Quan niệm của Phạm Quỳnh về thơ

Một phần của tài liệu Đóng góp của phạm quỳnh trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học (Trang 95 - 104)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.Quan niệm của Phạm Quỳnh về thơ

3.2.1. Thơ là gì?

Có thể dễ dàng nhận thấy, trong những bài luận bàn của Phạm Quỳnh về các thể loại, nếu nh ông đã dành hẳn bài khảo cứu khá kỹ càng, sâu sắc về tiểu thuyết và kịch, trong đó có dành một phần để định nghĩa thế nào là kịch, thế nào là tiểu thuyết thì dờng nh đối với thơ ông không có chủ đích để đa ra định nghĩa riêng mà chỉ là nhân một chuyện nào đó mà phát biểu đôi lời, hoặc viện dẫn ý kiến của ai đó, nhng những ý kiến ấy cũng đáng để cho chúng ta một cái nhìn khá sâu sắc về thơ. Tất nhiên, viện dẫn ý kiến cũng là sự đồng điệu của ông về nó. Chúng tôi, với sự cố gắng của mình, đã lợm lặt trong các bài viết của Phạm tiên sinh để cho thơ một cách hiểu.

Bài tiểu luận bằng quốc ngữ đầu tiên phân tích bản chất thơ có lẽ là bài

Thơ ta và thơ Tây của Phạm Quỳnh, xuất hiện năm 1917 trên Nam phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã cho thơ một cách hiểu. Trong đó, Phạm Quỳnh đã dẫn ra

một quan niệm về thơ: “Ta coi thơ tức là vẽ, và vẽ tức là thơ; thơ là vẽ bằng lời, bằng thanh âm, vẽ là thơ bằng hình, bằng màu sắc... Muốn làm bài thơ, trong trí phải tởng tợng ra một cái cảnh, hoặc là cảnh thiên nhiên, hoặc là cảnh trong tâm giới, rồi dùng những âm hởng thích đáng mà gọi, mà kêu nó lên, khiến cho ngời nghe cũng phải tởng tợng nh thế. Hai đàng cùng là vẽ cả, một đàng là vẽ cách trực tiếp, một đàng là vẽ cách gián tiếp, nhng đều là muốn khêu gợi ra một mối t tởng cảm tình trong tâm trí ngời ta vậy” [57, 50]. Nhận định trên, vừa nói lên

mối tơng quan giữa thi và họa, vừa xác định những yếu tính của thơ: dùng ngôn ngữ làm chất liệu để tạo hình (thiên nhiên hoặc tâm cảnh), khêu gợi cảm tình trong tâm trí ngời đọc. Cũng trong bài viết ấy, Phạm Quỳnh nêu cách hiểu nữa về thơ: “Ngời ta thờng nói thơ là tiếng kêu tự nhiên của con tâm” [57, 50]. Nh vậy, ông đã nhận ra điều quan trọng hơn cho thơ chính là cảm xúc, tình cảm. Tình cảm đóng vai trò quan trọng, là nòng cốt, là linh hồn, mạch sống, hơi thở, là nguồn cảm hứng duy nhất, chủ đạo để thơ ra đời, khởi đầu cho tài năng sáng tạo, nhờ đó mà lời thơ, tứ thơ, hình tợng trong thơ trở thành biểu tợng của t duy, tình và cảnh trở nên hòa nhịp tự nhiên, sống động lâng lâng hồn xúc cảm. Đây chính là biểu hiện phần nội dung của thơ. Những biểu hiện cụ thể đó nh thế nào, chúng tôi sẽ tiếp tục đi tìm lời giải cho thơ ở phần sau.

