Những tên tuổi gắn liền với niềm tự hào khoa bảng của người dân làng CổBôn.

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 38 - 52)

Khoa bảng là bảng danh dự, liệt kê tên họ các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kì thi cử nho học, từ đó phần lớn được tuyển chọn làm quan chức trong triều đại phong kiến. Khoa bảng là tính từ chỉ người đỗ đạt này.

Các kì thi Nho học Việt Nam bắt đầu từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định, trong 845 năm đó đã có nhiều khoa thi khác nhau. Mỗi triều đại có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi, kì thi cử tuyển người làm quan này gọi là Khoa cử. Ngày nay khái niệm khoa cử đổi thành “Thi cử nho học’’.

Các dòng họ ở Cổ Bôn qua các thời kì từ khoa thi đầu tiên đến năm 1919 (khoa thi Hán học cuối cùng), có tới 8 người đỗ đại khoa, chỉ trong 25 năm đầu thế kỉ XVII riêng ở Cổ Bôn đã có 5 vị đỗ Tiến sĩ, Hoàng giáp, Thám hoa. Xin nêu ra đây một số người đỗ đạt cao đã được lưu danh “ Bảng vàng, bia đá”.

* Lưu Ngạn Quang (1457-?)

Theo tài liệu điền dã và sách“ Khảo sát truyền thống văn hóa Đông Sơn” thì dòng họ lưu có nguồn gốc từ xã Viên Khê nay thuộc thôn Viên Khê xã Đông Anh, Đông Sơn. Họ Lưu chuyển đến vùng đất Cổ Bôn từ thời cha Lưu Ngạn Quang tức khoảng thế kỉ XIV cha ông là người mồ côi cha mẹ nhưng chịu thương chịu khó, đến làng Cổ Bôn với hai bàn tay trắng. Ông đã sinh cơ lập nghiệp ở đây rồi sinh ra Lưu Ngạn Quang. Cha mẹ vất vả nuôi

con, nhưng điều không hay đến với gia đình ông là cha ông mất sớm, phải nhờ vào sự đùm bọc thương yêu của mẹ và bà con hàng xóm.

Trước khi bước lên tuổi trưởng thành, Lưu Ngạn Quang phải đi ở hết nhà này đến nhà khác để trừ nợ và giành tiền nuôi mẹ, khi trừ nợ xong Lưu Ngạn Quang trở về làm thuê cùng mẹ, nhìn cảnh làm thuê cuốc mướn chẳng ăn thua gì Lưu Ngạn Quang nảy ra ý định đi buôn, buôn nhỏ trở thành buôn lớn, nhưng trớ trêu thay dưới sự đàn áp của bọn tham quan ô lại kìm hãm dân lành, ông mất sạch vốn. Lưu Ngạn Quang luôn vươn lên cùng với sự chăm chỉ cần cù và sự thông minh sẵn có, ông đã quyết tâm vượt qua cảnh túng quẫn, nghèo khó bằng con đường học hành.

Từ khi bị bọn tham quan cướp của, Lưu Ngạn Quang trở về ban ngày đi làm thuê ban đêm đi học, khi thì trở về đi buôn rau quả khắp chợ này đến chợ nọ, nơi này sang nơi khác. Nhưng vẫn không sao nhãng việc học hành, hơn nữa lại sáng dạ thông minh, thầy dạy thấy vậy thương tình không lấy tiền công, dân làng thấy thế ai cũng mến phục. Lưu Ngạn Quang được người bán nước thương tình gã con gái cho. Kể từ đó vợ chồng yên ổn ban ngày đi làm, ban đêm về lo dùi mài kinh sử.

Học hết 3 năm thì Lưu Ngạn Quang tròn 33 tuổi, năm đó triều đình mở khoa thi hương. Lưu Ngạn Quang từ biệt mẹ và vợ vác lều chỏng đi thi quả nhiên đỗ ngay Hương cống (cống sinh). Từ khi ấy anh tiếp tục lên kinh theo học nhờ sự đùm bọc của mẹ hiền vợ thảo. Đến kì thi hội, Lưu Ngạn Quang vượt qua một cách dễ dàng, đến kì thi Đình, lúc ấy vào triều Lê sơ khoa thi Tân Sửu (1481) đời vua Lê Thánh Tông, ông ứng thí đỗ ngay Hoàng Giáp (tức đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ), kể từ đấy sự nghiệp bần hàn của Lưu Ngạn Quang chấm dứt. Ông đem tài trí ra phò vua giúp nước cứu dân, nhớ lại cảnh xưa nghèo túng, đói rét, giờ đây công thành danh toại, mẹ con, vợ chồng gặp nhau trong một tâm trạng vui mừng trong nước mắt.

Cuộc đời Ngạn Quang là người nghèo đói cơ hàn, gốc vốn không phải là Cổ Bôn xưa. Nhưng theo gia phả dòng họ thì tôn xưng ông là ông tổ dòng họ Lưu. Từ khi đỗ ra làm quan, Lưu Ngạn Quang rất mực thanh liêm chính trực, là người vốn xuất thân từ cảnh cơ hàn, lớn lên lại phải chịu bao sóng gió cuộc đời, nên Lưu Ngạn Quang rất hiểu nỗi khổ của người dân, ông suốt đời làm điều phúc cho dân.

Để tưởng nhớ công lao của Hoàng Giáp tiến sĩ Lưu Ngạn Quang, khi ông qua đời, đền thờ ông được xây dựng. Song do biến thiên lịch sử, di tích gốc không còn mà chỉ là công trình được phục hồi vào thời Nguyễn, thế kỉ XIX với công trình kiến trúc quy mô. Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chiến tranh phá hoại cộng với sự bào mòn của nắng mưa bão lụt, nhưng ngày nay bà con dòng họ đã cùng nhau tu bổ ngày một khang trang đẹp đẽ hơn. Đền thờ Lưu Ngạn Quang góp phần tô đẹp thêm nét đẹp bình dị cho làng quê Việt, đồng thời làm đẹp thêm truyền thống hiếu học của cha ông, cùng sánh vai với các nhân vật ở vùng khác, cùng vươn lên và phát triển không ngừng.

Triều Lê Sơ là một triều đại nổi tiếng thịnh vượng, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đây là một triều đại có một không hai trong lịch sử Việt Nam với nhiều dấu hiệu thay đổi đáng mừng, đáng tự hào, cho dân tộc ngày nay như sự ra đời của hệ văn học đầu tiên ở Việt Nam hội “Tao đàn” thông qua hoạt động của “Nhị thập bát tú” 28 ngôi sao sáng đẹp. Đó là sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, đê Hồng Đức. Chính vì thế, để tưởng nhớ công lao của ông, khi mất được dòng họ, nhân dân lập đền thờ ở văn miếu Quốc Tử Giám và ở đình thờ tiên hiền làng đặc biệt là nhà thờ ông và dòng họ Lưu Ngạn Quang mãi mãi là con người bất hũ, sống trong tâm khảm của người dân xứ Thanh. Công lao của ông đã được sử sách ghi lại trong Đại Việt sử kí toàn thư

và được khắc tên tuổi vào bảng vàng Quốc Tử Giám Hà Nội để lưu danh muôn đời không mất.

* Nguyễn Văn Nghi (1526-1595)

Họ Nguyễn là họ lớn nhất ở Cổ Bôn, có truyền thống khoa bảng. Vì thế, họ Nguyễn đã được xếp vào hàng dòng dõi “Danh gia thế phiệt” với những tên tuổi nổi tiếng. Đến thời Nguyễn Văn Nghi thì dòng tộc này phát triển rực rỡ nhất. Họ Nguyễn ở Cổ Bôn được chia làm 2 dòng họ lớn đó là: Họ Nguyễn ở thôn Phúc Triền và dòng họ Nguyễn ở thôn Ngọc Tích. Dòng họ Nguyễn ở thôn Phúc Triền là dòng họ đã tồn tại lâu đời ở Phúc Triền, có nhiều công lao đóng góp lớn đối với vùng đất Cổ Bôn ngay từ khi sơ khai lập ấp, lập làng. Từ thời Trần, dòng họ này đã nổi tiếng với người thầy dạy học họ Nguyễn, có học thức uyên thâm, đức độ đã có công trong việc dạy dỗ, kèm cặp nhà sử học đầu tiên của nước ta Lê Văn Hưu.

Cụ Cao tổ là Nguyễn Hồ đã từng theo vua Lê Thái Tổ chống giặc Minh có công mở nước, được phong làm Đại tướng quân, được các vua ban đời đời lập phong bổ dụng, cụ bà là Lê Thị Điện, cụ Tằng tổ là Nguyễn Cầu, nho sinh lấy bà Lê Thị Mạ. Ông nội là Nguyễn Uyên làm tri huyện được tặng chức Thái phó, vợ là Lê Thị Miền, cha là Nguyễn Tứ làm Tham nghi Thái Nguyên, phong Thái Bảo. Vợ là Lê Thị Niệm, tặng phu nhân, là con gái đầu lòng của quan hiền sư thụy bằng Lê Hựu, bà sinh được 3 người con, con trưởng là Nguyễn Văn Nghi, thứ là Nguyễn Văn Liên làm Thông chính phó, thứ ba là Nguyễn Văn Điện, Tuyên lực tá lý công thần, thượng bảo tự khanh tước huyền đạt tử. (Nguồn: Gia phả dòng họ Nguyễn ở Phúc Triền).

Chính thất của Nguyễn Văn Nghi là bà Lê Thị Như người làng Phúc Thọ (nay là làng Phúc Triền), bà sinh được 4 người con trong đó có những người con đỗ đạt cao, con trưởng là Nguyễn Tuấn, chức Cẩm y vệ, phó đoan sứ; Thứ hai là Nguyễn Khải được phong Kiệt tiết tuyên lực công thần, Bộ

binh thương thư, Quốc lão tham dự triều chính, Thái phó Đặng quận công; Thứ ba là Nguyễn Mô tuyên lực công thần tước cần lễ tử.

Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, lúc đó ông mới 16 tuổi. Đến thời Lê Trung Hưng thứ 6 đời vua Lê Trung Tông năm Giáp Dần (1554) mở chế khoa. Nguyễn Văn Nghi dự thi đỗ Nhất giáp (chế khoa xuất thân) lúc ấy 39 tuổi. Từ đó ông làm quan trong triều rất được tin yêu, quý trọng về cả 2 mặt tài và đức, người có công giúp vua Lê Trung Tông (1549 - 1556); vua Lê Anh Tông (1557 - 1573) và vua Lê Thế Tông (1573 - 1600). Lúc mới làm quan trong triều, ông giữ chức Hàn lâm Hiệu Lý (1556), Hàm Ngự niên hiệu Thiên Hựu. Năm Dần, ông làm Hộ Khoa cấp sự chung kiêm quản lý tài chính, năm 1560 ông được thăng chức Ấn Từ, năm 1563 giữ chức Đông Các Hiệu Thư, năm 1570 giữ chức Tuyên Lực Công Thần phúc ấn bá đông các học sỹ đến niên hiệu Gia Thái thứ nhất (1573). Đời vua Lê Thế Tông ông giữ chức Tả Thị Bộ Lại, Nhập Thị Kinh Diên kiêm Đông Các Đại học sỹ.

Thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, đỗ cao. Cho đến nay, nhân dân trong vùng vẫn còn truyền tụng về bài thi xuất sắc của ông đã được vua khen là “Thần Cú”.

Chuyện kể rằng, khi còn là học trò, có lần dạo chơi trên bờ sông, được nghe một người thuyền chài hát ru:

“Bên sông thanh vắng một mình Có ông ngư phủ biết tình mà thôi.”

Nguyễn Văn Nghi liền nhớ nhập tâm câu hát đó. Sau này, trong một kì thi mà Nguyễn Văn Nghi ra ứng thí nhà vua ra đề: Quốc Tử, các thí sinh đều nghĩ rằng nhà vua muốn hỏi về Quốc Tử Giám. Riêng Nguyễn Văn Nghi cho rằng “Quốc Tử ” là con nước, nghĩa là nước thủy triều. Nhớ lại câu hát ru dạo trước, ông mượn ngay ý tứ của câu hát để viết lại thành hai câu:

“Giang hồ tịch mịch vô nhân vấn Duy hữu ngư ông thức đắc tình”.

Câu thơ chữ Hán ý nghĩa hoàn toàn giống câu ca dao. Ý tứ thâm trầm, chữ dùng điêu luyện và gợi cảm. Vì thế khi chấm bài, quan trưởng đã phê vào hai chữ “Thần Cú”, ý khen đây là lời lẽ của thần, người thường khó làm nổi. Khóa thi đó Nguyễn Văn Nghi đỗ đầu, do đó người đời sau lưu truyền câu “ Ngư Ca Giáp Đệ”.

* Nguyễn Văn Lễ (1564-?)

Dòng họ Nguyễn từ thưở lập nghiệp ở đất Cổ Bôn đã có nhiều danh tiếng và truyền thống học hành, đỗ đạt. Bên cạnh Nguyễn Văn Nghi đỗ Nhất Giáp Chế Khoa Thuận Bình (1554) đời vua Lê Trung Tông. Con trai Nguyễn Văn Nghi là Nguyễn Khải thông minh mưu lược, được phong đến Binh bộ Thượng thư và là bậc Quốc lão tham dự triều chính.

Cháu nội Nguyễn Văn Nghi là Nguyễn Văn Lễ, Nguyễn Văn Lễ sinh năm 1564 chưa rõ năm mất. Ông quê ở Ngọc Bôi (sau sang xã Phúc Triền) huyện Đông Sơn nay là xã Đông Thanh đỗ Hoàng Giáp khóa thi năm Nhâm Dần (1602) năm 31 tuổi, đời vua Lê Kính Tông, làm đến chức Hàn Lâm Viện Hiệu Lí tước Nam.

Nối tiếp truyền thống học hành của quê hương và dòng họ, Nguyễn Văn Lễ đã bộc lộ tài năng đức độ của cha ông và tiếp tục khẳng định tên tuổi của dòng họ Nguyễn danh gia thế phiệt. Các thế hệ con cháu họ Nguyễn và con cháu ở làng Cổ Bôn đời nối đời không ngừng phấn đấu học hỏi, tên tuổi của họ không chỉ tiếp tục lưu danh trong dòng họ mà trở thành niềm tự hào trong nền khoa bảng của dân tộc Việt Nam.

* Lê Khả Trù (1582) và Lê Khả Trinh (1653 - 1722)

Dòng họ Lê Khả cũng là một trong những dòng họ có truyền thống khoa bảng nổi tiếng của vùng đất Cổ Bôn. Theo gia phả cũng như tài liệu điền

dã thì dòng họ này có nguồn gốc ở Cổ Bôn. Từ xưa, đã nổi danh có người tài giỏi, đức độ luôn giúp mọi người. Nhưng đặc biệt đến đời Lê Khả Trù, Lê Khả Trinh thì danh tiếng của dòng họ đã phát triển đến đỉnh cao.

Triều Lê là triều đại có lịch sử phát triển mấy trăm năm trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam. Để củng cố địa vị và phát huy vai trò của mình cũng như để củng cố bộ máy phong kiến trung ương tập quyền, các vua chúa không loại trừ việc ban ấn chiếu chọn hiền tài mở khoa thi lấy người hiền sỹ. Khuyến học cầu hiền bao giờ cũng là quốc sách đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và hưng thịnh quốc gia. Nhân dân ta từ xưa đã coi trọng việc lựa chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Luận điểm: “Nhân tài là nguyên khí quốc gia, khoa cử là thản đồ của học trò’’ ở xã hội nào cũng được tôn trọng. Mặc dù vậy các hiền sỹ khi đã đoạt được bảng vàng họ đã phải trải qua một kì tu thân độc đạo trước “cửa khổng sâu trình”, khi dành được bảng vàng muốn đem hết tài trí ra phò giúp nước. Trong số những nhân vật đó dòng họ Lê Khả vinh dự có hai ông Tiến sỹ Lê Khả Trù, Lê Khả Trinh. Họ đã thi đỗ tiến sỹ dưới triều Lê Trung Hưng. Suốt cuộc đời làm quan các ông luôn là những người thanh liêm chính trực. Vì vậy, khi mất được nhân dân lập đền thờ để lo việc hương hỏa hàng năm.

Lê Khả Trù đỗ Tiến sỹ khoa Mậu Tuất (1628) đời Lê Thần Tông, làm quan đến chức Hộ Khoa Đô cấp Sự Trung. Ông vốn là người nổi tiếng hay chữ sống cùng thời với các bậc tân khoa cùng làng xã như ông quan tả Thị Lang Nguyễn Trừng, ông Đặng Quận Công Nguyễn Khải chắc chắn ông là người rất hay chữ. Rất tiếc những tác phẩm của ông không còn để lại nhiều. Nhưng qua bài soạn văn bia “Nguyễn Tướng Công” do chính tay ông viết hiện đang còn lưu giữ trên đền thờ Nguyễn Văn Nghi, ghi bài ký ca ngợi công lao ông Đặng Quận Công Nguyễn Khải đủ biết rằng lời văn của ông như thế nào, thư pháp của ông ra sao.

Nối dõi truyền thống khoa bảng của cha ông về đời sau có ông Lê Khả Trinh cháu nội của ông Lê Khả Trù. Lê Khả Trinh đỗ Tiến sỹ khoa Bính Thìn (1676) đời vua Lê Hy Tông năm 24 tuổi làm tới chức Hiến Sử. Lê Khả Trinh là người có học vấn tinh thông, Lê Khả Trinh chỉ thi Đình có một lần đỗ ngay, mà đề thi năm ấy nói về thế yếu của 9 loại kinh của Nho gia là Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chữ Lễ; và đường lối trị nước từ xưa đến nay. Ông đã xuất sắc thể hiện được tài năng và học vấn tinh thông của mình và kết quả ông đã đậu học vị cao nhất thời bấy giờ. Không những vậy trong dòng họ Lê Khả còn có hai người làm quan tuy tước vị không cao chỉ đỗ dưới hạng Tú tài làm quan dưới triều Nguyễn: Đó là Lê Khả Vĩ tham dự kì thi Hương đỗ Tú Tài không xác định rõ dưới triều vua nào, nhưng hiện nay vẫn còn một đạo sắc phong cho Lê Khả Vĩ giữ chức tri Huyện. Ông Lê Khả Thản thi đỗ Tú Tài dưới triều vua Minh Mạng năm thứ 15 (1835) làm quan đến chức Huấn Đạo huyện Yên Lãng.

Qua đó ta thấy rằng dòng họ Lê Khả là một dòng họ có truyền thống khoa bảng nổi tiếng cả một vùng. Theo lời kể của cụ cao niên trước đây trong đền thờ dòng họ có một đôi câu đối tỏ ra chính khí rạng danh về truyền thống khoa bảng của dòng họ Lê Khả, nội dụng như sau:

“Sinh Đồ nãi bá. Hương Cống nãi phụ. Tiến sĩ quan tổ tự dã.

Thái Bộc thi tằng. Hiến Phó thi tổ. Tả Tham Chính trưởng tôn yên”. Lược dịch:

“ Sinh Đồ là bác. Hương Cống là cha. Nối tiếp các bậc quan tiến sĩ. Thái Bộc là cố. Hiến Phó là ông. Tả Than Chính là cháu trưởng’’. [14; 5]

Nhưng theo văn bia Lê tiên sinh mộ đạo bi thì câu đối này không chính xác cho lắm, nhưng về chức tước của vế đối thứ hai Thái Bộc là ông cố, Hiến

Một phần của tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá) (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w