Những đặc sắc về tư tưởng, tình cảm trong thơ Nguyễn Mộng Tuân 1 Tư tưởng yêu nước và lòng tự hào dân tộc

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ (Trang 60 - 68)

NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ THƠ CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN

3.2.Những đặc sắc về tư tưởng, tình cảm trong thơ Nguyễn Mộng Tuân 1 Tư tưởng yêu nước và lòng tự hào dân tộc

3.2.1. Tư tưởng yêu nước và lòng tự hào dân tộc

Nguyễn Mộng Tuân là một nho sĩ thức thời đi theo tiếng gọi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân tìm dến yết kiến Bình Định vương ngay nơi hành trị, được Lê Lợi rất trọng dụng. Đến đời Lê Thánh Tông, Lê Nhân Tông, ông được đi đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng, về ngạch quan văn là Trung thư lệnh và Tả nạp ngôn, nhiều lần tham gia tiếp các đoàn sứ bộ nước ngoài. Có lúc ông lại chuyển sang ngạch

quan võ, từng giữ chức Thượng khinh xa, Đô uý, Tri quân dân bắc đạo, đời vua Nhân Tông cùng tướng Bình chương Lê Thụ đi đánh dẹp phương Nam. Chứng tỏ Nguyễn Mộng Tuân là người văn võ song toàn.

Một bậc lão thần như Nguyễn Mộng Tuân đã sống trong thời loạn, vì vậy ông rất hiểu nỗi thống khổ của người dân, căm ghét quân xâm lược. Nguyễn Mộng Tuân đương thời đã đến bái yết Lê Lợi ở nơi hành trì, được ông tri ngộ. Vì vậy ông luôn mong ước đất nước được hoà bình, mong bậc quân vương hãy:

…Tiên tri giá sắc gia đồ trị, Vô hiệu du tiền trí túc cung Phần cẩm do lai tri hữu tố, Trí quân diệc khả trị vô cùng…

(…Trước hết lo việc cày cấy để mưu thêm việc bình trị

Không theo việc săn bắn, để nghiêm chỉnh kính đạo trời Đất gấm đi thì mới biết cái chất của cải

Hết lòng giúp vua mới có thể thấy việc lớn vô cùng…)

(Toàn Việt thi lục, bài 33) Hơn ai hết ông thấu hiểu muốn đất nước hưởng thái bình thì hãy “lo việc cấy để mưu thêm việc bình trị”, hãy gác lại những thú vui để “kính đạo trời”. Nguyễn Mộng Tuân vừa là danh nho, vừa là một võ tướng, vừa là nhà chính trị có tầm nhìn xa trông rộng: “cây bút bằng năm vạn quân”, ông nhã ý khuyên vua rằng chỗ dựa vững chắc nhất là dân (lấy dân làm gốc), bởi vậy ông đã khắc trọn hình ảnh: Quân chu (vua là thuyền), dân thuỷ (dân là nước) để nhắc đến bậc quân vương :

Tải phúc tòng tri chỉ trị dân Cự chu tất cánh dụng kiền thần Thiệp xuyên sơ võng tri du tế Đắc đạo hà tu phục vấn tân.

Thuyền to ắt cậy đến hiền thần

Qua sông chẳng nhớ tới khi đang vượt Khi đắc đạo rồi cần hỏi lại bến quen)

(Quân chu)

Ông là một trung quân ái quốc, một đại thần trong suốt ba đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông. Đây là một trong những trường hợp ít thấy đối với một khai quốc công thần đời Lê sơ. Những tư tưởng, những sách lược ông đưa ra không những phù hợp và có giá trị trong thời chiến mà đối với thời bình cũng rất có giá trị. Nguyễn Mộng Tuân nhã ý với nhà vua rằng chỗ dựa vững chắc nhất chính là dân, vua có thương thì dân mới theo. Bởi vậy ông đã nhấn mạnh:

Đãng đãng dân tình dị khứ lưu, Tín tai như thuỷ hoặc trầm phù. Quần sinh tự tán doanh hư thế,

Chúng chí tòng vi thuận nghịch lưu …

(…Dao động tình dân rất dễ đi mà cũng dễ ở,

Lòng tin giống như dòng nước dễ nổi cũng dễ chìm. Dân hợp hay tan cũng như thế đầy hay vơi của nước

