4. Ý nghĩa khoa học
2.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Mỗi ô lấy mẫu theo dõi 10 cây cố định từ khi gieo đến khi thu hoạch, định kỳ theo dõi 7 ngày 1 lần.Tiến hành đánh giá theo nguyên tắc đường chéo 5 điểm, mỗi điểm 2 cây.
- Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Mỗi ô thí nghiệm lấy 10 cây
* Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột: Theo dõi từ khi gieo cho đến khi thu hoạch theo từng ô thí nghiệm.Mỗi ô thí nghiệm ta theo dõi 10 cây.
+ Thời gian từ gieo - mọc mầm. (ngày)Tính đến lúc 70% cây mọc mầm. + Thời gian từ gieo - ra 3, 4 lá thật. (ngày) Tính đến lúc 70% cây có 3-4 lá thật. + Thời gian từ gieo - phân cành. (ngày) Tính đến lúc 70% cây phân cành. + Thời gian từ gieo - ra hoa cái đầu. (ngày) Tính đến lúc 70% cây ra hoa cái đầu. + Thời gian từ gieo - thu quả đợt 1. (ngày) Tính đến lúc 70% cây cho thu quả đợt 1.
* Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm): Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước dây chia độ sau gieo 18 ngày và cách 7 ngày đo tiếp
* Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm (tính lá có kích thước > 2 cm) đếm sau gieo 18 ngày và cách 7 ngày đếm tiếp
* Khả năng phân cành: Tổng số cành cấp 1, cấp 2 trên cây. - Chỉ tiêu về ra hoa.
+ Tổng số hoa/cây (hoa) + Tổng số hoa cái/cây (hoa) + Tổng hoa đực/cây (hoa)
Tổng số hoa cái + Tỷ lệ hoa cái (%) = --- x 100 % Tổng số hoa Tổng số quả đậu + Tỷ lệ đậu quả (%) = --- x 100 % Tổng số hoa cái - Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại:
Tỷ lệ cây bị bệnh (%): Số cây bị bệnh/ tổng cây theo dõi Tỷ lệ quả bị bệnh (%): Số quả bị bệnh / tổng số quả theo dõi Tỷ lệ sâu hại (%): Số cây bị sâu hại / tổng cây theo dõi
Tỷ lệ sâu hại quả (%): Số quả bị sâu hại / tổng số quả theo dõi - Các yếu tố cấu thành năng suất.
- Mật độ (số cây/m2).
- Số quả hữu hiệu/cây (quả). - Khối lượng TB của mỗi quả (g)
Tổng khối lượng quả KLTB (g/quả) = --- Tổng số quả
A x B x C
- NSLT (tấn/ha) = --- 1000.000 Trong đó: A: Mật độ (số cây/m2)
B: Số quả /cây (quả)
C: Trọng lượng TB/quả (g)
NSTT (tấn/ha) =Năng suất thu được trên ô thí nghiệm - Đánh giá các đặc trưng, hình thái giống.
* Lá: + Màu sắc lá: (quan sát bằng mắt)
* Quả: + Màu sắc vỏ quả: (quan sát và đánh giá) + Hình dạng quả: (quan sát bằng mắt) + Gân quả: (quan sát bằng mắt)
+ Màu sắc gai quả: (quan sát bằng mắt)
+ Chiều dài quả, cm: (đo từ đầu quả đến cuối quả bằng thước dây) + Đường kính quả, cm: (dùng thước Panme để đo)
* Phương pháp sử lý số liệu: Sử dụng phần mềm STATISTIX 8.2 và EXCEL.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN