So sánh tu từ thể hiện ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong truyện ngắn nam cao (Trang 38 - 42)

6. Bố cục của khoá luậ n

3.1.1So sánh tu từ thể hiện ngoại hình nhân vật

Việc xuất hiện loại nhân vật dị dạng trong tác phẩm của Nam Cao là một đóng góp có ý nghĩa ( trong đó bao gồm cả những nhân vật bị tha hoá) của dòng Văn học hiện thực phê phán Việt Nam. ý nghĩa hiện thực, giá trị nhân đạo đợc nhấn mạnh, đợc tô đậm hơn bởi sự có mặt của loại nhân vật này. Đây là một đặc điểm lớn trong sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao. Bằng những so sánh tu từ thì một loạt các nhân vật xấu xí, kỳ dị đợc khắc hoạ với đầy dụng ý của tác giả (về nội dung phản ánh cũng nh về nghệ thuật biểu hiện). Phải chăng Nam Cao muốn nhấn mạnh tính chất khốc liệt và tàn bạo của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đen tối nhất. Sự bế tắc đến mức đã dồn đẩy con ngời vào ngõ cụt của cuộc đời. Nó đã làm méo mó đi, dị dạng đi cả tâm hồn và thể xác của bao ngời dân hiền lành, lơng thiện và vô tội. Với sự so sánh cụ thể, tỉ mỉ của Nam Cao thì cha bao giờ trong các tác phẩm văn học của nớc ta có những gơng mặt xấu xí đến mức ghê tởm nh vậy.

Nhân vật Thị Nở đợc Nam Cao miêu tả là một ngời ngẩn ngơ nh những ngời đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của Thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công : “ Nó ngắn đến nỗi ngời ta có thể tởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại. Nếu hai má nó phính phính thì mặt Thị lại còn hao hao nh mặt lợn…Cái mũi thì vừa ngắn ,vừa to, vừa đỏ ,vừa sần sùi nh vỏ cam sành.” (Chí Phèo)

Trong truyện ngắn “Lang Rận” ngời đọc sẽ không bao giờ quên đ- ợc một mụ Lợi “béo trục béo tròn”. Mụ xấu xí một cách quái dị, bất thành nhân dạng mà nh Nam Cao nói: “ không còn một ngời đàn bà nào có thể xấu hơn”.

“ Mặt rỗ nh tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm, má đen nh thằng quỷ”. Vẻ mặt xấu của ngời phụ nữ cũng đợc thể hiện một cách đầy đủ ở nhân vật Nhi :

“Hai má phị, cái mũi to mà lỗ thì lại nhỏ gần nh đặc, mắt không còn chỗ để phô ra, cái mi mắt đủ đầy nh một cái môi, và cái môi thì dầy nh…không có cái gì dầy đến thế”.

(Nửa đêm)

Khi nói đến phụ nữ cũng là nói đến những ngời mang danh là “phái đẹp” dù xấu xí đến đâu cũng có một vẻ gì đó thơng đợc. Đằng này hầu nh các nhân vật nữ của Nam Cao tả không đợc điểm nào. Qua những hình ảnh so sánh dờng nh càng thấy rõ hơn sự xấu xa ma chê qủy hờn, không có gì có thể xấu hơn đợc nữa.

Bên cạnh những nhân vật phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn thì những nhân vật đàn ông trong hầu hết các truyện ngắn của Nam Cao hiện lên cũng xấu xí không kém qua sự so sánh của tác giả.

Nhân vật Chí phèo trong truyện ngắn cùng tên : “Cái mặt rạch ngang rạch dọc nh mặt thớt”. “Cái môi nứt nẻ nh bờ ruộng vào kỳ đại hạn.” Lang Rận hiện lên với cái mặt trông thật dơ dáng :

“ Mặt gì mà nặng chình chịch nh mặt ngời phù, da nh da con tằm bủng…Đôi mắt thì híp lại nh mắt lợn sề.”

(Lang Rận). Nhân vật Trơng Rự đợc so sánh thật đáng sợ :

“Da đen nh cột nhà cháy, mặt rỗ tổ ong…mắt ti hí nhng sáng nh mắt vọ, đã thế còn đợc đôi lông mày rậm và dựng đứng nh hai con sâu

róm nằm trên trợ lực…cái mũi ngắn và to hếch lên nh mũi hổ phù…cái má trũng nh hai cái hố.”

(Nửa đêm)

Nhân vật Trạch Văn Đoành đợc tác giả miêu tả rất cụ thể :

“Đôi lỡng quyền nhô ra nh gây sự với ngời ta…Nó phệ bụng ngồi trên một cái vành trăng khuyết mầu đen giống nh hai cái sừng trâu chắp liền lại với nhau: ấy là cái ria ngoắt hẳn lên…Những cái răng doạ nạt ai: y nh một con chó khi nó gừ gừ với một con chó khác.”