3.2.2. Đặc trng của thơ

3.2.2.1. Thơ là tiếng kêu tự nhiên của con tâm“ ”

Đúng vậy, thi ca giản đơn mộc mạc và có hồn nhất luôn có sự hòa điệu nhịp nhàng với nhịp đập tự nhiên của cảm xúc. Trong bài bàn về Thơ ta thơ

Tây, Phạm Quỳnh nhắc đến yếu tố này xem nh một đặc trng về thơ: “Thơ là

tiếng kêu tự nhiên của con tâm”. Tiếng nói của trái tim là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc trong tình cảm con ngời. Chính tình cảm là yếu tố cơ bản của thơ. Nội dung nghệ thuật và t tởng thi ca là sự phúc đáp chính xác, là hình chiếu là bản sao của tình cảm. Thế nên, thơ là hồn thiêng của tâm. M. Gorki gọi thơ là bài ca tự đáy lòng. Quách Mạt Nhợc viết trong Nữ thần: “Thi yếu tự phát kỳ tâm hoa” (Thơ phải là bông hoa nảy nở ra từ trong lòng mình). Không ở thể loại nào cảm xúc, tình cảm đợc yêu cầu cao nh trong thơ, đến mức cái tình thành dấu hiệu rõ rệt của mọi thành đạt trong sáng tạo.

“Thơ là tiếng kêu tự nhiên của con tâm”, vậy tiếng kêu tự nhiên của con tâm nh thế nào để thần thơ xuất hiện? Thơ chỉ tràn ra khi có những rung động

của cảm xúc, nhng đó phải là những rung động mạnh mẽ nhất, sâu lắng nhất đ- ợc phát lên từ trái tim. Rung động là khởi điểm của sáng tạo, không có rung

động, thơ chỉ có phần xác mà không có hồn. Khi hồn thơ càng lắng sâu thì tình cảm biểu hiện trong thơ càng trong sáng; và chính lúc tình cảm trào dâng, là thời khắc thi nhân cho ra đời áng thơ quý giá. Quan điểm của Phạm Quỳnh rất gần với quan điểm của các nhà phê bình thơ tiền bối nh Lê Quý Đôn: “Thơ phát khởi từ trong lòng ngời ta”. Hay nói cách khác, làm thơ trớc hết phải có cảm hứng. Cảm hứng là điều quan trọng trong thơ. Trong bài Bàn về thơ Nôm, Phạm Quỳnh nêu ý kiến: “Dù vậy cốt nhất vẫn là phải nuôi lấy cái hứng ở trong lòng trớc đã. Đã có cái hứng đặc biệt thì làm thế nào cũng tìm đợc lời thích đáng mà diễn ra”. Cảm hứng ở đây đợc xem là nhân tố khơi nguồn cho sáng tạo nghệ thuật, là động lực để làm nên giá trị. ở bài viết Thơ Baudelaire, tác giả còn chỉ rõ: “Cảm hứng thuộc về lòng ngời, lòng ngời thì dẫu nớc nào, đời nào cũng là một, cũng sớng, cũng khổ, cũng vui, cũng buồn nh nhau, cũng đem bấy nhiêu tình cảm mà thổ lộ ra lời hát câu ca. Song cảm hứng có khi sâu, có khi nông, có khi cao, có khi thấp, có khi rộng, có khi hẹp; trình độ phạm vi kể cũng sai biệt nhau lắm” [57, 163]. Mọi cảm hứng và xúc cảm sáng tác trong thi ca đều bắt nguồn từ yếu tố tình cảm. Theo đó, cảm hứng còn phản ánh trạng thái tâm hồn nhiều sắc điệu của ngời nghệ sĩ.

