Phạm Quỳnh với các giá trị văn học thế giới

Một phần của tài liệu Đóng góp của phạm quỳnh trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học (Trang 62 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.Phạm Quỳnh với các giá trị văn học thế giới

2.2.1. Phạm Quỳnh với văn học phơng Tây

Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhu cầu canh tân - với t cách là bớc đầu tiên đi đến cứu nớc - là một nhu cầu có thật, thì ngời ta sẽ dễ dàng nhận thấy một ngời đã làm đợc khá nhiều việc có ích trong nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật văn hoá phơng Tây, nhất là văn học Pháp vào Việt Nam, cũng nh trong việc hớng văn hoá Việt Nam hoà nhập vào văn hoá thế giới nói chung. Ngời đó là nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Nói về cuộc tiếp biến giữa Việt Nam với phơng Tây, Phạm Quỳnh nghiêng hẳn về phía khẳng định công lao khai hóa của Pháp. Chính điều này gây ra những phản ứng tức thời và gay gắt trong các sỹ phu yêu nớc chống Pháp bấy giờ, và hệ quả kéo theo là sự đánh giá rất khắt khe của giới nghiên cứu suốt mấy thập kỉ qua về con ngời và di sản Phạm Quỳnh. Giờ đây, với độ lùi của thời gian, với sự bình tĩnh trong nhìn nhận những vấn đề lịch sử, có thể thấy một số quan điểm của Phạm Quỳnh là khả thủ. Quả thực, nếu không có “ngọn gió phơng Tây tràn tới”, không biết quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam sẽ diễn ra thế nào. Bởi, có một quy luật tất yếu không một quốc gia nào tránh khỏi, lịch sử mọi nền văn hóa không là sự phát triển tự thân của nó mà còn là lịch sử của mối quan hệ giữa nó với các nền văn hóa khác. Pháp vào Việt Nam đã đem đến một sự thay đổi ghê gớm với xã hội này, chẳng khác chi một con ngời “đổi thịt thay da” trong đó, phải kể đến phơng diện văn hoá, văn học.

Trên Nam phong, Phạm Quỳnh đã viết những bài lợc thuật tổng thuật nghiêm túc giới thiệu về văn học phơng Tây trong đó, chủ yếu về văn học Pháp. Phạm Quỳnh đã có hẳn bài khảo cứu về Văn học nớc Pháp (1925), quyển biên tập tuy vắn tắt, nhng cũng đủ cho ngời ta có một ý kiến rõ ràng về mỗi một nhà văn và sự tiến hóa về đờng văn học của nớc Pháp qua các thời đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX. Ông đã trực tiếp bày tỏ thái độ ca ngợi và thán phục trớc các tài năng văn chơng Pháp. Với lời nghị luận dồi dào, mạch lạc, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục, một mặt vừa khảo cứu văn học Pháp, mặt khác ông đem đối sánh văn học Pháp với văn học phơng Đông, và Việt Nam nhằm giúp nhận ra u điểm riêng cũng nh phần non yếu của văn ta. Văn chơng truyền thống của ta quá chú trọng ở kĩ thuật ngôn từ, luyện câu, đúc chữ, miêu tả thờng gắn với những thủ pháp ớc lệ tợng trng làm mất đi ít nhiều vẻ đẹp tự nhiên, chân thực của đối tợng, ngợc lại văn học phơng Tây chú trọng ở tính chân thực, tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm: “Văn ta chuộng ở lời nhiều, lời phải cho đẹp. Văn Tây không chuộng ở lời mà chuộng lời với ý cho xứng nhau, lời để diễn ý kỵ những câu sáo cũ. Tả… một ngời đàn bà đẹp, văn Tây bài nào không giống bài nào, mỗi cách có vẻ đẹp riêng; văn ta thời trăm bài đến chín mơi chín bài nói đến: mắt phợng, mày ngài toàn những câu sáo sẵn chẳng qua là một cái phệnh tô phấn điểm son mà thôi” [57, 1028]. Trên những đối sánh đó, đã làm nảy sinh từ trong nhận thức của Phạm Quỳnh rằng, văn học phơng Tây chính là mẫu mực cho các nhà văn ph- ơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng học tập, lấy văn chơng Pháp “làm gơng, làm mẫu”. Và để giúp cho các nhà văn của ta tiếp thu, học hỏi, Phạm Quỳnh đã ra sức dịch thuật, bình luận những tác phẩm văn học Pháp tiêu biểu của một số nhà văn nh: Montesquieu, Rousseau, Voltaire, Baudelaire, Renan, A.France Trong quá trình khảo cứu, Phạm Quỳnh đã thực thi lối phê bình… mới, những bài phê bình này bộc lộ những quan niệm mới về đạo đức t tởng, tình cảm với văn phong đa dạng, sinh động và linh hoạt. Cách nhìn nhận mỗi tác phẩm văn học mang tính quy mô sâu rộng hơn lối phê bình truyền thống, vừa

dịch thuật vừa bình luận; vừa so sánh sự tơng đồng và khác biệt giữa nền văn học Tây Âu với văn học Việt Nam, mặt khác giới thiệu với độc giả Việt Nam lối viết văn của phơng Tây, từ đó rút ra những quan niệm nhân sinh và nghệ thuật và trong không ít trờng hợp có liên hệ với thực tế Việt Nam.

