Cảm nhận về con người thời đại với một niềm tin mãnh liệt, đặc biệt đối với Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ (Trang 68 - 76)

NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ THƠ CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN

3.2.2.Cảm nhận về con người thời đại với một niềm tin mãnh liệt, đặc biệt đối với Nguyễn Trã

biệt đối với Nguyễn Trãi

Ngay trong thời gian nước Đại Việt rên siết dưới gót giày xâm lược của quân Minh, quê hương Thanh Hoá cũng không hổ thẹn với truyền thống kiên cường bất khuất. Cùng với cả nước phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở

phủ Thiên Xương ấy dâng lên rầm rộ. Những hoạt động của Trần Ngỗi, Trần Quý Kháng đã được nhân dân miền Thanh hưởng ứng góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bất diệt với tên tuổi Lê Lợi - Nguyễn Trãi, không thể không nói đến công lao của Nguyễn Mộng Tuân.

Năm 1400, Hồ Quý Ly giành ngôi, truất phế đế làm Bảo Ninh đại vương, rồi lập nên triều đại nhà Hồ. Hồ Quý Ly lên ngôi hai tháng thì ngay năm ấy, vào tháng 8 cho mở kì thi Thái học sinh. Tất cả có 20 người được lấy đỗ, trong đó có Nguyễn Mộng Tuân. Sau khi thi đỗ những vị thái học sinh này đều được lần lượt bổ dụng làm quan ngay, phần lớn đều phụ trách công việc giáo dục. Nguyễn Mộng Tuân (cùng Lý Tử Tấn) làm quan ở Quồc Tử Giám đến chức Tế tửu…

Đến những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Mộng Tuân đến ra mắt Lê Lợi và được Bình Định vương dùng vào việc thảo văn từ. Tuy đến với khởi nghĩa có muộn hơn Nguyễn Trãi, nhưng Nguyễn Mộng Tuân đã nhanh chóng trở thành một cộng sự ăn ý và trở thành đôi bạn tri kỉ với Nguyễn Trãi.

Mối thâm giao, sự đồng cảm của hai người bạn ấy được thể hiện trong những câu Ức Trai Nguyễn Trãi tặng Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân:

Thái bình thiên tử chính sùng răn Hỷ kiến hoàng kim ngoả lệch phấn Mỹ ngọc bất lao cầu thiện giá Y lan chung nhật thổ thanh phân

(Thời thái bình thiên tử xem trọng văn học

Mừng thấy vàng được phân biệt với ngói và sỏi Ngọc tốt chẳng cần nhọc công tìm giao bán Lan tươi cuối cùng sẽ tự toả hương thơm)

Phải nói rằng trong tâm khảm của Nguyễn Trãi, Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân là con người có tâm trong sáng và có hương thơm lan toả. Qua việc sử

dụng những hình ảnh ẩn dụ đã thực sự yêu quý và sự trân trọng của Nguyễn Trãi đối với Nguyễn Mộng Tuân.

Đối với các bậc anh hùng tiền liệt thuở xưa, sau những sự nghiệp công lao vĩ đại vì dân vì nước của họ, người dân liền tôn họ lên bậc thần linh, lập đền thờ linh hương sùng bái, yêu cầu nhà nước phong kiến ghi chép hành trạng là thần tích. Đối với Nguyễn Trãi cũng vậy, theo phong cách truyền thống chung, sau khi mất, nhân dân đã tôn người lên bậc thánh nhân. Song Nguyễn Trãi không chỉ được tôn làm thần sau khi mất, mà từ khi ông còn sống, ông đã được xem như một vị tiên. Một nhà trí thức tỉnh Thanh, thay mặt cho cả giới tri thức một thời, và cũng thay mặt cho quản đại nhân dân, đã nói ngay từ đầu thế kỉ XV, tất cả những cảm tình có thể có đối với Nguyễn Trãi, để xây dựng nên hình tượng người tiên ấy. Nhà trí thức ấy là Nguyễn Mộng Tuân người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi, là bạn đồng khoa của Nguyễn Trãi. Nguyễn Mộng Tuân đã kính cẩn xem Nguyễn Trãi như bậc thầy. Hình tượng Nguyễn Trãi trong lúc sinh thời, Nguyễn Mộng Tuân thấy vô cùng lộng lẫy, cao đẹp. Thơ văn thời Lê sơ ca ngợi Nguyễn Mộng Tuân có nhiều, Lý Tử Tấn, Phan Phu Tiên đều đã dành cho Nguyễn Mộng Tuân những lời tâm trạng. Nhưng trước nhất phải kể đến Nguyễn Mộng Tuân:

Hoàng các thanh phong ngọc thủ tiên Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền

Nhất thời từ hãn suy văn bá

Lưỡng đạo quân dân ác chính quyền Bạch phát chỉ nhân thiên hạ lự Thanh trung lưu dữ tử tôn truyền Nho lâm kỷ hứa chiêm sơn đẩu Hảo vị triều đình lực tiến hiền.

