Quan hệ thân tộc:

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 44 - 46)

- Dòng họ Nguyễ nở Ngọc Tích.

2.2.1- Quan hệ thân tộc:

Là quan hệ giữa ngời với ngời cùng chung huyết thống, nó khác với quan hệ làng xã là quan hệ giữa ngời với ngời trên sự gần gũi láng giềng.

Nh chúng ta đều biết, quan hệ thân tộc xuất hiện từ rất lâu đời, nó là sản phẩm thừa hởng từ tự nhiên, nó xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện thị tộc, bộ lạc. ở Việt Nam, quan hệ thân tộc song song tồn tại với quan hệ làng xã và là quan hệ nòng cốt trong mọi quan hệ xã hội. Quan hệ đó trong cuộc sống là sự nơng tựa, che chở, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau đoàn kết trong sản xuất và xây dựng làng xã. Trong hai tập thể " họ" và "làng" thì họ là chỗ dựa tin cậy hơn. Cho nên " máu chảy ruột mềm", " một giọt máu đào hơn ao nớc lã", ' chín đời còn hơn ngời d- ng", " nó lú có chú nó khôn", "lá rụng về cội"...bao nhiêu câu tục ngữ cùng rất nhiều chuyện cổ tích đều khẳng định chỗ dựa tin cậy đó trong quan hệ dòng họ.

Cũng giống nh mọi miền làng quê khác của nông thôn Việt Nam, Cổ Bôn tồn tại mãnh liệt trong quan hệ thân tộc đó. Ngời dân Cổ Bôn dù có đi đâu về đâu, họ vẫn tự hào về quê hơng của họ, về gia đình, dòng họ mà cố gắng vơn lên trong học tập, chiến đấu và lao động để không bao giờ phải ân hận với

tổ tiên. Họ luôn luôn hớng về quê huơng và nếu có dịp thì chẳng ai ngần ngại đóng góp ít, nhiều tài năng, vật chất, tiền của xây dựng quê hơng và coi đó nh là trách nhiệm của mình.

Trong mối quan hệ dòng họ thì thế thứ có vai trò to lớn bởi nó thể hiện sự phân biệt ngôi thứ trong dòng họ hay chính là sự liên hệ họ hàng, liên hệ luân lý. Liên hệ họ hàng chủ yếu là về mặt tình cảm, đó là sự thân cận hóa qua xng hô giữa những ngời bà con thân tộc. Tiếng xng hô "anh chị em" đợc dùng rất rộng trong phạm vi thân tộc. Ví dụ:

- Là con của anh (chị) của Bố (mẹ) dù tuổi có ít hơn nhiều vẫn phải gọi là anh (chị). Có nghĩa là ở Cổ Bôn có sự phân biệt rạch ròi về ngôi thứ trong dòng tộc.

- Cùng hàng với con mình, cháu mình đều gọi chung là cháu giống nh cách gọi phổ biến ở vùng Bắc Bộ.

- Từ hàng ông, bà trở lên đối với bên nội cũng nh bên ngoại đều dùng nh nhau, chỉ cần thêm mấy tiếng "nội" hay " ngoại" để phân biệt. Tiếng xng hô ông bà cũng đợc dùng rất rộng ngoài phạm vi thân tộc. Nh vậy, qua việc xng hô đợc sử dụng giữa ngời thân tộc với nhau ta cũng có thể hình dung thế thứ, tôn ty trong dòng họ ở Cổ Bôn, nó nằm trong cái chung của văn hóa dòng họ truyền thống mà hầu hết các tỉnh Bắc bộ thờng dùng.

- Theo chế độ phụ hệ gia trởng: ở Cổ Bôn ngời đàn ông luôn luôn đóng vai chủ trong gia đình, chịu trách nhiệm về vợ con, cũng nh tập thể "họ" chịu trách nhiệm về thành viên

- Theo chế độ tôn pháp: Con trởng sẽ làm nhiệm vụ nối nghiệp gia đình dù nó bất tài hoặc kém thông minh...Dòng trởng kế thừa một số đặc quyền đặc lợi với nhiệm vụ "đèn hơng" cho gia tộc. Vắng cha thì anh thế, nếu dòng trởng tuyệt tự thì mới lấy ngời dòng kế cận lên thay. ở Cổ Bôn cũng vậy, con của dòng bác cũng nh con của dòng đích dều mặc nhiên đợc những đứa con của dòng chú hay dòng thứ tôn là "anh" dù là những đứa anh ấy sinh sau đẻ muộn.

Do vai trò của con trai trởng, nên cháu trai đích tôn cũng đợc coi trọng. Vì vậy đẻ con trai đầu lòng và cháu trai là vấn đề mà cả dòng họ quan tâm.

Vai trò của các gia trởng, tộc trởng cùng uy thế quyền lợi của họ đều đợc tích cực bảo vệ, tuy nhiên trong một chừng mực nhất định, tập thể họ vẫn bảo lu đợc tính chất bình đẳng dân chủ và tuân thủ Hơng ớc của làng.

Trong một dòng họ, nhờ có một vài thành viên nào đó chiếm địa vị cao trong xã hội, hoặc giàu có khi ngồi với họ hàng nếu tỏ ra trịch thợng, kiêu kỳ, hống hách thì trớc sau cũng bị phản ứng của các thành viên.

Theo quan niệm ở Cổ Bôn thì quan hệ dòng họ là quan hệ huyết thống "một giọt máu đào hơn ao nớc lã" hoặc "máu loãng còn hơn nớc lã" nên "trong làng thì giữ lấy họ" vì "một ngời làm quan cả họ đợc nhờ".

Quan hệ họ hàng đợc coi trọng, thờng ngày câu nói "ông (bà) ấy ngời họ ta" là có ngụ ý lôi kéo, che chở.

Quan hệ dòng họ có vấn đề: họ nội và họ ngoại. Họ nội là họ của bố; Họ ngoại là họ của mẹ. Quan hệ tốt đẹp giữa họ nội và họ ngoại là yếu tố đoàn kết trong gia đình, vì vậy giữa họ nội và họ ngoại thờng đợc giữ cho vui vẻ, đoàn kết.

Nhìn chung, quan hệ dòng họ thực ra là quan hệ gia đình mở rộng, nếu tr- ởng họ làm gơng, mẫu mực, các chi họ biết giữ nề nếp, kỷ cơng thì dòng họ phát triển.

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w