Dòng họ trong hôn nhân.

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 51 - 52)

- Dòng họ Nguyễ nở Ngọc Tích.

2.2.3.2.Dòng họ trong hôn nhân.

Trong cuộc đời của mỗi con ngời thì việc dựng vợ gả chồng là việc hệ trọng, có lẽ vì thế mà câu châm ngôn: “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống” đ- ợc coi nh là một chân lý trong hôn nhân của các dòng họ ở Việt Nam nói chung và Cổ Bôn nói riêng.

Về nguyên tắc: Con cháu trong dòng họ thuộc 5 đời (ông- cha - con -cháu - chắt) không đợc kết hôn. Thông lệ đã trở thành quy luật.

Cũng giống nh bao làng quê khác, ở Cổ Bôn nếu giữa hai dòng họ đang có mối quan hệ bất hoà thì việc hôn nhân sẽ không đợc suôn sẻ, nếu không muốn nói là không thể đợc. Do đó để đi đến kết hôn thì trớc hết hai dòng họ đó phải giải quyết mối bất hoà đó.

Hôn nhân xa giữa hai gia đình thực chất vẫn là giữa hai dòng họ, vì vậy chuyện “ môn đăng hậu đối” không chỉ là chuyện của hai gia đình mà còn là vấn đề của hai dòng họ. Nếu hai dòng họ đều “Danh gia vọng tộc” cả thì không phải bàn. Tuy nhiên, có những lúc cả hai bên tơng xứng nhau về mọi các lĩnh vực thì dù nghèo hoặc trung bình (hoặc khá hơn đôi chút) vẫn tiến tới hôn nhân một cách tốt đẹp .

Tuy nhiên, ở Cổ Bôn trớc kia cũng có những biểu hiện thái quá, đó là việc hôn nhân với những gia đình làm nghể thấp hèn nh : mõ làng, một số gia đình có phạm lỗi trộm cắp, hay có bệnh truyền nhiễm nh: lao phổi, phong hủi…Vì vậy tâm lý dâu hiền, rể thảo đã ăn sâu vào tâm khảm của ngời dân Việt Nam nói chung và dân Cổ Bôn nói riêng.

Để tiến tới hôn nhân phải tiến hành họp họ .Việc tiến hành hôn lễ bao giờ cũng phải có sự đại diện của hai họ “họ nhà trai” và “họ nhà gái”. Dòng họ không chỉ có trách nhiệm trong việc lựa chọn mà còn có trách nhiệm trong việc tổ chức hôn lễ, đón dâu. Cô dâu không chỉ là làm dâu nhà chồng mà còn làm dâu họ nhà chồng, giữ thanh danh cho dòng họ nhà chồng. Nhng để cuộc hôn nhân diễn ra tốt đẹp thì cần phải trải qua các bớc sau: tìm hiểu , tạo điều kiện cho trai gái gặp nhau, bắn tin, làm lễ dạm hỏi, xin cới, lễ cới, lễ lạy mặt.Trong các bớc đó thì lễ cới ở Cổ Bôn có những diều khác biệt với các nơi khác ở chỗ khi đi đón dâu hoặc lúc rớc dâu về đám cới thờng gặp cái dây chăng ở đờng, bên cạnh có bầy chiếc án th với chầu rợu và một số câu đối, nếu nhà trai đối đợc thì qua còn không đối đợc thì nhà trai phải cho những ngời chăng dây một số tiền - đó gọi là tục “khảo rể” ở làng Cổ Bôn.

Tóm lại, tục hôn nhân ở Cổ Bôn xa cũng khá phức tạp, nhng tục lệ này chỉ đợc thực hiện ở những gia đình khá giả, còn những gia đình nghèo thì làm đơn giản. Ngoài việc nộp treo cho làng thì đám cới chỉ vài ba chục ngời chủ yếu là bà con gần gũi của hai dòng họ không có ăn uống linh đình.

Ngày nay, theo chủ trơng của Đảng và chính phủ thực hiện nếp sống văn hoá mới thì việc cới xin đã đơn giản hơn gọn nhẹ rất nhiều và ở Cổ Bôn cũng vậy.

Một phần của tài liệu Dòng họ và quan hệ dòng họ ở làng cổ bôn (xã đông thanh huyện đông sơn tỉnh thanh hoá) (Trang 51 - 52)