Dân theo hay chống cũng như dòng nước xuôi hay ngược…)

(Dân thuỷ)

Nguyễn Mộng Tuân cũng như một số chí sĩ lúc bấy giờ đã chăm chú theo dõi thời cuộc, vốn sẵn tấm lòng yêu nước, lo nước, lo đời, Nguyễn Mộng Tuân đã thấy rõ vai trò lãnh đạo lúc này không thể là tầng lớp quý tộc, không thể là quan lại, không thể là một nhóm lục lâm hào kiệt thuộc tầng lớp này hay tầng lớp kia trong xã hội, không đại diện cho tầng lớp đi lên của lịch sử hoặc đã hết vai trò lịch sử rồi. Nguyễn Mộng Tuân đã nhận ra mối tương giao gắn bó giữa lớp người như Lê Lợi với quần chúng lao động lúc bấy giờ. Ông nói nhiều đến vai trò của người dân, tuy nhiên Nguyễn Mộng Tuân không phải là người duy nhất và cũng không phải là người đầu tiên nói đến vấn đề

này. Do vậy, lấy dân làm đối tượng phục vụ, lấy an dân làm phương sách thực hành. Nếu dân như nước thì người làm vua hãy biết thuận theo sức dân như thuận theo sức nước. Nếu thuận theo thì mọi việc đều trôi chảy và tốt đẹp, sẽ được lòng dân giống như người đẩy thuyền xuôi dòng vậy. Vốn là người có tinh thần trách nhiệm với đất nước, cho nên Nguyễn Mộng Tuân lúc nào cũng bộn bề nỗi lo toan cho dân cho nước mà ít khi ông nhắc đến gia đình riêng của mình. Tâm trạng đó đã xuyên suốt trong những tác phẩm của ông:

Hảo tương quốc luận tư thâm ý, Hà tất Bồng Doanh nhập mộng tư

(Nên đem việc nước bàn bạc sâu kĩ

Chẳng cần mơ mộng đến những cảnh thần tiên)

(Toàn Việt thi lục - bài 13)

Nếu như Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu đã rất cảm hứng trước những chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thì Nguyễn Mộng Tuân cũng đã diển tả nỗi lòng mình trong bài thơ Hàm Tử quan:

Thành bại biên lai bản nhất quan Thời nhân mạc bả lưỡng thuyền khan Trần gia thượng tướng chân long chủng, Hồ thị Thiêm vãn thị thử can,

Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn. Ngư du na quản hưng vong sự, Tuý ngoạ bồng song quải điếu can.

(Việc thắng bại xưa nay vốn ở cửa quan này

Nên người đời chớ tách việc đó ra làm hai Quan thượng tướng nhà Trần thực giống rồng Chức Thiêm văn nhà Hồ quả là gan chuột Cọc lớn chôn dưới đáy sông cỏ xuân xanh thắm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu lâu giặc gào dưới đêm trăng, nước triều lạnh lẽo Cứ nằm say trên thuyền thả cần câu)

Ông đã liên tưởng đến những chiến công lừng lẫy của thượng tướng Trần Quang Khải đã chém đầu giặc Nguyên Mông là Toa Đô ở cửa Hàm Tử. Không chỉ là tưởng nhớ mà ông còn thể hiện rõ niềm tự hào của mình. Sự so sánh thể hiện rõ lòng mến phục với quan thượng tướng nhà Trần “thực giống rồng”, trong khi đó chức thiêm văn nhà Hồ lại là “gan chuột”, cách miêu tả như vậy cho thấy sự thất bại của kẻ thù thật là thảm hại.

Rồi khi nói đến Chế Bồng Nga - ông đã đánh giá như kẻ ham chiến thắng- vậy nên đã sớm chuốc lấy bại vong, thảm hại thay khi phải làm bạn với hoàng hôn ở bãi hoang vắng, không có con cháu đến cúng tế… chỉ còn lại danh hiệu vua nước chư hầu thì còn nghĩa lí gì nữa, cũng như con rối trên sân khấu hỗn tạp mà thôi. Thơ Nguyễn Mộng Tuân không chỉ tái hiện lại giai đoạn lịch sử của dân tộc mà ông còn tỏ rõ thái độ, nỗi lòng của bản thân là căm ghét kẻ thù đã đến xâm lược nước ta, nên trong cả những trang thơ và phú đều diễn tả tấm lòng đó. Bài Mộ Chế Bồng Nga

Nữu thắng đương niên cừu đại bang Hải triều nhất đán thủ yêu vong Đầu vi ẩm khí tàng minh phủ

Phần chẩm hoang giao bại tịch dương Khởi hữu tử tôn cung tế mộ

Chỉ dư danh hiệu Chiêm phiên vương Bảo lai bào khứ nhàn tương bạn Ổi lỗi bằng trung tạp hí tường

(Kẻ ham chiến thắng xưa gây nên mối thù với nước

Chí hải hồ một sớm đã chuốc lấy bại vong Đầu làm đồ tế khí cất ở nơi minh phủ

Mộ ở bãi hoang thành ngoại, làm bạn với hoàng hôn Đâu có con cháu đến cúng tế ở trước mộ

Chỉ sót lại danh hiệu vua nước chư hầu Chỉ có chim bay cá lượn cùng bè bạn

Sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi, năm 1406 đã đem quân xâm lược nước ta, nhà Hồ bị đánh bại. Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đó đến thắng lợi. Nguyễn Mộng Tuân cho rằng thắng lợi vẻ vang đó đã được ghi trong cuốn sử gốc rất quý đó là Lam Sơn thực lục. Tác giả viết bài phụng đọc sách Lam Sơn thực lục với niềm tự hào khi đất nước đã được khôi phục, mở mang bờ cõi:

Trong lòng nghiêm cẩn đọc sách Lam Sơn thực lục Quy mô mục rỗng ấy là nhà Hữu Đường

Ca ngợi chiến công của Lê Lợi cũng là để ca ngợi nhân dân đất nước ta, để nói lên một cách sảng khoái hơn bao giờ hết, lòng tự hào dân tộc. Điều này gần như ai cũng thấy và cho đó là một cơ hội, nhất là cho những nhà văn trong thời đại Lam Sơn. Trường hợp sáng tác về núi Chí Linh, các tác giả đầu thế kỉ XV đều có chung một lập luận: đề cao Lê Lợi, đặt Lê Lợi ngang hàng với các vua sáng nghiệp bên Trung Quốc (Câu Tiễn, Lưu Bang). Phải nói, đó là một biểu hiện tích cực của niềm tự hào dân tộc. Bọn phong kiến Trung Quốc thường có thói thiên triều hống hách, xem vua ta như những phiên thần, nay so sánh Lê Lợi với những “vua lớn” bên ấy, tức là đề cao dân tộc ta, đòi được quyền bình đẳng. Nguyễn Mộng Tuân dùng lời lẽ ca ngợi chủ tướng Lê Lợi, không phải chỉ mang tính “thể thức” hay “thù tạc”, mà có lẽ đó là lời thốt lên từ đáy lòng mình.

Đức Cao hoàng ta Sẵn chí lớn anh hùng Cơ mưu thần dẹp loạn Vì một giận mà yên dân Quét mây mờ cho đỡ nạn

Gạt bỏ Câu Tiễn, Lưu Bang xuống, nâng Lê Lợi ngang tầm với vua Nghiêu, vua Thuấn, với Phục Hy, Thần Nông hoàng đế. Thật là táo bạo và ngoan cường.

Tuy nhiên, Nguyễn Trãi thì so sánh ở mức độ cao hơn … Đến như thần võ không giết

Đức lớn hiếu sinh

Nghĩ vì kế lâu dài của nhà nước Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh Sửa hoà hiếu cho hai nước Tất muôn đời chiến tranh

Chỉ cầu vẹn đất, cốt sao an ninh

Như thế thì thịnh đức của vua ta, há Hán Cao Tổ có thể sánh được? Mà phải khen cùng với Nhị Đế, Tam Hoàng kia

(Chí Linh sơn phú)

Vậy là cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Mộng Tuân đều có biểu hiện cao về lòng tự tôn dân tộc. Không yêu nước thiết tha, không thực sự tự hào với dân tộc mình thì không thể có những so sánh như vậy được. Mặt khác, phải nói rằng, Nguyễn Mộng Tuân rất am hiểu cuộc khởi nghiã Lam Sơn, và ông đã từng gắn chặt Lê Lợi với vận mệnh dân tộc, xem Lê Lợi tiêu biểu cho đức độ, cho phẩm chất vĩ đại của dân tộc.

Thông thường, người được giữ chức Tả nạp ngôn là đồng nghĩa với việc đem gươm kề cổ, nếu chức gián quan đó là thực chất. Khi Cao Thái Tổ vừa mất, vua nhỏ nối ngôi thì nhiệm vụ đó càng nặng nề, nhưng dường như chưa khi nào ông sao nhãng nhiệm vụ của mình, điều đó thấy rõ hơn trong thơ ông. Vậy nên, nếu ở ngự sử đài chức gián nghị đại phu được giao cho con người khẳng khái như Nguyễn Trãi, thì ở Hạ môn sảnh chức Tả nạp ngôn chọn được giao cho người cương trực, thẳng thắn như Nguyễn Mộng Tuân.

Phong công quán bách vương…

(Dẹp loạn xây nên mới

Công lao trùm trăm vua…)

(Toàn Việt thi lục, trang 140)

Nguyễn Mộng Tuân nhắc nhở rất nhẹ nhàng với vị vua trẻ Thánh Tông, hãy nhớ lại những vất vả trong quá khứ của ông cha, để từ đó càng thêm trân trọng yêu quý cuộc sống hiện tại của mình, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn mà Nguyễn Mộng Tuân đã thấm nhuần nó, phản ánh thông qua hình ảnh tiêu biểu của dân tộc, đó là người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Giá ngự thu hào kiệt Tu minh định hiến chương Cần dân đa trí tật

Triều đế cụ thôi trang… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Thu dụng người hào kiệt

Tu sửa định hiến chương. Chăm việc nên đau ốm, Sửa soạn chầu thượng đế…)

(Toàn Việt thi lục, trang 140)

Pa - xcan - nhà triết học Pháp ở thế kỉ XVII đã từng nói: “Tư duy làm cho con người trở nên vĩ đại”. Những bậc văn nhân xưa thường là xứ giả của thời đại, văn chương của họ, nếu như họ có văn chương thực sự, thì thường chở cái đạo lớn nhất của thời đại. Bởi vậy, kẻ sĩ xưa kia làm thơ cốt để nói lên cái chí của mình. Thiên Thuấn điển trong kinh thi nói rõ “Thi ngôn chí”, Sách tả truyện, nhắc lại ý đó “Thi dĩ ngôn chí” hoặc Thiên nho hiệu trong sánh Tuân tử “Thi ngôn kì chi dã”, hoặc nửa thiên Thiên hạ trong sách Trang tử đều nói lại ý đó : “Thi dĩ đạo chí”. Khổng Tử thường nhắc nhở con cháu mình là bá ngũ phải chăm lo học tập Kinh thi, vì “bất học thi vô dĩ ngôn” (không học thơ thì khó ăn nói ở đời) - thiên trong sách luận ngữ. Vậy là văn chương thể hiện quan hệ giữa tự nhiên và lòng người tức quan hệ giữa vật và tâm, cho

nên thơ nói lên cái chí là để nói lên cái tình, dù thơ có tả cảnh cũng là để tả tình. Có những nhà thơ muốn bộc lộ tâm tư của mình sao cho kín đáo, Nguyễn Mộng Tuân viết:

Cô dịch tiên nhân điểm giáng thần Lục châu vũ bái thị Hồng Vân

(Người tiên núi Cô Dịch có cặp môi điểm son

Múa xong điệu Lục Châu đứng tựa áng mây hồng

(Hồng mai)

Nguyễn Mộng Tuân có những suy nghĩ thật giống với Nguyễn Trãi - người bạn tri âm của ông. Nhắc nhở rất nhẹ nhàng đối với vị vua trẻ Thái Tông, Nguyễn Trãi viết trong phần kết bài

…Xã tắc dĩ chi điện an,

Giang sơn dĩ chi cải quán…

(…Xã tắc từ đây bền vững

Non sông từ đây đổi mới…)

Còn Nguyễn Mộng Tuân thì cũng luôn dùng văn chương để nhắc nhở tế nhị đối với vị vua trẻ rằng từ nay đất nước sẽ sang trang mới:

Sơn hà trùng cải quán

Nhật nguyệt phục sinh quang…

(Non sông đã đổi mới

Nhật nguyệt lại sáng soi…)

(Toàn Việt thi lục, trang 140)

Phải chăng đó vừa là những lời nhắc nhở, vừa là lời động viên, khích lệ hướng tới tương lai.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ (Trang 60 - 68)