Dòng họ trong tang lễ.

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 52 - 54)

- Dòng họ Nguyễ nở Ngọc Tích.

2.2.3.3- Dòng họ trong tang lễ.

Theo quan niệm truyền thống: “ Nghĩa tử là nghĩa tận” cho nên dòng họ có trách nhiệm đối với ngời quá cố. Khi dòng họ có ngời quá cố thì gia chủ phải báo

với dòng họ xa, gần. Dòng họ phải có mặt kịp thời để: Chia buồn, phúng viếng, lo tổ chức tang ma.

Trong việc tổ chức tang ma, ở Cổ Bôn cũng nh nhiều nơi khác dòng họ là ngời thu xếp công việc xem nh là nghĩa vụ, trách nhiệm, tình cảm của ngời thành viên trong họ. Tục tổ chức tang ma ở Cổ Bôn phải trải qua các bớc nh: lễ khâm liệm, nhập quan, lễ thành phục, lễ cúng cơm, lễ tế thổ thần , để chọn đất đào huyệt, lễ đa tang…Trong tang lễ đó thì ngời con trai và ngời con dâu phải mặc áo tang và triết khăn bằng vải màn, con gái, cháu trong dòng họ triết khăn trắng bằng vải thô, chắt thì triết khăn màu vàng, chít thì đeo khăn màu đỏ. Vì vậy khi đa tang lễ, qua cách trang phục ta có thể thấy đợc ngời quá cố đó có bao nhiêu thế hệ. Không chỉ thế trong cách đa tang ma ở Cổ Bôn cũng có những nét rất thú vị. Nếu cha chết thì nguời con trai chống gậy tre đi sau , mẹ chết thì chống gậy vông đi lùi trớc linh cữu hay con gọi là “cha đa mẹ đón” gậy tre tợng trng cho sự cơng trực của ngời cha, gậy vông nói lên nét hiền thục của ngời mẹ .Vì thế mà ở đây cha chết ngời ta thờng viết vào mảnh vải hai chữ ”trung tín”, còn mẹ chết thì ngời ta lại viết hai chữ “trinh thuận “ .

Trong tang ma ở trong các gia đình giàu có thờng tổ chức một cách linh đình , bầy biện bao việc lôi thôi tốn kém không chỉ trong việc ăn uống mà cả trong việc tế lễ ( phú quý sinh lễ nghĩa ) nh mời phờng tế về tế lễ , mời s về tụng kinh ….Điều này cũng phản ánh những hạn chế trong phong tục tang ma. Bên cạnh những hạn chế đó thì tang ma cũng là một nét đẹp của văn hoá truyền thống thể hiện sự đau buồn xót thơng đối với ngời đã khuất.

Khi trong dòng họ có ngời qua đời thì tuỳ theo ngôi thứ trong dòng họ mà các Chi họ có lễ viếng và các lễ tiết theo quy định: 3 ngày, 50 ngày, 100 ngày và ngày giỗ đầu.

Trong họ có việc tang thì họ đó không đợc tổ chức các cuộc ca hát, ăn uống linh đình …Còn gia đình có tang phải đợi 3 năm sau khi đoạn tang mới đợc tham dự những cuộc vui. Trong tang ma vai trò của dòng họ rất lớn , các thành viên trong dòng họ phải giúp đỡ gia đình có tang trong mọi công việc từ việc tổ chức tang lễ cho đến việc cải táng, đồng thời phải tránh tiếng chê bai dòng họ. Ngời tr- ởng họ, trởng chi có vai trò là ngời chỉ đạo, phân công các công việc cho các thành viên trong dòng họ để việc tang lễ của gia đình đó không xảy ra những sơ xuất không hay.

Đến nay, việc tang ma đã đơn giản nhiều, đây là việc của cả làng xóm, nhng vai trò của các thành viên trong dòng họ vẫn quan trọng.

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w