Trớc hết, phải kể đến những ý kiến phê bình về tiểu thuyết Pháp. So với thơ, kịch, đây là thể loại đợc ông khảo cứu kĩ lỡng và có hệ thống nhất. Hình thức các bài phê bình tiểu thuyết phơng Tây thờng đợc Phạm Quỳnh trình bày tuần tự, từ giới thiệu tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp nhà văn, rồi đến tóm tắt cốt chuyện, và tùy theo nội dung của mỗi tiểu thuyết mà có những lời bàn, những bài học rút ra từ tác phẩm. Khi bình luận, Phạm Quỳnh thờng hay lật đi lật lại vấn đề, đối chiếu, so sánh, ông thờng nêu, phân tích thấu đáo quan điểm của ng- ời khác rồi mới bộc lộ ý kiến cá nhân. Ông giúp mọi ngời hiểu rộng vấn đề, nhìn ngắm nó ở mọi góc độ, rồi hãy chọn lấy một hớng nhìn, một cách hiểu. Chẳng hạn, khi bình luận về tiểu thuyết Cái nghĩa chết (1917) của Paul Bourge, ông là nhà biệt tài tiểu thuyết trong việc phân tích tâm lý nhân vật, Phạm Quỳnh liên hệ mở rộng quan niệm về cái chết của nhà khoa học và nhà tôn giáo. Đối với các nhà khoa học, chết là tận cùng của sự sống, chết là “h không” nghĩa là hết. Ngợc lại nhà tôn giáo quan niệm rằng, chết không phải là một sự tận cùng, chết chỉ là phần xác cái còn lại là linh hồn “siêu thăng” lên một cõi cao hơn cõi trần thế. Từ quan niệm đó, Phạm Quỳnh đã soi vào phần lợc thuật cốt truyện, và đi đến nhận xét: “Hai ngời cùng phải ra quyết đấu với cái chết (một bên danh y Ortègue bị ung th rồi chết, một bên là sỹ quan quân đội Le Gallic ra chiến trờng bị thơng mà chết), một ngời cơng quyết mà chịu thua, một ngời nhu nhuận mà đợc thắng, một ngời coi cái chết là sự tai hại mà ruồng rẫy, một ngời thì coi cái chết là một sự thành tựu mà hoan nghênh” [57, 103]. Bằng cảm quan của một nhà văn hóa, Phạm Quỳnh đã đồng tình với quan điểm Paul Bourge khi bày tỏ thái độ ca ngợi cái chết cao cả của viên Thiếu úy vì độc lập tự do cho dân tộc mình. Theo Phạm Quỳnh, thành công của tác phẩm Cái nghĩa chết là bút pháp

miêu tả nội tâm, phân tích tâm lý nhân vật rất sâu sắc. Các nhân vật trung tâm ở đây đã phải trải qua một quá trình vật lộn, giằng co đau đớn giữa thể xác và tinh thần để quyết định, lựa chọn cho mình sự sống và cái chết nh thế nào cho có ý nghĩa nhất. Tác phẩm đã đem lại một ý nghĩa nhân sinh tích cực. Qua việc nhận định về bi kịch cái chết, tác giả khẳng định tầm quan trọng của niềm tin và hi vọng trong cuộc sống.

