa rạng rỡ đất văn vừa oai phong đất võ. Dù theo con đường quan lộ hay theo nghiệp võ quan họ đều đóng góp không nhỏ cho quê hương và dân tộc. Vì vậy, bên cạnh các nhà khoa bảng nổi danh chúng ta còn có nhưng võ tướng tài ba về quân sự như Nguyễn Hồ, Lê Nhữ Tốn, Lê Bồi, Nguyễn Lệnh Công, Nguyễn Thủ Chung, Nguyễn Đốc Trực, Nguyễn Phúc Quyên …trong đó tiêu biểu là Đặng quận công Nguyễn Khải.

Nguyễn Khải - quê ở Cổ Bôn nay là xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn. Ông sinh trưởng trong “Dòng họ danh gia thế phiệt” ở vùng Đông Sơn thời bấy giờ. Theo văn bia ở đền thờ cho biết: thuở nhỏ, “Nguyễn Khải có tướng mạo khác thường, dáng vẻ tuấn tú, ngày đêm chăm chỉ học hành. Lớn lên lấy đường kiếm cung làm nên sự nghiệp”. Về công lao huân nghiệp, ông “đeo ấn” tiên phong đi mọi chốn, một lòng trung thành giúp nhà Lê “Củng cố gốc nước”. Dưới thời vua Lê Kính Tông (1600 - 1619) ông được phong “Hiệp mưu dương võ công thần, trung quân đô đốc phủ, phó tướng đăng quận công”, rồi thăng lên “Thái bảo, Binh bộ Thượng thư”, vì có công lao khi vua

Lê Kính Tông ở Thanh Hóa, bọn Kế quận công Phan ngạn, tráng quận công Ngô Đình Nga, Mỹ quận công Bùi Văn Khê nghe lời xúc xiểm của Nguyễn Hoàng làm phản, bỏ nhà Lê. Vua sai Bình an Vương Trịnh Tùng đem quân tiến đánh. Tướng công Nguyễn Khải cầm quân đi tiên phong đánh tan bọn phản nghịch lấy lại kinh thành. Lập được công lớn nên được vua phong cho chức tước nêu trên. Cũng trong năm ấy tháng 12, Đặng quận công được sai đem quân đánh dẹp quân nhà Mạc ở Sơn Nam, Kinh Bắc, đến tháng 2 năm sau mới trở về. Đến trời vua Lê Thần Tông (1919 - 1643) ông giữ cương vị Thái phó binh bộ thượng thư và bậc “Quốc lão tham dự triều chính” (Đại Việt sử kí toàn thư).

Về đức nghiệp, theo văn bia ông được người đương thời ca ngợi là “Công đức lớn lao, phúc đức về sau thật là cao dầy”. Khi trấn thủ Sơn Nam, kinh lược vùng Sơn Tây, ông đã “Mở đường thuận lợi giúp đời, nhân dân ở

vùng đó nhờ ông mà được yên nghiệp”. Với quê hương, bà con hàng xóm

trong vùng thì ông tự xuất của nhà mua gỗ từ rừng cao về, mời thợ giỏi trong khắp nước đến làm tám chiếc cầu như cầu Long Nhỉ, Ngân Đái, Phúc Lai… trong đó, cầu Ngọc Khê bắc qua sông Phồn Giang ở Cổ Bôn được coi là chiếc cầu lớn nhất, đẹp nhất vùng thời đó. Theo văn bia cho biết “Cầu dựng mười ba nhịp, cong uốn như cầu vồng, đôi bên lan can, trên dưới đều bằng gỗ lim, mái lợp ngói lá sen vàng, chót vót hàng cột ngất trời xanh, chơi vơi dãy thềm đón trăng bạc…đi trên cầu chững chạc, bước trên đất phẳng lì, chân lùa mây biếc”.

Đối với tổ tiên, theo văn bia ông xây dựng miếu đường, “Lấy ruộng nhà để mở rộng đất nhà thờ, lại lấy ruộng chăm ruộng liêu giao cho dân xã lo liệu giỗ chạp hàng năm, ruộng ngàn ruộng tạ, dùng vào việc thờ cúng các ngày mùng một và rằm hàng tháng… với con cháu dòng dõi, ông cấp phần

ruộng cho gây dựng nền tảng vững vàng, rạng rỡ tiếng ông cha thuở trước, cơ nghiệp mãi mãi lưu truyền”.

Ông mất năm 1632, vua ban sắc phong làm “Phúc thần thượng đẳng”, sai dân địa phương lập đền thờ phụng theo “Điển phép nhà nước”. các đời vua về sau đều ban sắc phong tặng.

Nguyễn Khải - vị tướng tài cao, đức lớn, có nhiều công lao bảo vệ, cũng cố nền thái bình của quốc gia Đại Việt. Ở thế kỉ thứ mười bảy, tên tuổi, sự nghiệp của ông được ghi vào điển sử, sáng cùng “Vầng nhật với ánh trăng sao”. Giờ đây, đền thờ ông ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w