Thơ nếu chẳng bắt nguồn từ cảm xúc, tình cảm chân tình của ngời nghệ sỹ, thì chỉ là sự chợt ngẫu hứng, là trò sắp chữ, cách gieo vần... và sao đợc mệnh danh là thơ!... Đến với thơ ca, rung động của trái tim nghệ sỹ không nên hời hợt và không thể hời hợt. Cảm xúc vội vàng sẽ dẫn đến thơ không có chiều sâu, thiếu sức sống. Vì thế, Phạm Quỳnh đã gán cho thơ là “tiếng khóc”, “giọng c- ời”, là “ta nói đợc tiếng ấy mới nói đợc lòng ta”. Cung bậc của cảm xúc vô cùng phong phú, nhiều tầng bậc nhng cảm xúc trong thơ phải là cảm xúc chân thành, tự nhiên nhất. Phạm Quỳnh cũng đã chỉ rõ cái đặc sắc trong thơ chính là điều đặc biệt của tâm hồn nhà thơ: “Ông Đoàn Nh Khuê là ngời đa sầu mà là ngời đa cảm bởi nên đa sầu. Nhng cái đặc sắc của tấm lòng kẻ thi nhân là biết cảm sâu hơn ngời thờng, bởi thế mà cảm dễ sinh ra sầu” [57, 301].

Nhà thơ không chỉ đem đến cho ngời đọc một nội dung có tính thông điệp mà còn muốn tác phẩm của mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn. Muốn thế phải làm cho ngời ta tin, mà chỉ tin đợc nhờ cảm xúc trong thơ tự nhiên và thành thật. Đó là lý do đơn giản để Phạm Quỳnh đề cao, coi trọng cảm xúc tự nhiên. Khi bình duyệt thơ, cảm xúc tự nhiên trở thành một trong những tiêu chí quan trọng nếu không muốn nói là quyết định. Nh thế và không thể khác thơ mới cống hiến cho đời một cái “rùng mình mới lạ” (un frisson nouveau). “Cái rùng mình ấy chính là sự cảm sâu xa” [57, 166]. ý kiến trên vừa là lời nhận định, cũng vừa là lời khuyến tấn thi ca và cuộc sống, là sự nhấn mạnh vai trò tình cảm trong sáng tạo thơ ca. Nhng tình cảm, cảm xúc của thơ phải bén rễ từ cuộc sống. Điều thiết yếu là ngời làm thơ phải là ngời hơn ai hết có trái tim rất nhạy cảm, giàu tâm huyết dễ rung động trớc con ngời, cuộc đời. Với Phạm Quỳnh, đó cũng là phản ánh nhân cách của ngời thơ: “Bài thơ không đợc tạo ra bằng sự kiêu căng của một kẻ sáng tạo, nhà thơ hiện ra với dáng vẻ khiêm nhờng của một kẻ học trò kính cẩn nép vào một lớp tinh hoa. Lớp tinh hoa này bao gồm những nhân cách quan trọng nhất của đế chế và ta bắt gặp trong đó phần lớn những bậc đạo cao đức trọng” [58, 503].

Sức nặng của trang thơ, của những con chữ chính là cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải tìm đến đó để ngòi bút đợc viết lên từ thứ mực chng cất từ chính cuộc đời phức tạp, bộn bề bao thăng trầm của mọi số phận. Quay lng với cuộc sống, mải mê với chuyện “đúc chữ”, “luyện câu”, mọi giá trị của thơ ca chỉ là một thứ kĩ xảo vẽ vời. Vì thế, khi bàn về Thơ ta thơ Tây, Phạm Quỳnh đã công kích lối thơ ca truyền thống phơng Đông khéo quá nặng về đúc chữ, luyện câu, thơ phải gò mình theo khuôn pháp làm mất đi ít nhiều vẻ tự nhiên trong thơ, ông đề cao lối thơ phơng Tây trọng cảm xúc tự nhiên, chân thực: “Thơ ta, nhất là lối thơ Đờng luật... khéo quá, phần nhân công nhiều, mà vẻ tự nhiên ít. Cùng một đầu bài ấy, cùng một cảm hứng ấy mà vào tay thơ Tây, thì tất vẽ không đợc khéo bằng... nhng nét bút đậm đà biết dờng nào, lời thâm thiết

