Dòng họ Nguyễ nở thôn Kim Bô

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 29 - 31)

Đây là dòng họ đã tồn tại lâu đời ở Kim Bôi. Dòng họ này đã có nhiều công lao đóng góp lớn đối với vùng đất Cổ Bôn ngay từ khi sơ khai lập ấp, lập làng. Nhng cho đến đời Nguyễn Hồ thì dòng họ này mới phát tích mạnh mẽ cho những đời sau.

Nguyễn Hồ là Khai Quốc Công Thần của triều Lê Sơ, là ngời có nhiều công trạng lớn nên đợc Vua phong tớc Đại T Minh. Nguyễn Hồ là cao tổ của Nguyễn văn Nghi. Ông nội Nguyễn Văn Nghi là Nguyễn Uyên làm tri huyện và đợc phong chức Thái Bảo. Đến Nguyễn Văn Nghi thì dòng tộc này phát triển rực rỡ nhất.

Nguyễn văn Nghi là ngời nổi tiếng thông minh, học giỏi, đỗ cao. Ông đỗ Đệ nhất Giáp chế khoa, khoa thi năm Giáp Dần (1554) đời vua Lê Trung Tông, và “đợc giao nhiều trọng trách: Hàn Lâm Viện, Đông các Đại học sĩ, Tả Thị lang bộ Binh, rồi bộ Lại…và làm thầy dạy của hai Vua: Lê Anh Tông và Lê Thế Tông” [32; 116]. Theo nhà sử học Phan Huy Chú trong ''Lịch triều hiến chơng loại chí'' đã xếp Nguyễn văn Nghi vào danh sách các “Nhà nho đức nghiệp cùng với các nhà nho danh tiếng khác nh: Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Vũ Quỳnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm... khi chết ông đợc vua Lê phong là Phúc Thần”.[ 4; 231]

Tiếp nối dòng tộc của mình, Nguyễn Khải con của Nguyễn văn Nghi là ng- ời mu lợc, có công lớn với đất nớc nên đợc sử sách ghi chép nhiều về ông. Trong

''Đại Việt sử kí toàn th '' có ghi: “Tháng 12 năm Hoàng Định thứ 2 (1602) sai Đăng Quận Công Nguyễn Khải đem quân đánh dẹp các địa phơng ở Sơn Nam, Kinh Bắc. Đến tháng 2 năm sau mới trở về. Vào tháng 2 niên hiệu Đức Long thứ 4 (1632)... Sai bọn lễ bộ thiếu úy Lan Quận Công Nguyễn Thực cầm phù tiết mang sách vàng, ấn bạc phong Tả Tiệp quân dinh Thái phó Sùng Quận Công Trịnh Kiều làm khai sứ tiết chế thủy bộ chu dinh kiêm tổng nội ngoại... lại cho bọn Thái Bảo phụ quận công Nguyễn Hắc và Binh Bộ Thợng Th Thái Bảo Đăng Quận Công Nguyễn Khải làm Thái Phó. Tháng 3 ngày 10 niên hiệu Đức Long thứ 4 (1632) có nguyệt thực. Cho bọn Lễ bộ thợng th Nguyễn Thực Binh Bộ Thợng Th Nguyễn Khải đến lấy danh nghĩa là Quốc lão tham dự triều chính” [7; 236- 239].

Theo sách “Võ tớng Thanh Hóa trong lịch sử” ( nxb, Quân đội Nhân dân ) thì Nguyễn Khải lại có tên là: Nguyễn Danh Khải ông có công trải qua nhiều trận đánh để bảo vệ kinh thành Vạn Đại, ông đều xung trận trớc tiên, nêu gơng sáng cho binh sĩ. Có lẽ trong các tớng, ông có danh hiệu dài nhất gồm 19 chữ " Hiệp Mu Dơng Võ Công thần, Trung quân Đô đốc, Phủ Tả Đô đốc, Phó tớng Đăng Quận Công ".

Với công lao to lớn đó, nhân dân đã xem ông là bậc đại thần đức độ, có công lớn với xã tắc nên đợc nhân dân mến mộ kính phục, ca tụng tiếng thơm truyền lại cho muôn đời sau.

Đến đời cháu của Nguyễn Văn Nghi là Nguyễn Văn Lễ là nhà khoa bảng đỗ đạt cao, ông đỗ Hoàng Giáp khoa Nhâm Dần (1602) đời vua Lê Kính Tông, ông làm tới chức Hàn Lâm viện hiệu lý tớc nam .

- Dòng họ Nguyễn ở Phúc Triền

Đây là một dòng họ có từ lâu đời. ở thời Trần đã nổi tiếng với thầy đồ họ Nguyễn, học thức uyên thâm, đức độ đã có công trong việc dạy dỗ, rèn cặp nhà sử

học đầu tiên của nớc ta là Lê Văn Hu. Đến thời hậu Lê, Tây Sơn, dòng họ Nguyễn ở Phúc Triền còn có một tên tuổi khá nổi tiếng đó là Thọ Nh Hầu Nguyễn Trí Hòa. Theo văn bia Từ Đờng, thuở nhỏ ông là ngời cần cù học tập cho nên vào triều Cảnh Hng đã đỗ "Tờng Sinh" tức học sinh trúng trờng. Theo sách Đại Nam nhất Thống Chí quyển 6 phần nhân vật thì Nguyễn Trí Hòa đỗ Sinh Đồ Lê Chiêu Thống. Nhng rồi ông từ bỏ bút nghiên theo nghiệp binh đao, mộ binh vào giữ kinh thành đợc trao chức Quân Cơ Trấn oai. .. Sau khi nhà Nguyễn đánh đổ Tây Sơn vào năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Trí Hòa đợc sai quản Tri Thuận chính châu các việc quân dân. Một thời gian sau ông đợc nhận chức Hiệp Trấn các xứ Tuyên Quang, Sơn Nam, Hải Dơng... Trong thời gian làm quan ông là một ngời yêu mến nhân dân, đặc biệt có công đắp đê

Kiêm Thành ngăn biển, cho nhân dân khai phá đất đai sinh sống. Khi đựơc sai đến giám Tri các xứ Thái Nguyên, Đông Triều, đúc tiền kẽm, ông dâng sớ xin thôi việc ở trấn để khai mỏ chì ở Đông Triều và mỏ chì ở Thái Nguyên, hàng năm nộp thuế đầy đủ. Cũng Theo ''Đại Nam nhất Thống Chí'' thì “mùa xuân năm Mậu Dần (1818) ông bị bệnh khi cha trổ hết tài trí của mình , đến ngày 19/10 Ông mất ở Hải Dơng thọ 63 tuổi. Khi mất, ông đợc phong tặng là Đoan Nhã Công Thần, Thông Chơng Đại Phu, T Chính Thơng Khanh”. [8;281]

Qua những tài liệu tìm thấy ở Cổ Bôn và chính sử cho thấy dòng họ Nguyễn ở Phúc Triền là dòng họ không chỉ nổi tiếng về khoa bảng văn võ song toàn mà còn nổi tiếng về tài năng, đức độ đáng để cho con cháu đời sau phải tôn kính và học tập.

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 29 - 31)