NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ THƠ CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN
3.2.3. Một tình yêu thiên nhiên tha thiết
Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân không chỉ là nhà chính trị, nhà yêu nước mà ông còn là một nhà thơ. Như trên đã thấy, ở nhiều câu kết của một số bài, thông qua lời chúc tụng nhà vua, Nguyễn Mộng Tuân luôn quan tâm đến cảnh dân sinh và nhẹ nhàng nhắc vua phải quan tâm đến nhân dân, không lúc nào ông quên nhiệm vụ của mình. Nói như thế, không có nghĩa tâm hồn Cúc Pha ít rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Trái lại, Cúc Pha rất yêu cỏ cây, hoa lá gần gũi xung quanh ông như hoa mai, hoa sen, cây liễu, cây chuối…, đặc biệt là hoa mai và hoa sen. Hai loài hoa này được ông quan tâm nhiều hơn, bởi lẽ chúng là thi liệu của lối thơ tả cảnh ngụ tình, đó là thông qua sự vật để nói lên nỗi lòng. Đây cũng là lối thơ thường được các thi nhân hay dung. Và một số loài cây với đặc tính của nó như mai, lan hay được chọn làm đố tượng nghệ thuật cho loại thơ này. Mai vì có đức tính cương trực mà được tôn là “ngự sử mai”, hay mai thường nở sớm nhất trong các loài nên được gọi là “bách hoa khôi”. Trong thơ Nguyễn Mộng Tuân, hình ảnh cây mai được nhắc đến hiện lên qua hình ảnh:
Thường Nga, Cô Dịch thoại giao tình, Tiêu cácnh thiên nhiên, tự ngọc thành. Ngưng tố thanh phương, phong ám độ, Hàm không nhất sắc ảnh cao hoành…
(Hằng Nga và tiên núi Cô Dịch nói chuyện về tình bạn,
Cốt cách thiên nhiên tựa ngọc thành
Mùi thơm thanh cao ngưng đọng được làn gió âm thầm lan toả, Và sắc hoa trong trắng vắt ngang trong không trung…)
(Mai hoa)
Hoa mai thường được các thi nhân ví như một người con gái đẹp, với Nguyễn Mộng Tuân hoa mai được so sánh với nàng tiên ở núi Cô Dịch, nơi
có trồng nhiều hoa mai nhất. Ngoài ra mai cũng giống như tùng, cúc giữa mùa đông giá rét nhưng vẫn giữ được màu xanh tươi. Có lẽ nhà thơ Cúc Pha của chúng ta giống như cây mai già, càng ngày càng giữ được trọn vẹn cốt cách và tinh thần, bậc trượng phu trong nghịch cảnh vẫn bất khuất, không chịu ở vào cảnh khốn, tiết tháo cứng cỏi, vững vàng không thay đổi.
…Khí hàn, hạc bối thiên tương tuyết Ảnh thấn mai song nguyệt tự ngân Chỉ bả tố ti kiên vãn tiết
Khẳng nhân tế bố uyển chi trần…
(…Lưng lão già này thấy lạnh, trời như có tuyết rơi
Song mai hiện rõ bóng trăng lấp lánh như ánh bạc Hãy giữ mái tóc tơ cứng cỏi cho đến tuổi già,
Đâu chìu trùm tấm khăn thâm giữ lại chút bụi trần…)
“Tiết tháo lớn trong suốt mà rét vẫn vững vàng, suốt đời không thay đổi”. Đó là ông viết về hoa mai, còn hoa sen cũng được nhắc tới khá nhiều như Tân chủng bồn hà, Bồn trì liên, Hà hương…có lẽ phải yêu sen lắm ông mới làm nhiều thơ về loài hoa này như thế:
Lão lai nhất vị hướng lâm tuyền Cổ ngoã bồn trung thả chủng liên Thiêu quý hà tu hoa dĩ hải
Hảo khoa hư luận ngẫu như thuyền
Phức phức tuỳ phong hương cánh nghiên…
(Khi tuổi già đến lại có thú quay về chốn lâm tuyền
Chiếc bồn sứ cũ hãy nên trồng hoa sen
Lúc trẻ hưởng phú quý đâu cần nhiều hoa như biển Cũng chẳng cần bàn tới chuyện ngó sen to hay bé Mù mịt trong trận mưa rào nghe thật đáng yêu
Khi ngợi ca tình bạn tâm đầu ý hợp, bạn bè giữ tính bền vững như vàng, hoà hợp thơm theo như hoa sen, Nguyễn Mộng Tuân cũng xây dựng hình ảnh:
Ngọc tỉnh giai nhân bản hạp trâm Đồng niên nhã khiết hựu đồng tâm Cơ, Vân tịnh giá lai Kinh Lạc Thức, Triệt liên biều nhập Hàn lâm
(Tịnh đế liên)
Gặp người đẹp bên giếng ngọc thật là may Cùng tuổi, cùng chí hướng nhân cách tao nhã Như Cơ, Vân cùng nhau đến kinh đô Lạc Dương
Giống Thức, Triệt cùng song song ngự vào viện Hàn Lâm
(Hoa sen liền cuống)
Hoa sen tượng trưng cho người quân tử dù ở trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ tâm hồn trong sạch, hoa sen là loài hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Cúc Pha là thi nhân, bởi thế bao nhiêu tình cảm của mình ông đều dãi bày trên trang sách, và kết thành những bài thơ như những đoá hoa toả ngát hương thơm dâng tặng cho đời:
…Vạn khoảnh lưu li thiên nhất sắc, Cửu trùng kim bích thuỷ trung tâm. Tận nhan chỉ xích ngư kiên điếu, Viễn phố cao đê điểu tán lâm…
(…Vạn khoảnh nước trong veo nước trời cùng một sắc,
Trên chín tầng trời xanh soi xuống tận đáy nước. Ngay sát mặt người cá ngại chẳng cắn câu,
Dập dìu trên bến xa thấy chim bay lượn khắp rừng…)
Cảnh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Mộng Tuân thể hiện dưới góc nhìn tươi sáng, không buồn như những bức tranh thuỷ mặc phương Đông. Những bài viết về kinh đô trong thơ Nguyễn Mộng Tuân tuy không nhiều, nhưng
trong mỗi bài đều phác hoạ một bức tranh khó quên về một cảnh sắc độc đáo, nhất là những bài về hồ Tây.
Có lẽ khi đứng trước cảnh đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, đã khiến lòng thi nhân của chúng ta thêm dạt dào cảm xúc và ý thơ cứ thế tuôn trào:
…Viên Tản thường tồn tí dân niệm, Nhĩ Hà minh kiến sự quân trung. Tống thanh viễn thế sơn bài thát, Lưu ngọc đa tình thuỷ lậu cung…
(…Núi Tản giữ vẹn tấm lòng chở che cho dân,
Sông Nhĩ soi rõ lòng trung của kẻ bề tôi.
Núi xanh ngắt phía xa xa, như dàn hang trước kinh đô, Dòng nước chan chứa tình, trải ra bảo vệ điện ngọc…)
(Phong Châu tức sự) Cũng cảnh vật ấy nhưng dưới ngòi bút của Cúc Pha lại hiện lên sinh động bằng một sức sống riêng. Và đây là đôi nét chấm phá về cây liễu đang độ vào xuân:
Thác căn hà hận đắt thiên tân Tiên chiếm càn khôn vũ lộ tân Cung nữ vũ yêu đa thái độ
Xuân kì phất lộ chuyển tinh thần…
(May sao được cắm rễ ở bến trời
Giành nước mưa móc trong trời đất nên mọc tươi tốt
Dáng cây như cung nữ đang múa, uốn lưng cong nhiều dáng điệu Như cờ xuân phấp phới, làm bay hạt móc, chuyển động tinh thần…)
(Ngự câu xuân liễu) Nguyễn Mộng Tuân đi và làm nhiều thơ ca ngợi cảnh trí xinh đẹp của đất nước. Như Phong Châu nơi có đền Hùng, núi Tản hay đi thăm động Hoa Lư hoặc hộ xa giá thăm động Thanh Hư:
Thao bồi xa giá tác sơn hành, Chương túc lâm tuyền hỉ khí sinh. Phong tảo động môn nghênh ngự phục, Tuyền minh bạo bố trợ giám thanh…
(May được theo hầu xe xua đi thăm miền núi,
Rừng suối trang nghiêm, toả khí vui mừng.
