Sự tiếp nối truyền thống khoa cử của người dân Cổ Bôn trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 52 - 56)

đoạn hiện nay.

Trong thời đại ngày nay, yếu tố trí tuệ trong nhân cách con người phải đặc biệt được coi trọng. Bởi trình độ phát triển trí tuệ của mỗi người sẽ quyết định sự thành bại trong cuộc sống của họ. Trí tuệ phát triển cao ở mọi người luôn luôn là điều kiện cơ bản nhất giúp ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nhanh chóng hòa nhập với thế giới văn minh.

Nối tiếp truyền thống hiếu học của cha ông, truyền thống khoa bảng của quê hương, thế hệ trẻ ở Cổ Bôn ngày nay không ngừng học tập, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Ở Cổ Bôn có nhiều người thông minh, học giỏi, có học vị cao đã có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước, ngoài

những nhân vật đã được nhà nước công nhận, ở Cổ Bôn ngày nay nhiều người còn nhắc đến bà Lưu Nhật Quang đi bán chuối xanh nuôi ông Lê Thế Long học đến năm 1930 trở thành Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng Cổ Bôn hôm nay được thể hiện qua những thành tích mà con em các dòng họ ở Cổ Bôn tiếp tục phát huy và ghi danh cho vùng đất mà cha ông đã tạo dựng tên tuổi. Góp phần xây dựng làng Cổ Bôn thành vùng đất học nghìn năm văn vật. Các dòng họ ở Cổ Bôn đang giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng tộc, tổ tiên, học tập để rèn luyện mình trở thành người có ích cho đất nước, làm tăng thêm vẻ đẹp truyền thống của cha ông, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thế hệ trẻ ở Cổ Bôn đang viết tiếp những trang sử vẻ vang về truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, đưa làng Cổ Bôn bước những bước vững chắc vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa quê hương và đất nước, xây dựng làng quê ngày càng phồn thịnh.

Ngày nay, dân trí được nâng cao, tiềm năng trí tuệ của người dân xứ Thanh càng thắp sáng. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay số người đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, ban nghành của Đảng và nhà nước là người Cổ Bôn ngày càng nhiều. Số giáo sư, tiến sĩ, phó giáo sư, phó tiến sĩ không ngừng tăng lên toàn huyện Đông Sơn là 14 người thì riêng Cổ Bôn là 5 người (số liệu năm 1995). Trong mỗi dòng họ ở Cổ Bôn đều có người đỗ đạt cao, chẳng hạn như dòng họ Lê Khả có tới 45 người, dòng họ Thiều có 25 người, dòng họ La có 56 người có trình độ đại học, 9 Tiến sĩ và 1 Thạc sĩ. Tại xã Đông Thanh và có một trường Mầm non, một trường Tiểu học và một trường Trung học. Số lượng học sinh Tiểu học, Trung học khá đông đảo. Theo báo cáo tổng kết công tác phát triển kinh tế - xã hội của uỷ ban nhân dân xã Đông Thanh năm 2004, số học sinh khối Mầm non có 180 cháu, khối học sinh Tiểu học có 613 em, khối Trung học phổ thông có 528 em. Việc

giáo dục, đào tạo được chú trọng, quan tâm đến việc nâng cao dạy và học, đưa nhiệm vụ giáo dục trở thành ý thức trách nhiệm của toàn dân. Xã đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ba trường đảm bảo khang trang, sạch đẹp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy và học. Trường Tiểu học Cổ Bôn ở Đông Thanh với 80 năm xây dựng và phát triển là một trong những trường có truyền thống dạy và học tốt ở Thanh Hóa. Hàng năm có trên 20 cháu thi đậu vào các trường Đại học - Cao đẳng trong cả nước.

Người dân Cổ Bôn ngày nay không chỉ nối tiếp được truyền thống hiếu học của ông cha, mà còn phát huy truyền thống đó đề xây dựng quê hương đất nước. Việc xây dựng gia đình văn hóa được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, chỉ đạo sâu sát nên đã có 703 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình Văn hóa cấp huyện, 19 gia đình Văn hóa cấp tỉnh chiếm 42,4%. Hiện nay đã khai trương 4 làng Văn hóa trong đó có Ngọc Tích được công nhận là làng Văn hóa cấp tỉnh, làng Cần được công nhận là làng văn hóa cấp huyện, làng Quỳnh Đôi và làng Kim Bôi mới khai trương Làng văn hóa.

* * *

Cổ Bôn là một trong những làng quê nổi tiếng của xứ Thanh, làng quê này vừa có những nét chung của làng quê nông nghiệp truyền thống Việt Nam, vừa có nét riêng của làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Mã. Truyền thống khoa cử, hiếu học của làng Cổ Bôn là minh chứng cho một vùng đất một dân tộc giàu ý chí và nghị lực.

Với tố chất của người dân cần cù chịu khó đặc biệt đây là vùng đất nằm trong vùng được coi là “Địa linh nhân kiệt” của xứ Thanh, các thế hệ người dân Cổ Bôn đã không chịu khuất phục dù cho hoàn cảnh nghèo khó để trở thành các nhà khoa bảng nổi danh, những vị quan thanh liêm và tài năng. Trong thời gian từ thế kỉ XV - thế kỉ XIX, Cổ Bôn có 8 người đỗ đại khoa,

ngoài ra còn trên 30 người thi đỗ cử nhân và hương cống. Từ Lưu Ngạn Quang, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn Lễ, Lê Khả Trù - Lê Khả Trinh, Cao Cử, Thiều Sỹ Lâm, Lê Thế Thứ, đã ghi tên mình vào truyền thống khoa bảng của dân tộc và là niềm tự hào của người dân Cổ Bôn.

Phát huy truyền thống hiếu học của người dân xứ Thanh các thế hệ con cháu làng Cổ Bôn hiện nay đã và đang tiếp tục tiếp bước cha ông, hòa mình vào sự phát triển của đất nước để xứng đáng với truyền thống của cha ông tiếp tục gặt hái những thành công mới, thắng lợi mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w