NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN CHO VĂN HỌC THỜI LÊ SƠ Ở THỂ LOẠI PHÚ
2.2.2. Một bút pháp năng động, sáng tạo, tài hoa
2.2.2.1. Khả năng đưa các vấn đề thời sự vào thể phú
Trong bài “Lam Sơn giai khí phú”, Nguyễn Mộng Tuân đã ví đất Linh Sơn tựa như Mang Đãng giúp Lưu Quỳ, vùng Bồ Già giống như đầm Đại Trạch giúp cuộc trung hưng, đồng thời khẳng định sức mạnh ba quân là đề cao tinh thần nhân nghĩa. Những bài phú viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước ở thời Lê, mặc dù nội dung đề cập đến nhiều vấn đề xã hội khác nhau vẫn nổi lên một nét chủ đạo quyết định lâu dài của chúng là các nhà thơ đã nhiệt liệt ngợi ca, với một niềm say mê chân thành trên tư thế của một người chiến thắng.
Nguyễn Mộng Tuân và Lý Tử Tấn đều đi sâu vào miêu tả hình thế của núi Chí Linh, nhưng bút pháp của hai người rất khác nhau. Nguyễn Mộng Tuân nhìn núi bằng con mắt của một nhà quân sự, một nhà chiến lược biết
nhìn xa trông rộng. Dưới ngòi bút của ông núi Chí Linh hiện lên với tầm vóc hoành tráng và hình thế hiểm trở của một vị trí có giá trị chiến lược:
Nghìn trượng đá cao kể cũng kim thang chốn hiểm, Lưng tày vách đứng xem tỳ bách nhị cửa quan.
Miêu tả hình thế quả núi, Nguyễn Mộng Tuân không tập trung vào một đoạn như Lý Tử Tấn mà rải ra, xen vào những phản ánh quá trình của cuộc kháng chiến. Và theo cách diễn tả của ông, giá trị, tầm quan trọng của quả núi cũng chuyển biến theo quá trình đó. Nguyễn Mộng Tuân không thuật lại những trận đánh lớn theo trình tự diễn biến của cuộc kháng chiến như Nguyễn Trãi và Trần Thuấn Du. Ông dành phần lớn bài phú vào việc diễn tả ngày tháng gian nan và sự linh hoạt, tài trí của nghĩa quân trong cuộc kháng chiến với quân thù bằng những hình ảnh gợi cảm:
Đậu với chim rừng, nằm với mây động, Ăn trong sương núi, ngủ trong gió ngàn.
Đường vắng mưa sa, củi đốt lửa cùng nhau tập hợp, Trá hình dụ giặc, ngựa tháo yên như cảnh an nhàn.
Bài phú của Nguyễn Mộng Tuân có kết cấu chặt chẽ, không tự sự dài dòng mà thiên về trữ tình hùng tráng, dựng lên những cảnh tượng oai hùng bừng bừng khí thế của những cuộc chiến đấu:
Uy lớn đã lan ra bờ cõi, bọn giặc đều lọt vào trong vòng. Khôi huyện phất cờ thì tên Quý chết lăn, tên kỳ thua trận, Trà Lân khua trống thì tên Thạnh bỏ mạng, tên Chính đường cùng.
Nếu như Nguyễn Mộng Tuân miêu tả núi Chí Linh theo cách nhìn của một nhà quân sự, thì Lý Tử Tấn lại dựng lên hình tượng nơi căn cứ địa kháng chiến này bằng óc quan sát của một nghệ sĩ:
Hàng dãy dựng bình phong chừ dằng dặc, Nhiều chòm cắm cây ngọc chừ chon von.
Nhưng cũng như Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn nhận thấy ở núi Chí Linh có đầy đủ những điều kiện của một căn cứ địa kháng chiến:
Chắc chắn chừ cho vàng châu xúc tích thêm của báu,
Gỗ quý đá đẹp chừ khả dĩ làm cột gỗ thềm đá cho miếu Đường.
Lý Tử Tấn không tường thuật tỉ mỉ quá trình của cuộc kháng chiến, mà ông chỉ lướt qua một số sự kiện chính để làm sáng tỏ những lời bình luận và khí thế của nghĩa quân. Và cũng trên mạch nghị luận, Lý Tử Tấn đã cố gắng tổng kết kinh nghiệm chiến đấu và rút ra những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến. Theo ông sở dĩ sự nghiệp giải phóng đất nước do Lê Lợi lãnh đạo giành được thắng lợi là hoàn toàn do hai yếu tố cơ bản: có chính nghĩa (mà ông gọi là “đức”) và có đoàn kết (mà ông gọi là “đồng tâm”):
Đất không kể lớn, có đức thì gồm,
Quân không kể đông, đồng tâm là được.