mà giọng hùng hồn, nh đa nh cuốn cả tâm hồn ngời lên mấy từng mây!” [57, 51]. Đối với thơ, cái đẹp là cuộc đời. Nhng khác với truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ không phản ánh tất cả mọi sự ngổn ngang, phồn tạp của hiện thực, có khi thơ chỉ chng cất, thanh lọc để gạn lấy những gì là đẹp và bản chất nhất của cuộc đời: “Xin bạn hãy nghĩ đến sức quyến rũ đặc biệt, hơng vị hiếm có trong những bài thơ Tây phơng những cõi lòng khá mệt mỏi với đời mà lại vẫn mở lòng đón nhận sự dịu dàng của một ngày đẹp trời” [58, 504]. Cuộc đời mang theo dấu ấn cuộc đời phải đợc ghi lại bằng trải nghiệm, bằng xúc động của bản thân nhà thơ. Nhà phê bình văn học Nga, Belinxki đã từng nói: “Thơ, trớc hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Trong bài Thơ Baudelaire, Phạm Quỳnh đã chứng thực điều này khi bình về tập thơ ác hoa của Baudelaire: “Ông cũng ham sự thực nữa, lấy làm của báu nhất ở đời... chỉ nhất quyết nghĩ sự thực, nói sự thực mà thôi” [57, 167]. Trong bài Các môn cổ văn Hán - Nôm, Phạm Quỳnh dẫn lời của một học giả ngời Pháp để ngợi ca những thi nhân nổi tiếng của Trung Quốc nh Hàn Dũ, Lý Bạch, Đỗ Phủ... Những vần thơ trác tuyệt giàu nhân thế của họ đợc sinh ra không chỉ ở năng khiếu đặc biệt, quan trọng hơn nó đợc phát khởi từ những tâm hồn trong sáng, những nhân cách và lẽ sống cao thợng, đẹp đẽ: “Họ là nhà thơ không vì họ có khiếu làm thơ đặc biệt, mà bởi vì tâm hồn họ đợc nâng cao lên qua việc hiến dâng và nhờ đó mà thể hiện hết mình... họ giữ thói quen tự lui về ở ẩn trong bản thân mình, nên họ cũng không mất đi thái độ gắn bó với vũ trụ” [58, 503].

Cũng có lúc, thơ không hẳn là sự kiếm tìm. Dờng nh nhà thơ không có ý định tìm kiếm gì cả. Thơ là hớng nội. Quá trình làm thơ là quá trình tự biểu hiện. Thơ là sự rung động của những trải nghiệm cá nhân nhà thơ có nhu cầu thổ lộ, giãi bày. Cảnh, sự, vật có đi vào trong thơ cũng chủ yếu nhằm giúp nhà thơ tự biểu hiện cho đạt, cho hay. Về điều này, một mặt Phạm Quỳnh không tán thành với lối kĩ thuật làm thơ của ngời xa, mặt khác lại tỏ ra đồng cảm với tấm lòng của thi nhân xa: “Các bài thơ Trung Hoa cũng nh vậy đó. Dờng nh ở đó

thiên nhiên đợc phản ánh vào t tởng. Giống nh những bức tranh, chúng không mô tả cho thấy tính liên tục của sự vật, mà chỉ qua vài nét, vài từ, gợi lên một hình ảnh làm tim ta rung động” [58, 504]. Theo Phạm Quỳnh, tình cảm trong thơ không hạn cuộc và đóng khung riêng t mà nhiều khi đó cũng là đại diện cho tiếng nói của số đông. Đôi lúc hồn thơ đặt trên lợi ích và cống hiến cho non n- ớc, vì lẽ đó thơ trở nên rất có thần và có sức đồng cảm, đồng vọng sâu xa vào lòng ngời trải qua bao thế hệ. Vốn là ngời trọng văn hóa truyền thống, chắc chắn cũng rất yêu thơ nên Phạm Quỳnh đã không mệt mỏi để kiếm tìm, tôn vinh những tài năng và những giá trị thơ đích thực: “Bởi thế nên ngày nay đợc đọc đợc ngâm những mảnh thơ Nôm văn Nôm của các bậc tiền bối... trong lòng có cái cảm vô hạn. Tởng nh hồn xa của đất Việt ta còn phảng phất đâu ở trong mảnh thơ... vẳng đa đến tai ta những giọng vui sầu của ngời thuở trớc” [57, 47]. Nh thế, thơ trớc hết quan trọng nhất là tình, nhng là tình cảm không tách rời lý trí. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt bút. Lí trí thơ thờng đợc nảy ra từ khối óc, tình cảm đợc sinh ra từ con tim. Bằng cái nhìn có tính biện chứng, đa chiều của một nhà học thuật, Phạm Quỳnh hoàn toàn không ngẫu hứng khi cho thơ những quan niệm, mà ông đã nhìn nhận thơ trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa lý và tình. Trong bài Các