Gió quét sạch cửa hang để nghênh đón nghi trượng nhà vua, Suối reo cùng thác đổ nhịp theo tiếng chuông ngựa…)
(Toàn Việt thi lục, Bài 5) Hay cũng có lúc ta lại thấy thi nhân đắm mình trong cảnh đẹp mơ màng của buổi chiều bên hồ Tây, nơi đã khiến bao tao nhân mặc khách với bầu rượu túi thơ, lênh đênh trên chiếc thuyền nan mặc trôi theo dòng nước mà ngâm vịnh:
…Phong thụ mạt hà thiên nhất sắc, Lô hoa hoà tuyết nguyệt tam canh Bănh hồ triệt để vô tiêm tể,
Đan quế phi hương bất tận tình…
(…Cây phong quét ráng chiều thành một sắc với trời,
Hoa lau lẫn vào tuyêt trong ánh trăng lúc canh ba. Hồ trong đến tận đáy không có chút cặn nào, Đan quế toả hương như không dứt…)
(Toàn Việt thi lục, bài 128) Nguyễn Mộng Tuân như mê đi trước cảnh tuyệt đẹp đó, bức tranh được thi nhân dùng hai gam màu chủ đạo là tối và sáng. Trong đó màu vàng của lá phong đỏ và ráng chiều dần chìm vào thời gian đã trở thành màu tối, khi đêm về ánh trăng lúc canh ba rọi chiếu vào màu của những bông hoa lau lẫn trong tuyết đã tạo nên khung cảnh một nét đẹp riêng.
Ông yêu thiên nhiên, thích những nơi vắng lặng, nhưng trong lòng luôn hướng tới cuộc đời, lo lắng cho vận mệnh đất nước:
…Thệ kiệt khốn tâm thù đại tạo, Khu khu hà túc đạo hiền lao.
(…Thề đem tấc lòng báo đền ơn vua,
Khư khư nhận mình là bậc hiền tài thì sao đủ)
Cúc Pha lấy Ức Trai làm tấm gương noi theo và ông cũng như Ức Trai đã dành cả cuộc đời lo tròn đạo nghĩa để báo đáp ơn tri ngộ. Đó cũng là hoài bão của đôi bạn chí tình này:
…Bạch phát chỉ nhân thiên hạ lự, Thanh trung lưu giữ tử tôn truyền. Nho lâm kỉ hứa chiêm sơn đẩu, Hảo vị triều đình lực tiến hiền.
(…Tóc bạc vẫn lo tròn đạo nghĩa,
Lòng trung giữ mãi truyền con cháu. Làng nho nhìn vào ông như sao Bắc Đẩu, Muốn giúp triều đình tiến cử người hiền tài)
Chính thiên nhiên đã đem đến cho Cúc Pha sự tĩnh tâm và thanh thản, nên cảnh trong thơ ông có chút buồn nhưng không quá bi quan, thất vọng:
…Vãng sự thê lương hương hoả tại, Dạ thâm tế vũ khấp hàn trùng.
(…Buồn thương việc cũ nay vẫn hương khói,
Đêm khuya mưu nhỏ khóc trong đêm lạnh)
Rồi khi thời cuộc không được như ý, nhà thơ lại có thú nhàn ngồi trong trướng mai nhấp nháp hương vị của ấm trà mới:
…Duy hữu ngâm ông tam địa oánh, Mai hoa chỉ trướng bạn trà âu.
(…Chỉ có nhà thơ là vẫn giữ được tấm lòng trong sạch,
Trong Đại Việt sử kí Toàn thư cũng ghi rõ việc này, khi Nhân Tông mới hai tuổi lên nối ngôi, thì “việc văn giáo lặng lẽ như băng hàn, người hiền từ phải bó cánh […] người hiền tài như Nguyễn Mộng Tuân thì bị đẩy vào vòng tai hoạ…”. Bởi thế trong thơ ông bên cạnh những lời hùng tráng khảng khái yêu nước, tỏ ra ý chí là người dự vào hàng “những người vui sau thiên hạ” và “tấm lòng gắn với nỗi lo trước thiên hạ”, nhưng nhiều lúc lại có tư tưởng nhàn tản, chán chường muốn lui về ở ẩn:
…Cảm vọng nhị Sơ nghiêm tổ trướng, Nô chàng sất mã phú quy lai.
