Một khối lượng tác phẩm lớn với nhiều nội dung, tư tưởng mang tính thời đại sâu sắc

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ (Trang 34 - 51)

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN CHO VĂN HỌC THỜI LÊ SƠ Ở THỂ LOẠI PHÚ

2.2.1.Một khối lượng tác phẩm lớn với nhiều nội dung, tư tưởng mang tính thời đại sâu sắc

mang tính thời đại sâu sắc

2.2.1.1. Ca ngợi sự nghiêp cứu nước của nhân dân - hiện thân sức mạnh

của dân tộc

Thông thường khi nói đến Nguyễn Trãi, chúng ta hay nhắc đến Nguyễn Mộng Tuân và Lí Tử Tấn, ba người bạn đồng niên, đồng khoa, đồng chí, đồng triều…giống như Tùng, Trúc, Mai trong bức tranh Đông thiên tam hữu (Ba người bạn trời đông) đầy đủ đức tính kiên cường, liêm khiết, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Có thể nói, bên cạnh Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân là một người có tài kiêm cả văn võ, nhưng vẫn nghiêng về văn hơn là võ. Nhà thơ Cúc Pha còn để lại hàng trăm bài thơ và 41 bài phú (hiện nay đa phần còn nguyên, chữ Hán), nhưng rất tiếc là không có bài thơ Quốc âm nào. Riêng về phú, có nhiều bài xuất sắc, hoặc mang đề tài ca ngợi về cuộc kháng Minh xâm lược như các bài: Chí linh sơn phú, Lam sơn phú, Lam sơn giai khí phú, Nghĩa kì phú, Tẩy binh vũ phú; hoặc

mang đề tài cổ vũ việc xây dựng đất nước trong hoà bình như các bài: Xuân đài

phú (phú đài xuân), Kim giám lục phú (phú tên ghi gương sáng), Quân chu phú

chứa lòng yêu nước, thương dân, chan chứa lòng nhân đạo, yêu hoà bình, ghét chiến tranh xâm lược, căm thù sâu sắc mưu đồ bành trướng nước lớn của bọn giặc Minh. Các cụ phụ lão ở làng Viên Khê, quê hương của Nguyễn Mộng Tuân cho biết làng của ông ở ngày xưa bị giặc triệt phá và giờ đây đã thành đồng ruộng. Vì vậy cùng với mối thù chung thì mối thù riêng của ông, của gia đình ông đối với giặc minh xâm lược là mối thù không đội trời chung. Giống như Nguyễn Trãi, con đường ông chọn là con đường đi theo cờ nghĩa do Lê Lợi phất cao từ đỉnh Lam sơn để trừ diệt kẻ thù của dân tộc:

Bóng quân Ngô đen ngòm khắp chốn, Mùi uế khí bay thấu tầng không. Vĩ đại thay, vua ta chuộng nghĩa: Dốc một lòng rửa nhục trừ hung!..

(Nghĩa kì phú)

Qua các bài phú phản ánh cuộc kháng chiến thần kì chống Minh cứu nước, Nguyễn Mộng Tuân cùng với nhân sĩ đương thời khai thác chủ đề địa linh (đất thiêng) và nhân kiệt (người hùng) để ca ngợi căn cứ địa kháng chiến Lam sơn, Chí linh sơn, ca ngợi lãnh tụ Lê Lợi, và qua đó, ca ngợi truyền thống anh hùng, đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trước nguy cơ đồng hoá, nguy cơ thôn tính của quân Minh đầy tham vọng bành trướng và xâm lược. Tác giả so sánh căn cứ Chí linh sơn như căn cứ Mang, Đãng, nơi Lưu Bang đã dấy nghiệp, thắng được Hạng Vũ, lập nên nhà Tây Hán, hay căn cứ Bạch Thuỷ, đất Nam Dương, nơi cháu chín đời Lưu Bang là Lưu Tú (Hán Quang Vũ), đã khôi phục được cơ nghiệp nhà Hán và sau cuộc nổi dậy của Vương Mãng, để dựng lên nhà Đông Hán:

… Núi cao trời đặt, Tự đất phật hoàng. Tổ tiên phát tích, Điểm ứng đế vương.