(Ngồi trong gác vàng như vị tiên thanh cao trong lầu ngọc

Thư từ nổi tiếng một thời là bậc đàn anh trong làng văn Nắm quyền chính trị coi sóc quân dân hai đạo

Tóc bạc chỉ vì lo việc thiên hạ

Tấm lòng trung trong trắng truyền lại cho cháu con.

Trong rừng nho, từ lâu ngưỡng vọng ông như núi Thái Sơn, sao bắc đẩu Xem ông vì triều đình tiến cử kẻ hiền tài).

Nguyễn Mộng Tuân đã tìm được những lời đẹp đẽ xứng đáng với Nguyễn Trãi. Ông xem Nguyễn Trãi như một vị tiên ông. Nhưng vị tiên này không phải là kẻ có phép màu như trong các huyền thoại. Cũng không phải là người tiên thượng giới xa lánh trần gian. Đây là vị tiên chăm lo việc nước và làm đẹp cho nước, nếu vậy thì là một chiến sĩ, một chí sĩ chứ không phải là một tiên thoại hoang đường. Một con người có mái tóc bạc và tấm lòng trung, mái tóc bạc vì lo cho dân cho nước. tấm lòng trong trắng thanh cao, người tiên Nguyễn Trãi trong con mắt Nguyễn Mộng Tuân đã hiện ra như thế.

Nguyễn Mộng Tuân còn cho rằng Nguyễn Trãi là núi Thái Sơn, là sao Bắc đẩu trong làng nho, làng văn. Mọi người đương thời xem ông là bậc thầy, là người anh cả. Đây cũng là một sự thực. Có lẽ là một sự thực trước nhất đối với những người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, với những nhà trí thức Thanh Hoá lúc ấy. trong khởi nghĩa Lam Sơn, những người đầu tiên ứng nghĩa với Lê Lợi được giao việc văn án giấy tờ “mưu điệp văn quốc sự” không phải là ít, trong đó có Lê Văn Linh, tác giả bài văn đuổi hổ, lừng lẫy tiếng tài hoa; Nguyễn Mộng Tuân cũng đã đỗ thái học sinh; có Nguyễn Trãi với Quân trung

từ mệnh tập tư tưởng chỉ đạo khuynh hướng một thời. Các tác giả thời Lê sơ

không chỉ ca ngợi Nguyễn Trãi mà thực sự đã là những người hợp tác của Nguyễn Trãi. Nguyễn Mộng Tuân vẫn là trường hợp tiêu biểu.

Đọc một số bài thơ trong và một số bài phú của ông, ta thấy Nguyễn Mộng Tuân hoàn toàn tâm đắc với Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi ca ngợi núi Chí Linh và qua đó ca ngợi Lê Lợi, nâng Lê Lợi lên trên, vượt cả vua chúa bên Trung Quốc, thì Nguyễn Mộng Tuân (cả Trình Thuấn Du, Lý Tử Tấn) cũng

thế, cũng khẳng định: “lá cờ nghĩa của thánh tổ, đặt Hán Đường xuống bậc thứ hai”, Nguyễn Trãi nhấn mạnh chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn,

Nguyễn Trãi là người luôn tự đặt cho mình một phương châm sống “lo trước cái lo của thiên hạ” (bình sinh độc bão tiên ưu niêm), thì Nguyễn Mộng Tuân cũng có lúc tự phê bình, kiểm điểm và đã tự hào vì đã bắt chước phương châm ấy của người thầy, người bạn của mình. Trong bài thơ Mạn thuật:

Kiểm điểm nhất sinh công dụng sức Nguyên lai đoan vị nhất thân nưu

(Tự xét phần có ích của đời mình

Ấy là chỗ không hề mưu toan điều gì lợi riêng cho bản thân mình cả)

Đặc biệt, Nguyễn Trãi rất quan tâm đến sức mạnh của nhân dân. Ông đã từng nói đến việc chở thuyền, lật thuyền để khẳng định sức dân mạnh như nước. Thì Nguyễn Mộng Tuân cũng làm bài thơ lấy đầu đề là : Dân thuỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đằng đẵng dân tình dị khứ lưu Tín lai như thuỷ hoặc trầm phù Quần sinh tự tán doanh hư thế Chúng chí lòng vi thuận nghịch lưu

(Miên man dân tình dễ đi mà cũng dễ ở

Thật đúng như là nước dễ chìm mà cũng dễ nổi

Dân chúng hợp lại hay lan ra cũng như thế nước vơi đầy

Tuân theo hay chống lại dân cũng như thuận dòng hay ngược dòng)

Nguyễn Mộng Tuân hoàn toàn khâm phục Nguyễn Trãi, ca ngợi Nguyễn Trãi như vậy còn chưa đủ, ông còn cảm thấy Nguyễn Trãi vượt hẳn những con người thời đại về phẩm cách cao quý lo đời; trong một bài thơ mừng Nguyễn Trãi dựng nhà mới, Nguyễn Mộng Tuân có câu:

Huề hồ nghĩ dục đồng thanh thưởng Giai tuý tuỳ nhân vật độc tinh

(Ôm bầu rựu, muốn cùng ông hưởng thú thanh cao

Khuyên ông hãy cùng say như mọi người! Thế nghĩa là mọi người đang say, mà chỉ có Nguyễn Trãi tỉnh táo. Rõ ràng Nguyễn Mộng Tuân đã phân biệt Nguyễn Trãi với những kẻ đương thời. Đồng thời với Nguyễn Trãi, vào buổi Lê sơ, có bao kẻ ganh đua trên trường danh lợi nhằm mục đích vinh thân phì gia, chỉ có riêng Nguyễn Trãi là có một cuộc sống bình dị, với tấm lòng luôn vì dân vì nước. Vậy là Nguyễn Mộng Tuân ngày ấy đã dùng những lời thơ trân trọng ca ngợi Nguyễn Mộng Tuân, đồng thời cũng là sự tri kỉ của tâm hồn hai con người Cúc Pha - Ức Trai. Ngược lại, mối thâm giao, sự đồng cảm ấy còn được thể hiện trong những câu thơ Nguyễn Trãi tặng Cúc Pha:

Thái bình thiên tử chính sùng văn Hỷ kiến hoàng kim ngoã lịch phần Mỹ ngọc bất lao cầu thện giá Y lan chung nhật thổ thanh phân

(Thời thái bình thiên tử xem trọng văn học

Mừng thấy vàng được phân biệt với ngói và sỏi Ngọc tốt chẳng cần nhọc công tìm giao bán Lan tươi cuối cùng sẽ tự toả hương thơm)

Phải nói Nguyễn Mộng Tuân và Nguyễn Trãi “rất ý hợp tâm đầu”, có chung một hoài bão, đó là dành cả cuộc đời lo trọn đạo nghĩa, lo cho con cháu mai sau. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có biết bao nhiêu nhân tài đến với Lam Sơn động chủ, nhưng Nguyễn Trãi với tài năng của mình, ông nổi lên như một nhân vật kiệt xuất. Thời ấy đã có nhiều ý kiến bình luận, đánh giá, họ đề cao, ca ngợi trước hết về phẩm chất, nhân cách cũng như đức độ và tài năng của ông:

…Diêm mai đỉnh nại điều hoà mỹ, Lễ nhạc quy mô chế tác tân.

Tứ hải phương kim quy nhất thống Thuỳ năng dược dã xuất đào quân…

(…Muối mơ gia vị điều hoà khéo

Lễ nhạc quy mô được đúng dần Bốn bể ngày nay quy về một mối

Ai mà thoát được ra khỏi vị cầm cân…)

Đại diện cho trí thức dân tộc đương thời, Phan Phu Tiên phục cái tài học để hành của Nguyễn Trãi. Lấy hình ảnh muối và mơ để chỉ tài làm tể tướng và tài điều khiển đất nước của Phó Duyệt đời Tam Đại. Phan Phu Tiên đã ngầm ví Nguyễn Trãi như Phó Duyệt.