(…Mong được như chú cháu họ Sơ trong lễ tiễn đưa,
Quất ngựa làm bài thơ “trở về ở ẩn)
Có nhiều bài ta cảm nhận rõ dư vị chua chát khi Nguyễn Mộng Tuân nói về thời cuộc và ông đã rút ra một nhận định: “thiện sứ công thần thế […] có mấy ai giữ được tính mạng”. Có lẽ câu thơ này được ông viết sau khi Nguyễn Trãi - người bạn tri kỉ của ông bị vua Lê giết hại. Ông cho rằng không có người công thần nào bảo toàn được tính mạng, nên khi cảm thấy chốn quan trường quá mệt mỏi, nơi tốt nhất cho ta cảm giác thoải mái là trở về thôn dã:
…Dục tác cố viên tùng cúc chủ
Hưu luân đoạt ngã Phượng hoàng trì Thanh phong tùng tháp dữ tăng cộng Sổ khoảnh sơn điền vị hạc tư…
(…Muốn làm chủ vườn tùng khóm cúc cũ
Chớ nói chuyện cướp ao phượng hoàng của ta Gió mát giường thông cùng nhà sư đàm đạo
Vài khoảnh rộng dưới chân núi làm mồi cho lũ hạc…)
Với tâm hồn phong phú và nhạy cảm, Nguyễn Mộng Tuân đã có nhiều bài thơ xúc cảm trước thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương, đất nước. Không chỉ là
những hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp cao quý như trong bài thơ cổ ta thường gặp, và cả những hình ảnh rất đời thường, dân dã, bình dị.
Cũng như bài Cây chuối trong thơ Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ sự đa tình, xúc cảm, thì Nguyễn Mộng Tuân cũng vậy, ông viết:
Tiêu toàn phượng vĩ ảnh tiêu sơ Bát thuý hàn quang điện bất như Trích toái sầu tâm tương hiểu vũ Hữu hoài thâm ý bán phong thư
(Ngọn chuối vuốt lên như đôi chim phượng, in bóng lưa thưa
Hắt lên ánh sáng lạnh màu xanh mướt, không giả tạo như được nhuộm Giọt sầu tâm ơ nát vụt theo mưa buổi sớm
Tình ý sauu xa vương vấn như phong thư viết dở)
(Ba tiêu)
Hình ảnh đọt chuối được Nguyễn Trãi xem như phong thư còn kín:
Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem
(Cây chuối)
Còn với Nguyễn Mộng Tuân thì coi như những ý nghĩ xâu xa mới chớm nở, tuy còn mang trong lòng chưa viết ra, cũng có giá trị bằng nửa phong thư.
Hơn thế nữa, Cúc Pha còn thoả nguyện với cuộc sống bình dị mà thật thanh cao của mình, dù chỉ “có tấm chăn mỏng như giấy, màn được may bằng vải tơ chuối”:
Tiêu bố đương niên nhất dạng khinh Chế lai loại hợp trác hư minh… Cẩm trướng phồn hoa nhàn đố sũng Chỉ khâm tố kiệm chính quan tình.
(Vải tơ chuối trước nay vẫn rất nhẹ
May thành màn vây rất thoáng và sáng…
Kẻ trong trướng gấm chốn phồn hoa nhàn nhã cũng phải đố kị Chính thứ chăn mỏng như giấy cần kiệm lại là thứ đáng quan tâm)
Chính vì “yên phận nghèo hèn” không thèm sánh với bọn công tôn làm ra vẻ thanh cao, nên Cúc Pha luôn hoà mình cùng với thiên nhiên để tìm sự thư thái trong lòng. Giao cảm cùng thiên nhiên nhưng cũng chính là giải bày tâm trạng:
Tha niên hy khước phù tang khứ Kết ốc vân biên tâm thượng xuân
(Rồi sẽ đến năm mà ánh mặt trời sáng rực xú phù tang
Ta sẽ dựng nhà ở bên cõi mây cho lòng xuân trẻ lại)
(Chải tóc)
Chán danh lợi ở những nơi phồn hoa đô hội, lòng Cúc Pha lại hướng về nơi vườn tùng khóm cúc, với khoảnh vườn rộng đủ làm mồi cho lũ hạc, lúc hứng thì mời nhà sư uống trà cùng đàm đạo. Có lẽ Nguyễn Mộng Tuân hiểu rõ quan điểm “thiên nhân tương dữ” và “vạn vật đồng nhất thể” của triết lí phương Đông. Nên đến cuối đời cảm thấy chốn quan trường hiểm nguy khó lường, ông liền trở về với thiên nhiên và thấy lòng mình thật thanh thản.