Đó là bài học kinh nghiệm có giá trị phổ biến mà Lý Tử Tấn rút ra trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đối với những dân tộc đã và đang luôn luôn sẵn sàng chống lại những kẻ thù đông hơn mình nhiều lần như dân tộc ta ngày nay, bài học mà Lý Tử Tấn nêu ra trên đây, dù đã qua năm thế kỉ, vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị.
Khác với Nguyễn Mộng Tuân và Lý Tử Tấn, cái nhìn về núi Chí Linh của Trần Thuấn Du là cái nhìn hiện thực. Nhà thơ thấy đây vốn là một quả núi hoang vu, đi lại khó khăn nhưng căn cứ địa kháng chiến này nhờ có bàn tay của nghĩa quân cải tạo trở nên “thênh thếnh tây đông” có “đường đi chổ ở yên lành”. Theo cách viết của Trương Hán Siêu trong Bạch Đằng giang phú, Trần Thuấn Du phân thân thành hai nhân vật là “khách” và “ông già”, cách bố cục cũng giống Bạch Đằng giang phú và bút pháp cũng giàu bút pháp tượng trưng như của Trương Hán Siêu. Trần Thuấn Du có phần tản mạn trong tự sự, nhưng khi miêu tả sức mạnh của nghĩa quân thì lời văn của ông cũng hùng tráng không kém gì Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Một nét độc đáo trong bài phú của Trần Thuấn Du là ông không chỉ ca ngợi “vua ta” (tức Lê Lợi) như các tác giả khác, mà còn nhiệt liệt tán dương công lao của Lê Vấn, Lê Sát là những tướng tài trong bộ tham mưu khởi nghĩa Lam Sơn:
Thần Sát hầm hè như cọp dữ, đánh trận Khả Lưu, Thần vấn hiên ngang tựa ưng bay, oai dậy Bồ Đằng.
Dù chỉ mới đề cập đến hai người, nhưng chi tiết này cũng rất đáng chú ý. Nó chứng tỏ rằng trong khi biểu dương công lao của Lê Lợi, Trần Thuấn Du đã biết trân trọng (và rất có thể là ông còn muốn nhắc nhở mọi người hãy trân trọng) sự cống hiến to lớn của nhiều người khác vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Tuy chưa nhiều nhặn nhưng điều đó cũng thật đáng quý.
Nguyễn Trãi đi theo một hướng khác với các nhà thơ trên đây. Ông không có một câu văn nào miêu tả hình thái núi Chí Linh, mà chỉ nhắc đến quả núi khi so sánh nó với Mang Đãng, Cối kê ở Trung Quốc về phương diện giá trị căn cứ địa kháng chiến, hoặc khi ông dùng nó để cụ thể hoá công đức của Lê Lợi (mà thực chất là của cả dân tộc). Cái hấp dẫn trong bài phú của Nguyễn Trãi không phải là ở chỗ ông đã miêu tả quả núi và quá trình thắng lợi của cuộc kháng chiến bằng một ngòi bút giàu chất tạo hình như các bài phú của ba tác giả trên, mà là ở chỗ ông đã biết vận dụng biện pháp so sánh nhiều tầng theo cách nhìn ở những góc độ khác nhau để nâng cao dần niềm tự hào về sức mạnh và phẩm chất của dân tộc. Nguyễn Trãi chỉ để lại một bài phú, nhưng qua bài này và bài Bình Ngô đại cáo viết theo thể văn tứ lục cận thể, ta cũng có thể thấy được khả năng viết phú đồi dào của ông.
Nguyễn Trãi và Trần Thuấn Du là hai tác giả đã vượt qua được sự hạn chế của sự đơn giản trong những so sánh và đạt tới vẻ độc đáo chứa đựng sâu sắc của những suy nghĩ mà trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay, ta càng thấy rõ hơn tính chất hợp lí và đúng đắn của nó. Nguyễn Trãi cho rằng nếu lấy tính chất mãnh liệt của cuộc tiến công làm tiêu chuẩn để so sánh thì cuộc kháng chiến chống Minh của dân tộc ta giống như cuộc bao vây Ngô vương ở Cô Tô của Việt vương Câu Tiễn. Nhưng nếu lấy mục đích ca cả (tức là mục đích giải phóng hoàn toàn đất nước mà Nguyễn Trãi gọi là “quy mô to lớn”) để so sánh, thì sự nghiệp cứu nước của dân tộc ta phải xếp ngang với sự nghiệp Hán Cao Tổ và vượt qua công cuộc phục thù của Câu Tiễn xưa kia. Đến đây ta
thấy rằng, cũng dùng Câu Tiễn và Hán Cao Tổ để so sánh như nhiều người đương thời vẫn làm, nhưng cách so sánh của Nguyễn Trãi “động” hơn và do đó khả năng cảm hoá và thuyết phục lớn hơn. Song Nguyễn Trãi vẫn chưa dừng lại ở đây, ông còn tiến thêm một bước nữa: lấy “nhân nghĩa” làm tiêu chuẩn để so sánh. Từ đó, ông cho rằng tầm vóc cuộc chiến đấu của dân tộc ta đã vượt qua khỏi sự nghiệp thống nhất của Hán Cao Tổ bằng cách tiêu diệt các tập đoàn căn cứ phong kiến đối lập, mà ngang hàng với công cuộc dựng nước của Nhị đế và Tam Hoàng là hai triều đại tuyệt vời mà Trung Quốc có được trong truyền thuyết:
Đến như thần võ không giết, Đức lớn hiếu sinh.
Nghĩ vì kế lâu dài của nhà nước, Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh. Sửa hoà hiếu cho hai nước, Tắt muôn đời chiến tranh.
Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh,
Như thế thịnh đức của vua ta há Hán Cao có thể sánh được; Mà phải cùng khen với Nhị đế Tam hoàng kia.
Trong bài phú của mình, dưới một hình thức diễn đạt khác, Trần Thuấn Du cũng đã nói lên những suy nghĩ tương tự. Có điều gì cần lưu ý ở đây? Cái độc đáo trong sự so sánh của Nguyễn Trãi và Trần Thuấn Du là hai ông không dừng lại ở mặt hình thức, hay nói đúng hơn là hai ông không thiên về nặt hình thức, mà đi sâu vào nội dung, vào bản chất của đối tượng đem ra so sánh. Từ đó hai ông đã phát hiện cái khía cạnh, cái phương tiện vô nhân đạo của những cuộc tranh hùng trong lịch sử Trung Quốc. Đó là một phát hiện quan trọng mà đương thời nếu không phải là người có tầm cao về tư tưởng, người đã đem đến cho mọi người cách hiểu đúng đắn nhất về khái niệm “nhân nghĩa” (“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”) như Nguyễn Trãi thì không thể có được. Và sức mạnh của dân tộc không chỉ thể hiện trong những câu văn “sấm
vang chớp giật” (Trong Bình Ngô đại cáo) phản ánh bão táp của thời đại, mà còn tiềm ẩn trong những lời văn trầm hùng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của Lê Lợi và nghĩa quân, cũng là những phẩm chất chung của người dân Đại Việt. Đó là sức bền bỉ dẻo dai, ý chí khắc phụ khó khăn và sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, tinh thần quyết chiến quyết thắng và lòng bất khuất kiên trung:
Tuy Linh sơn gạo hết hàng tuần, Mà lòng cùng kham khổ.
Khôi huyện quân không đầy lữ, Mà chí tiết không dời.
Cùng với những đoạn văn thiết tha, thấm thía nói về những khó khăn gian khổ buổi đầu nghĩa quân trong Bình Ngô đại cáosẽ còn mãi mãi làm xúc động lòng người. Tinh thần nhân đạo là một trong những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc được các nhà thơ chú ý đi sâu khai thác và miêu tả bằng những hình ảnh có sức rung động sâu xa. Ngoài thái độ khoan dung đối với kẻ thù đã hạ vũ khí, tinh thần nhân đạo của dân tộc còn toả sáng từ những tấm lòng chung thuỷ vẹn toàn: hưởng cuộc sống huy hoàng hôm nay vẫn không quên gian nan vất vả xưa kia. Đó là một biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo mà các tác giả, nhất là Nguyễn Mộng Tuân và Nguyễn Trãi đã diển tả tất cả niềm xúc động chân thành và với một tấm lòng thiết tha ưu ái:
Thấy núi này vòi vọi chừ nhớ đến gian khổ xưa.
( Phú núi Chí Linh)
Nguyễn Mộng Tuân lại diển tả cụ thể và sống động hơn. Ông không bộc lộ trực tiếp như Nguyễn Trãi mà thông qua hàng loạt hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh gói lương khô:
Ngôi cao đã tột mà gian nan nỗi trước nào khuây, Tám món ăn quý còn nhớ gói lương khô bấy chầy; Chín lần cung cấm còn tưởng khi gió thổi sương bay.
Nhớ lại những nỗi vất vả khổ đau trong quá khứ để càng thêm trân trọng, mến yêu cuộc sống trong hiện tại, để tỏ lòng biết ơn những con người đã dũng cảm hi sinh cho cuộc đời ấm no yên vui trong hiện tại, đó là những phẩm chất đã trở thành truyền thống của dân tộc ta mà Nguyễn Mộng Tuân đã nhận thức được và phản ánh lại bằng những hình ảnh độc đáo mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, thông qua tấm lòng của một con người tiêu biểu cho dân tộc trong thời đại bấy giờ: Lê Lợi.
2.2.2.2. Nghệ thuật cấu tứ
Phú là thể tài có mặt suốt trong thời trung đại của văn học nước nhà và luôn có những thành tựu, tồn tại trong thế bình quân với các thể tài văn chương hình tượng chủ yếu trong văn học thời trung đại. Vào Việt Nam, hình thức văn thể của phú cơ bản vẫn tuân thủ những phép tắc chung của thể loại. Tuy nhiên, phú Việt Nam không đồ lại cấu trúc chức năng của phú Trung Quốc mà phản ánh đặc thù của đời sống con người và lịch sử Việt Nam. Trong văn học cổ Việt Nam, về mặt thể loại, đáng chú ý là phú bắt đầu phát triển ở thời Trần và phát triển mạnh ở thời Lê. Ở thời Trần, phú đã có vị trí xứng đáng trong văn học dân tộc với các tác giả Trương Hán Siêu, Nguyễn Bá Thông, Mạc Đĩnh Chi…thì ở thời Lê, phú càng nở rộ dưới ngòi bút của đội ngũ đông đảo các nhà thơ giàu nhiệt huyết trong sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh tên tuổi của Nguyễn Trãi đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến thì chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của Nguyễn Mộng Tuân. Ông đã để lại số lượng tác phẩm phú đáng nể trọng (41 bài), với đề tài chủ yếu là ngợi ca công cuộc kháng Minh hoặc mang đề tài cổ vũ việc xây dựng đất nước trong hoà bình. Đồng thời Nguyễn Mộng Tuân cũng đã đưa ra được kiến giải xây dựng đất nước hoà bình. Những bài phú của Nguyễn Mộng Tuân có kết cấu chặt chẽ, không tự sự dài dòng mà thiên về trữ tình hùng tráng, dựng lên những cảnh tượng oai hùng bừng bừng khí thế của những cuộc chiến đấu. Có thể thấy, qua văn chương, con đường nghệ thuật của Nguyễn Mộng Tuân khá tinh tế và hiệu quả, ông đã dốc lòng thực hiện chức năng quan trọng mà triều đình đã uỷ nhiệm. Người đọc còn cảm nhận được những đặc sắc về nghệ thuật trong những tác phẩm phú của ông qua những biện pháp so sánh đối
chiếu những chiến công ở thời đại mình với những trận đánh lớn trong lịch sử Trung Quốc để diễn tả niềm tự hào dân tộc. Cũng là những đề tài quen thuộc trong thể phú nói chung nhưng Nguyễn Mộng Tuân đã sáng tạo về cấu tứ, bố cục để mỗi bài phú đều mang cốt cách, sức rung động riêng. Đồng thời với kết cấu chặt chẽ, trữ tình hùng tráng, ông đã dựng lên được những cảnh tượng về tư thế của quân dân trong kháng chiến chống giặc Minh. Nhiều kiến giả cho rằng Nguyễn Mộng Tuân - tác giả hàng đầu ở thể phú thật không quá lời.
2.2.2.3. Nghệ thuật miêu tả.
Và thời Lê, nếu như trong lĩnh vực thơ trữ tình, người đọc thấy vắng bóng những bài thơ tổng kết một cách ngắn gọn với một xúc cảm hào hùng những chiến công vang dội của dân tộc như Phò giá về kinh của Trần Quanh Khải hoặc dựng lên cái tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông như Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, thì ở thể phú người đọc thật sự bị lôi cuốn vào những bức tranh toàn cảnh của cuộc kháng chiến mà trong đó hào khí của nghĩa quân và dân tộc được miêu tả bằng những hình tượng kì vĩ và nhạc điệu dạt dào:
Tiếng trống nổi vang, ba quân thật hùng cường bội sức, Ngọn cờ thẳng tiến, cái tướng đều hăng hái liều thân. Những miền Pha Luỹ, Kê Lăng oai hùng đã dậy, Mấy trận Bình Than, Lộng Nhãn thế mạnh khôn ngăn. Bốn cõi mây mờ quét sạch,
Giữa trời ánh sáng huy hoàng.
(Lý Tử Tấn: Xương giang phú) Và:
Ra uy nơi Khôi huyện phá Kỳ, giết Quý, Đường hoàng từ Trà Lân ào ạt tiến quân.
Tuyên bố tại Bồ Đằng được trận thắng tô khoái chí, Chói lọi nhật nguyệt tại giữa trời,
Vang rền sấm sét khắp chín cõi.
Trong số hàng chục bài phú viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người