môn cổ văn Hán - Nôm, khi nhắc lại lời Abel Bonnard ngợi ca những di sản thơ

thế giới, Phạm Quỳnh đã ngụ ý gửi gắm vào đó một quan niệm nữa cho thơ: “Thơ Hindu, Thơ Ba - T... đó là những bài thơ của kinh nghiệm, của những suy t kín đáo có một sự kiềm chế tinh tế trong họ, và những từ ngữ họ đem dùng không hề cờng điệu, mà luôn ẩn kín dới cái đợc họ gợi lên” [58, 504], “Ngời Trung Hoa vĩ đại họ là nhà thơ họ mang vào trong những hành động dấn thân cả những ngập ngừng, những giấc mơ và sự tinh tế lãnh đạm của kẻ có học thức... Thơ Trung Hoa đã chng cất sự thông thái thành một thứ nớc cất quý giá vừa ngọt vừa đắng khiến nó thành một hơng vị quý hiếm, có thể nói là hơng vị duy nhất” [58, 505]. Những di sản thơ thế giới có sức sống bền lâu, theo Phạm

Quỳnh ở đó có sự hòa điệu giữa tình và lý làm cho thơ trở nên quyến rũ, hấp dẫn giàu sức thuyết phục. Cuối cùng, thi văn bao giờ cũng là sản phẩm hiện thành nhào nặn rút tỉa từ cảm xúc, từ ý tởng và t duy vừa lý tính vừa cảm tính về cuộc sống. Phạm Quỳnh đồng ý với quan điểm của học giả ngời Pháp Abel Bonnard cho rằng, sự sàng lọc đối với thơ không kém phần nghiệt ngã, nó chỉ cho phép tồn tại những đứa con tinh thần khỏe mạnh, có giá trị đích thực: “Bài thơ nó cũng phải vợt qua sa mạc của các thế kỷ, và phải tiêu gần hết tất cả kho báu của mình khi đi từ xứ này sang xứ khác. Và khi đến đợc với chúng ta, dù chỉ còn là một viên ngọc trai hay hồng ngọc, chúng vẫn có cả khối của cải tráng lệ lúc mới bắt đầu ra đi. Nhng thế cũng đủ để ta tiếp nhận món quà của một tâm hồn phơng xa” [58, 505]. Theo đó, sức mạnh chinh phục tâm hồn, tính chất không giới hạn về không gian, thời gian để thơ đi đến đợc với hàng triệu trái tim. Thơ của thiên tài Baudelaire là một ví dụ điển hình minh chứng cho điều đó. Phạm Quỳnh trang trọng ngợi ca: “Dẫu ngời đời nào, ngời nớc nào đọc những câu thơ ấy cũng hình nh vẳng nghe tiếng đồng vọng từ trong lòng vậy” [57, 168].

3.2.2.2. Thơ gắn với âm điệu

Khi nghiên cứu về thơ Nôm cũng nh thơ Pháp, Phạm Quỳnh đã nói đến các thành phần trong thơ: “Thơ có hai phần: Một là âm điệu, hai là tình tứ. Âm điệu là phần hình thức. Tình tứ là phần tinh thần” [57, 163]. Phạm Quỳnh đã đề cập đến tính tất yếu về mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong một bài

Một phần của tài liệu Đóng góp của phạm quỳnh trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học (Trang 95 - 104)