Lối phê bình ấy, cũng đợc Phạm Quỳnh vận dụng khi phê bình tiểu thuyết

Nghĩa gia tộc, Chúa bể, Lỡ độ đờng… Bình luận về Chúa bể của Eugène

Melchior de Vogue, tác giả vừa giới thiệu khái quát về nhà văn, ngời có một địa vị cao trong văn học Pháp, vốn không phải là một nhà tiểu thuyết nhng tác giả lại có bộ tiểu thuyết Chúa bể để đời. Phạm Quỳnh vừa tiến hành lợc thuật kèm dịch thuật về tác phẩm; vừa trình bày về nội dung lại vừa chỉ dẫn về văn phong của lối văn tiểu thuyết, bằng cách trích dẫn một số đoạn nói về cuộc đối thoại và độc thoại nội tâm nhân vật, để độc giả Việt Nam làm quen với thể thức văn chơng Pháp. Lời bình cô đọng và hàm súc đợc nêu ra ở cuối bài: “Thế là chỉ một tay đàn bà mà hòa hợp đợc cả hai trợng phu cừu địch. Ôi! Cái thế lực của chữ tình, cái oai quyền của chữ sắc, cái ảnh hởng của một bậc tài tình” [57, 133]. Phạm Quỳnh trực tiếp ca ngợi trí tuệ thông minh sắc sảo và tinh tế của nhân vật nữ Millicent và lẽ sống của ngời biết đề cao danh dự đợc thể hiện sinh động và tài tình qua ngòi bút của một nhà văn Pháp, qua đó giúp mọi ngời thấy đợc phơng pháp mô tả tâm lý nhân vật, xây dựng tình huống trong tiểu thuyết và hành văn sinh động của phơng Tây.

Bên cạnh phê bình tiểu thuyết, Phạm Quỳnh còn dịch và phê bình về Thơ

Baudelaire (1917), ông đã dịch ra văn xuôi ba bài thơ Baudelaire trong tập ác hoa (Fleurs du Mal) là U uất (Spleen), Chuộc mình (La Ranon) và Bình tĩnh

(Recueillement), đăng trên Nam phong, số 5, 1917. Thể hiện sự bao quát về thân thế và sự nghiệp sáng tạo của Baudelaire, một nhà thơ có tài nhất ở nớc Pháp thế kỷ XIX, có tầm vóc thế giới nhng về đời t đầy những khổ đau và bất

hạnh, Phạm Quỳnh viết: “Thân thế ông là một cuộc thảm thê vô cùng. Suốt đời không đợc một lúc nào suông, mấy năm cuối cùng là những năm khổ hơn nhất” [57, 166]. Theo đó, Phạm Quỳnh không chỉ bày tỏ thái độ cảm thơng sâu sắc mà còn hết mực ca ngợi tài thơ của Baudelaire. “Thơ ông là thơ tuyệt diệu, mà lại có cái đặc sắc không lẫn với thơ ngời khác đợc. Thơ vừa có tính cách nh vẽ, vừa có tính cách nh đàn” [57, 165]. Thơ ông là sự biểu hiện của nhạc, họa, nhng điều dễ gây đợc sự xúc động sâu xa, đồng vọng ở lòng ngời chính là tâm trạng của ngời thơ. Phạm Quỳnh đã nhận ra, tiếng nói trong thơ Baudelaire xuất phát từ trái tim, tâm hồn đầy những tổn thơng và uẩn khúc của ông: “Một đời ông đã từng trải đủ cảnh khổ, bởi thế nên thơ ông cũng bi đát vô cùng” [57, 167]. Nh vậy, cách phê bình đó sẽ tạo ra bức tranh toàn cảnh về chân dung một nhà thơ lớn.

Kịch phơng Tây cũng đợc Phạm Quỳnh dịch thuật và phê bình, nhân sự kiện Hội Khai trí tiến đức cho công diễn vở Ngời bệnh tởng của Moliere do Nguyễn Văn Vĩnh dịch, Phạm Quỳnh viết bài tờng thuật, bình luận Một sự thí

nghiệm đã nên công (1920) để tỏ sự tán thởng. Giới thiệu về nghề diễn kịch ở

Pháp, hí kịch của Moliere. Tiếp đó là một loạt những dịch thuật: Le Cid của Corneille, Chàng ngốc hóa khôn vì tình của Marivaux, Phu nhân là ngời tiết

kiệm của M. Donnay, Đạo đức nh bà của M. Donnay, Tình duyên với lại tình cờ

của Marivaux, Horace của Corneille. Tuy nhiên, theo Vũ Ngọc Phan, ông dịch kịch rất sát nghĩa nhng so với thơ và tiểu thuyết không tài hoa bằng và ít gây đ- ợc sự hứng thú.

Tóm lại, hoạt động dịch thuật của Phạm Quỳnh luôn gắn với phê bình, tổng kết về lí luận, trớc hết nhằm tuyên truyền tinh hoa của văn học thế giới, nhất là văn học Pháp, qua đó giúp ngời đọc không chỉ làm quen mà còn thông hiểu đợc với những phạm trù thẩm mỹ mới nảy sinh từ thực tiễn đời sống văn học nghệ thuật đơng thời sau nữa là rút ra những bài học nhân sinh từ các tác phẩm văn học Pháp, liên hệ vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, là mẫu hình cho văn học Việt Nam tiếp thu, học hỏi. So với lối phê bình truyền thống, cách phê bình

trên toàn diện và hệ thống hơn về một tác gia văn học, ngời đọc đợc mở mang kiến thức về một nhà văn, nhà thơ với nhiều mối quan hệ phong phú, giữa tác phẩm với tác giả, tác giả với thời đại.