Đất trời phù hộ, Lửa vượng cháy lừng.

Ẩn bóng vùng Mang Đãng, Hán Cao xưa khởi lên từ Phong Bái; Giấu hình nơi Bạch Thuỷ, Quang Vũ nọ vùng dậy đất Nam Dương. Ruổi trong trăm trận,

Nên nghiệp trung hưng…

(Lam Sơn phú)

Hoặc tác giả lại cũng so sánh cả với căn cứ Cối - kê, nơi Việt vương Câu Tiễn dựa vào để khôi phục tổ quốc mình bị Ngô Phù Sai xâm chiếm:

…Núi Chí Linh giúp vua mở vận, Cũng như núi Cối kê náu quân giáp. Núi Mang, Đãng rợp bóng mây… …So với Cối kê dấy quân Câu Tiễn, Mang, Đãng mở nghiệp Bái công. Thì quả núi này:

Thành được cái chí vua ta giệt giặc, Đời dẫu khác, mà việc vãn đồng…

(Chí Linh sơn phú)

Tuy đất “có thiêng”, tức có hiểm trở, lợi cho việc hành quân, thì đất vẫn không phải là yếu tố quyết định, mà chính con người quyết định. Cho nên “đất thiêng” vốn nhờ có “người hùng”, nhờ có sức mạnh trí tuệ của con người. Như vậy, cũng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn hay nhiều người khác, Nguyễn Mộng Tuân ca ngợi Chí Linh sơn, ca ngợi Lam Sơn, không phải để ca ngợi cảnh trí tốt đẹp và hiểm trở nơi đó, ca ngợi Lê Lợi, vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, con người “thấm được đạo lớn”, “có tầm cao giữ thế nước, đứng trên Thái Sơn, Bàn Thạch”. Nguyễn Mộng Tuân so sánh Lam Sơn với Kỳ Sơn, nơi phát tích của nhà Chu, với tấm lòng mong ước cho nhà Lê trị nước được lâu dài. Đó cũng là điều tâm niệm của tác giả và cũng là tâm niệm

chung của mọi người. Nhà vua, người đại diện quốc gia, làm thế nào để thoả mãn tâm niệm chính đáng đó của muôn dân? Nguyễn Mộng Tuân đã nói rõ cái bí quyết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó như sau:

Có thấm được đạo lớn mới thu được người tài muôn nẻo, Có nắm được lòng người mới thoả được đạo lớn trăm đường…

Và:

Thế đã cao, vẫn không quên bồi thêm sọt đất, Công đã lớn vẫn chăm nghe can gián bày tâu. Tránh xảo trí cho nền thêm vững,

Cốt thực lời cho đức chuộng cao.

(Lam Sơn phú)

Nhà vua thấm nhuần đức lớn như vậy, mới thu phục được lòng dân cả nước. Cái đức lớn đó toát lên từ Khí đẹp núi Lam, cho nên dù:

Khí độc giặc Minh phun mù mịt, Khói lửa giặc Minh đốt bời bời.

nhưng khi:

Cờ nghĩa đã kéo, Lệnh đến mọi người.

thì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kẻ hào kiệt ùa theo như mây khói, Bạn đồng tâm ước hẹn tỏ niềm vui.

và:

Lòng người khấp khởi muôn nơi…

(Lam Sơn giai khí phú)

Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân đã ví Lê Lợi như bậc Thần vũ tức vị thần làm chủ việc vô bị, tuy có uy quyền, nắm vận mệnh sống chết của mọi người nhưng:

…Đức Cao Hoàng ta: Sẵn chí lớn anh hùng, Cơ mưu thần dẹp loạn. Vì một giận mà yên dân, Quét mây mờ cho đỡ nạn.