Nguyễn Trãi trong thơ Lý Tử Tấn lại mộc mạc, chân chất,hình ảnh ông quan hiền hậu rất mực giản dị và liêm khiết đến dễ mến:

Ưu du lễ nhược an nhân trạch Xuất nhập khiêm cung lạc tính tiên Lại tán đình tiền duy thảo sắc Khách lai trúc ngoại hữu trà yên

(Ung dung lễ nhược ở yên trong ngôi nhà nhân

Ra vào khiêm cung vui với tính trời

Kẻ thuộc lại ra về, trước sân chỉ còn sắc cỏ

Khách đến chơi, ngoài giậu trúc lọt khói nước chè)

Thường có sự kiện gì đặc biệt thì các nhà thơ hay làm thơ xướng hoạ với nhau. Khi thì chúc mừng chiến thắng, khi thì mừng thọ, hay một việc nhỏ như Nguyễn Trãi làm nhà mới cũng khiến ông có cảm xúc viết thơ tặng bạn:

…Mai ảnh nguyệt miêu lai giáng trướng, Hà phương phong biến tống sơ linh. Huề hồ nghĩ dục đồng thanh thưởng, Mỗi tuý tuỳ nhân vật độc tinh.

(…Bóng cây mai do trăng in vào rèm trướng đỏ,

Hương hoa sen theo gió thổi qua rèm thưa.

Cầm bầu rựu tới muốn cùng ông thưởng thức thú thanh cao, Chúng ta hãy cùng uống say, ông chớ tỉnh một mình) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Mộng Tuân đã dùng ý thơ của Khuất Nguyên “trong thiên hạ ai biết mình ta là tỉnh?” để khuyên bạn hãy cùng say với mọi người, nghĩa là mọi người đang say, chỉ có mình Nguyễn Trãi tỉnh. Rõ ràng Nguyễn Mộng Tuân có cái nhìn khác về Nguyễn Trãi so vời những người đương thời. Bởi cùng thời Nguyễn Trãi có biết bao kẻ đang ganh đua trên trường danh lợi vì mục đích “vinh thân phì gia”, còn Nguyễn Trãi chỉ có một tấm lòng ưu ái vì dân vì nước.

Lúc làm nhà xong để đáp lại bạn, Nguyễn Trãi gửi cho Nguyễn Mộng Tuân bài Thứ vận Hoàng môn Thị lang Nguyễn Cúc Pha hạ tân cư thành, ông bày tỏ thái độ không tán thành ý bạn một cách thẳng thắn:

…Bồng môn đảo lí nghinh giai khách, Hoa ổ di sang cận khúc linh.

Tiếu ngão lai cuồng cánh thậm, Bàng chân hưu quái Thứ Công tinh.

(…Nơi cửa tre mừng quá xỏ lộn dép ra đón khách,

Dời giường đến gần hang hiên có triện cong bên khóm hoa Cười ta đến tuổi già càng thêm ngông,

Người ngoài đừng lấy làm lạ khi thứ công vẫn tỉnh)

Tuy lúc này Nguyễn Trãi làm một nhiều chức quan lớn, Nhưng ông chỉ dựng một ngôi nhà tranh đơn sơ ngay giữa thành Thăng Long vui cùng cỏ cây và suối nước. Điều đó đã nói lên sự gắn bó của cuộc đời ông với đời giản dị của người dân thôn dã. Nguyễn Trãi không phải là một nông gia mà là một nhà tri thức. Nhưng nhà trí thức ấy có lí tưởng riêng của mình, cả cuộc đời gắn bó với cuộc sống thanh bần. Đó cũng là sự gắn bó giữa hai trái tim đồng điệu Cúc Pha - Ức Trai qua hình ảnh ngôi nhà nhỏ dựng ngay trên đất Thăng Long. Phải thực sự hiểu bạn Nguyễn Mộng Tuân mới viết được những câu thơ như thế. Và Nguyễn Trãi có hiểu Nguyễn Mộng Tuân, thấy được giá trị của bài thơ mới vui mừng, mới trân trọng lấy bài thơ làm bài minh treo ngay chỗ mình ngồi. Từ đây tình bạn của họ càng thêm gắn bó, hai người bạn đồng

niên, đồng khoa, đồng chí, đồng triều họ gắn bó với nhau như lan với cúc, như trúc với mai. Một tình bạn thật cao quý biết bao.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ (Trang 68 - 76)