(Đôi móng giò)

Hay những nhân vật không mang tên cũng đợc Nam Cao miêu tả rất độc đáo :

“Mặt y nhăn nh mặt hổ phù.”

(Những truyện không muốn viết) “Bộ mặt suốt ngày nhăn nhó nh mặt nạ.”

(Cời)

“Mũi hắn hếch lên mh mũi một con dê con nghe dê mẹ gọi.” (Xem bói)

“Cằm hắn nhô ra nh một cái lới cày. Môi hắn bùm bụm nh ngậm tức.”

(Hai ngời ăn tết lạ)

Cũng có những ngoại hình nhân vật đợc so sánh hiện lên thật khắc khổ :

Anh đĩ chuột phải thắt cổ tự tử để đỡ gánh nợ cho vợ con và cái chết đợc so sánh với bộ dạng thật thảm thơng :

“ Cái bộ xơng bọc da giãy giụa nh một con gà bị bỏng.” (Nghèo)

Hay bộ dạng của Dì Hảo sau khi bị chồng và ngời vợ bé đối xử thậm tệ. Tác giả so sánh :

“Dì héo hắt đi, dì còm cõi, đúng nh một con mèo đói.” (Dì Hảo)

Hình dạng hai đứa con anh Phúc lại đợc miêu tả :

“Hai đứa con anh ẻo lả nh một cái lá úa và buồn nh một tiếng thở dài ngồi ủ rũ nhìn anh bằng đôi mắt dại đi vì đói.”

(Điếu Văn)

Hay sự khổ sở, cô độc của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên càng tăng lên gấp bội khi tác giả so sánh :

“Trông lão cời nh mếu.”

“Cái miệng móm mém của lão mếu nh con nít.”

Trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp những nhà văn sử dụng biện pháp so sánh để làm tăng hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm của mình, tiêu biểu là nhà văn Nguyễn Công Hoan. Cái gần gũi giữa nhà văn Nguyễn Công Hoan và nhà văn Nam Cao là đã sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh, hình tợng để nhằm tạo ra dụng ý nghệ thuật của mình.

Cũng nh Nam Cao khi miêu tả ngoại hình của nhân vật Nguyễn Công Hoan thờng sử dụng lối so sánh cờng điệu, phóng đại làm cho nhân vật bị đẩy tới đỉnh điểm của sự bất hạnh, sự lạc lõng ở giữa cõi đời :

“Mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu nh con khỉ. Hai mắt thì toét nhoèn những nhữ. Cái hàm trên thì chìa ra nh mái hiên...cái váy – lùng thùng nh cái bồ, chỗ thì ớt, chỗ thì khô.”

(Báo hiếu: trả nghĩa cha) Còn đây là một đoạn văn Nam Cao cũng tả về một bà già:

“Bà nó gìa lắm rồi. Cái lng còng xuống, ngời còm cõi trông nh một con mèo đi bằng hai chân...Cái mặt thì nhăn dúm nh cái đèn xếp của cậu học trò vụng làm thủ công. Bà đi thất thểu tựa nh ma chơi.”

(Nửa đêm)

Hay trong truyện ngắn “Hai khối óc” của Nam Cao ta lại bắt gặp một bà già cũng thật tội nghiệp, khắc khổ khi cuộc đời gần tàn mà vẫn còn “tiết ra đau khổ” :

“Quần áo rách bơm, mặt răn reo buồn nh mếu.”

Đọc lên ta thấy cả hai nhà văn nh có thái độ dửng dng lạnh lùng đến tàn nhẫn đối với nhân vật của mình.

Nh vậy dù không chú trọng đến các kiểu cấu trúc so sánh, song trong việc sử dụng các biện pháp so sánh hình tợng Nam Cao đã đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện về nhân vật của mình.

Quả thật hầu hết các nhân vật của Nam Cao đều khắc khổ và xấu xí đến quái dị. Chẳng phải ngẫu nhiên Nguyễn Du miêu tả Kiều trong vẻ đẹp “liễu hờn”, “hoa ghen”. Cũng chẳng phải do hứng thú cá nhân mà Nam Cao lại khắc lên những khuôn mặt khổ sở và xấu xí đến nh vậy. Cũng nh Nguyễn Du, Nam Cao đã gửi gắm vào đấy cái nhìn giàu chất dự cảm.

Đành rằng Nam Cao có cực đoan trong khi so sánh nhng chính sự so sánh đó đã tạo nên nét riêng rất Nam Cao. Ông hé dần cho ngời đọc thấy rõ, đấy chính là sản phẩm của tạo hoá bất công và chủ yếu là của môi trờng thực tại phi nhân bản.

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong truyện ngắn nam cao (Trang 38 - 42)