Không thích giết người, khéo dụ hàng tướng giặc khắp mấy thành, Rộng lòng hiếu sinh, bèn phóng thích tù binh hàng chục vạn…

(Lam Sơn giai khí phú)

Cũng như các bạn của ông, Nguyễn Mộng Tuân viết phú để ca ngợi nhà vua, vị lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vốn ý hợp tâm đầu với Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn cũng viết bài phú cùng đề tài, và cũng phát triển những ý văn tương tự. Khung cảnh mà Lý Tử Tấn miêu tả cũng chính là khung cảnh đất nước ta thanh bình sau cuộc kháng Minh thắng lợi. Đó là khung cảnh rực rỡ một thuở của “đài xuân” nước Việt. Nguyễn Mộng Tuân đã miêu tả cái “đài xuân” tượng trưng đó trong bài phú cùng tên. Phần mở đầu có đoạn triển khai theo ý văn trong bài phú Quân chu:

Dựng đài nơi tiêu biểu giáo hoá, mong cho vận nước bền vững: Khiến dân đi theo đường văn minh, cốt cho nền chính sự lâu dài

Tác giả nhấn mạnh nhiều lần trong phần chính bài phú về đạo cầm vận mệnh quốc gia là phải:

Cứu nhân dân thoát lầm than, để cho ấm êm đệm chiếu, Quét giặc nước rửa sạch nhơ bẩn, để cho rực rỡ mây lành…

Tóm lại, diệu kế trị nước là ở chỗ biết lấy:

Đức lớn cứu người như hơi “xuân” muôn vạn vật, Khí hoà un đúc như cảnh “đài” đượm dân sinh…

Qua các bài phú tiêu biểu của mình, Nguyễn Mộng Tuân vừa ca ngợi cuộc kháng chiến oanh liệt chống Minh xâm lược của dân tộc ta, lại cũng vừa đưa ra những kiến giải xây dựng đất nước trong hoà bình. Có thể nói, qua văn chương, con đường nghệ thuật khá tinh tế và khá có hiệu quả, Cúc Pha đã dốc

lòng thực hiện chức năng quan trọng mà bề trên đã uỷ thác cho mình, chức năng của một Tả nạp ngôn có trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân, đối với tiền đồ của dân tộc

2.2.1.2. Ca ngợi địa linh nhân kiệt đất Việt, đề cao người anh hùng dân

tộc biết dựa vào lòng dân

Thời kháng Minh, Lê sơ đúng là một thời phồn thịnh cao độ của văn chương yêu nước. Yêu nước là đặc điểm lớn của văn chương Nguyễn Mộng Tuân.

Văn chương yêu nước của Nguyễn Mộng Tuân (cùng với Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn) khác với văn chương yêu nước thời kì trước đó, cũng khác với văn chương yêu nước thời Lê Thánh Tông đời sau, chẳng những bởi tính chất nồng nhiệt, mạnh mẽ chiến đấu mà còn khác ở tính chất thân dân, thân dân một cách chân thành của nó. Dễ hiểu vì sao như vậy. Khi đánh quân Tống, quân Nguyên, nước Việt ta đã sẵn có đội quân tinh nhuệ, sẵn có bộ máy nhà nước để diệt quân xâm lăng. Trong các cuộc chống ngoại xâm này thì quân đội là chủ lực, nhân dân là hỗ trợ. Còn trong cuộc kháng Minh, nói chung là từ khi triều đình Hồ Quý Ly bị Trương Phụ bắt, đặc biệt là từ khi nhà hậu Trần đã bị thất bại rồi thì nước ta không còn bộ máy nhà nước, không còn quân đội chính quy, dân ta phải tự động ứng nghĩa. Đúng là nhân dân đánh giặc và trong quá trình khởi nghĩa, quân đội, nhà nước mới lần lần được xây dựng lại, dựa vào sức mạnh của quần chúng. Mà trong cuộc kháng Minh, nhân dân ta đánh giặc sôi nổi và đông đảo tới mức độ chưa từng thấy từ trước đến đó. Số cuộc khởi nghĩa rất nhiều, thời gian chiến đấu dài 20 năm, sự tham gia tích cực của những lớp người lao khổ, nhất là điều được lịch sử xác nhận. Chính Nguyễn Trãi đã viết “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ” (manh là dân cày nghèo khổ, lệ là người đầy tớ). Nguyễn Mộng Tuân thì ghi “mở triều đình ở nơi rừng rậm, phá quân giặc bằng gậy tầm vông”. Tinh thần yêu nước nồng nhiệt, hoạt động kháng Minh tích cực và thắng lợi của đông đảo quần chúng, dĩ nhiên không thể không ảnh hưởng sâu

sắc đến thơ văn của các nhà nho yêu nước. Trong Chí Linh sơn phú Nguyễn Mộng Tuân đã viết:

So với: Cối - kê quân Câu Tiễn, Mang đãng mở nghiệp Bái công Thì quả núi này thành được cái chí vua ta giệt giặc,

Đời dẫu khác mà việc vẫn dòng.

Đã bốc mây làm mưa, rửa sạch tanh hôi nhơ bẩn, Cũng chặt ngao dựng cực, nêu cao trụ cột mối dòng Đưa nhân dân lên chăn ấm chiếu êm, xây nền hạnh phúc. Đặt nước nhà như đá bàn non Thái, vững nghiệp hưng long.

Cao hơn như Nguyễn Trãi đã nói rất nhiều và rất thiết tha, rất chân thành về người dân. Với ông, nước và dân, trời và dân, những cái đó hầu như không tách rời nhau. Trước và sau hàng mấy trăm năm không thể thấy ở đâu người dân lại được chú ý nhiều và ân cần đến thế. Chưa dám nói rằng trong học thuyết và văn chương Nguyễn Trãi người dân chiếm vị trí trọng yếu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

(Bình Ngô đại cáo)

Nhớ xưa ở Lam Sơn, đọc binh thư, Đang lúc ấy chí đã ở nơi nhân dân

(Thư mừng về Lam Sơn)

Ăn lộc mang ơn kẻ cấy cày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Gương báu răn mình)

Lòng yêu dân chúng, thường hay lo việc thiên hạ chưa lo. (Biểu tạ)

Văn học thời kì này thể hiện rõ yêu nước là thương dân, để cứu nước thì phải dựa vào dân để đem lại thái bình cho mọi người. Thời phong kiến, từ cửa miệng của quan đại thần, thật không dễ gì mà nghe tuyên bố rằng ăn lộc không phải trước hết mang ơn vua chúa mà trước hết mang ơn kẻ cấy cày.

Lý Tử Tấn - bạn đồng môn của Nguyễn Mộng Tuân thì ít nói đến dân nhưng đề cao vai trò quyết định của con người chính nghĩa, có đạo đức. Lòng

Xương Giang rất bình thường thôi “không sâu không nông”, “dễ lội dễ qua”, “một bó sậy vượt sang, không hiểm như Cù - đường, Diễm - dự”, “nhiều ngọn roi ném xuống, không lo như Hắc - thuỷ, Đại - hà”. Mà ở đây quân ta đại thắng quân Minh, ghi lại cho muôn đời sau một kì công lẫm liệt. Nhà thơ cho rằng:

…Có đức, công mới lớn

Có người, đất mới linh

Giữ nước không cốt ở hiểm yếu Giữ dân không cốt ở hung binh Lòng trời mà đã giúp,

Sức người đâu dám tranh. Vậy non sông nầy:

Nếu không gặp thánh tổ, sao được gọi là hiểm?

Nếu không nhân chiến thắng sao được truyền mãi danh?