2.2.2. Sự tác động của văn học phơng Tây đối với việc hình thành cảm quan thế giới trong lý luận, phê bình văn học của Phạm Quỳnh

Thập niên mời của thế kỷ XX là thời điểm bản lề của quá trình văn hóa, văn học Việt Nam hòa vào dòng chung của văn hóa, văn học thế giới. Những biến đổi về mọi mặt trong đời sống xã hội đã đa đến những biến đổi về thế giới quan và nhân sinh quan của dân tộc ta, nhất là đối với văn học đã giúp hình thành cảm quan thế giới trong lí luận phê bình của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ. Cảm quan về văn học thế giới trong giai đoạn này là nhân tố đặc biệt quan trọng để thúc đẩy tiến trình văn học dân tộc. Đây cũng chính là điểm nhìn để chúng tôi nhận diện về vai trò của Phạm Quỳnh: ngời đại diện tiêu biểu nhất, với những công trình nghiên cứu, phê bình văn học đa dạng và mang tính hệ thống của mình, đã đem đến cho văn học giao thời Việt Nam một cảm quan về văn học thế giới và vì thế có vai trò to lớn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến 1945. Có thể nói, những ảnh hởng của văn học thế giới đã tác động đến sự hình thành cảm quan thế giới trong lí luận, phê bình văn học của Phạm Quỳnh. Tiếp thu ảnh hởng ngôn ngữ, t tởng và văn học thế giới, nhất là văn học phơng Tây của Phạm Quỳnh chủ yếu từ sự tự học và tiếp xúc rộng rãi với các hoạt động báo chí, chính trị, văn học sôi động ở nớc ta từ những năm hai mơi trở đi. Phạm Quỳnh đã học tập nghiên cứu và tiếp nhận ảnh hởng văn học phơng Tây một cách nhuần nhị sâu xa trên căn bản không xa rời tinh thần truyền thống và dân tộc. Trên cơ sở đó giúp ông hình thành những phơng pháp nghiên cứu văn chơng, học thuật theo lối mới, hiện đại. Vì vậy, văn học phơng Tây, nhất là văn học Pháp đã chi phối đến những thuộc tính chiều sâu lí luận của Phạm Quỳnh.

này là phải đổi mới văn học bằng cách cách tân thể loại: bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết, thơ, kịch, một hệ thống thể loại có nguồn gốc phơng Tây để thay thế hệ thống thể loại văn học truyền thống với văn, thơ, phú lục. Để những hệ thống thể loại mới trên “bén rễ” trong văn học Việt Nam, những thể nghiệm trong sáng tác có đợc một định hớng lâu dài và chiến lợc thì điều quan trọng là phải hình thành một quan niệm về thể loại không chỉ cho ngời cầm bút mà cả cho thị hiếu và kinh nghiệm tiếp nhận của ngời đọc. Lý luận và phê bình văn học của Phạm Quỳnh đã góp phần đáng kể trong việc đảm nhận vai trò quan trọng ấy. Trong các công trình lý luận và phê bình của mình, Phạm Quỳnh đã hớng đến văn học thế giới, chủ yếu văn học phơng Tây trên tinh thần tiếp thu học tập và truyền bá. Việc giới thiệu phê bình, dịch thuật, khảo cứu thơ, kịch và nhất là tiểu thuyết phơng Tây đợc Phạm Quỳnh tiến hành một cách kĩ lỡng và hệ thống nh trình bày ở trên, đã góp phần hình thành và thiết lập thói quen thởng thức, tiếp nhận các thể loại văn học còn hoàn toàn mới lạ với đa số ngời Việt Nam đơng thời. Chính vì thế, khi giới thiệu về tiểu thuyết, kịch Phạm Quỳnh không chỉ nói đến nguồn gốc ra đời, vai trò xã hội mà đặc biệt ông còn đi sâu vào những vấn đề mà ngày nay gọi là những đặc trng của thi pháp thể loại. Chẳng hạn, trong Khảo về diễn kịch, Phạm Quỳnh nói đến ba phần cốt yếu khi soạn kịch nh: Phần “sáng ý” với các khái niệm về “vai chính”, “vai phụ”, “cốt truyện kịch”, “hành động kịch”... Phần “bố cục” với những vấn đề nh “hồi kịch”, “thắt nút”, “cởi nút”... Phần “lập từ” với các yếu tố của ngôn ngữ kịch nh “độc thoại”, “đối thoại” Đặc biệt, qua những bài… dịch thuật, phê bình tiểu thuyết Pháp, nhất là bài Bàn về tiểu thuyết đợc xem là

Một phần của tài liệu Đóng góp của phạm quỳnh trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học (Trang 62 - 71)