Đọc Phú Xương giang của Lý Tử Tấn nhớ một bức thư của Nguyễn Trãi gửi cho Phương Chính: “Bảo mầy giặc giữ Phương Chính ! Xưa nay người giỏi dùng binh, không chỗ nào hiểm, mà cũng không chỗ nào không hiểm: Không chỗ nào dễ, mà cũng không chỗ nào không dễ, được thua là ở tướng, chứ không phải ở địa thế hiểm với dễ đâu. Vào chỗ hiểm mà đấu, như hai hổ đấu nhau trong cái hang không, khéo chọi thì thắng, vụng chọi thì bại. Cho nên đánh không có tình thời nhất định, chiến không có thế thường nhất định”.

Lại nhắc đến bài phú Bạch Đằng giang của Trương Hán Siêu:

Giặc tan muôn thuở thái bình,

Phải đâu đất hiểm, cốt mình đức cao…

Những tư tưởng “có đức, công mới lớn”, “có người đất mới linh”, “giữ nước không cốt ở hiểm yếu”, ”giữ dân không cốt ở hùng binh” đương thời là tư tưởng sâu sắc và tiến bộ, trực tiếp đề cao cái đức của người lãnh đạo, đề cao vai trò của lòng dân trong công cuộc giữ nước, giữ nhà và gián tiếp công kích những thế lực tàn bạo, hại dân, hại nước. Hơn nữa, trước thời kháng Minh và Lê sơ, tất cả hay số đông nhà văn hay và chính khách đều không hề

trình bày một lí tưởng xã hội nào hết. Những người có khuynh hướng Phật giáo hay Đạo giáo thường nghiêng về thú an nhàn. Dưới các thời Lý, Trần, loại văn chương này hầu như chiếm ưu thế. An nhàn, xuất thế không phải là một lí tưởng xã hội mà là lối sống cá nhân. Đến Lê Thánh Tông trở về sau, gần như suốt thời phong kiến, ít khi thấy nhà văn nhà thơ phát biểu một lí tưởng nào cả, đặc sắc nào ngay trong khi họ ca tụng một thời đại thái bình thịnh vượng hay họ chỉ trích chế độ bất công, tàn bạo. Duy chỉ có thời kháng Minh và Lê sơ là để lại cho đời sau một số văn nhân thi sĩ được kích thích bằng một lí tưởng xã hội. Lí tưởng này có thể chỉ là ảo mộng xong thật cao quý. Ít ra nó chứng tỏ rằng các tâm hồn mang nó không phải thuộc vào bậc tầm thường.

Thời kháng Minh và Lê sơ sản sinh ra một số nhà văn có lí tưởng xã hội như vậy vì: Thời mạt Trần và thời kháng Minh, ở đất nước ta đang nảy nở và phát triển một tầng lớp giai cấp mới của những người có đất, có học, mâu thuẫn với phong kiến quý tộc đang suy tàn, họ là miếng đất xã hội cho Nho giáo phát triển. Nho giáo đó lúc đầu có nhiều sinh lực, tiếp thu và phát huy những quan điểm, những phần tiến bộ của nho giáo phương Bắc, đồng thời trong lúc đấu tranh để giải phóng dân tộc, có cuộc đồng minh. Nguyễn Trãi có tư tưởng lớn: “đời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn, ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hoà bình là nguồn gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận, oán sầu, đó tức là cái gốc của nhạc”(Lời tâu với vua Lê Thái Tông). Thật là một tư tưởng lớn: gốc của nhạc không phải là sự hài hoà của âm thanh mà là hoà bình, là sao cho dân chúng an cư lập nghiệp, trong thôn xóm tịnh không còn tiếng hờn giận oán sầu. Bên cạnh đó, Nguyễn Mộng Tuân còn có bài phú hay để nói lên lí tưởng giống với lí tưởng xã hội của Nguyễn Trãi, duy chỉ có lí tưởng xã hội của Nguyễn Trãi thì được trình bày như một chương trình hoạt

động, một phương hướng tiến tới của chính khách, còn lí tưởng của Nguyễn Mộng Tuân được trình bày như một ước mơ: Nguyễn Trãi nói đến “vua Ngưu Thuấn, dân Ngưu Thuấn” là những hình tượng lịch sử có thật, còn Nguyễn

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ (Trang 34 - 51)