Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống dưa chuột (cucumis sativus l ) trong vụ xuân 2012 tại huyện tuy phước bình định (Trang 40 - 42)

4. Ý nghĩa khoa học

3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống. Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của giống chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng giống. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đối với dưa chuột, thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ lúc gieo hạt cho đến khi kết thúc thu hoạch. Các giống khác nhau sẽ trải qua từng giai đoạn trong khoảng thời gian không giống nhau. Một giống được đánh giá là giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao.

Qua theo dõi, chúng tôi thu được kết quả và trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột

Đơn vị tính: ngày

Giai đoạn Gieo - mọc Từ gieo đến………….(ngày) 3 - 4 lá thật Phân cành Ra hoa Thu quả đợt 1 Tổng TGST NH815 7 18 26 33 46 76 F1 - TLP 2168 7 18 26 32 46 79 SEVEN 6 17 25 32 45 74 Chai Yo 578 7 18 26 32 46 80 F1 702(ĐC) 7 17 25 33 45 75

- Thời gian từ gieo - mọc mầm: Ở dưa chuột thời kỳ này được tính từ lúc gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm. Đặc trưng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất

hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất. Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con. Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột.

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các giống tham gia thí nghiệm có thời gian mọc mầm tính từ khi gieo là 6 - 7 ngày. Chưa có sự sai khác đáng kể giữa các giống tham gia thí nghiệm. Giống SEVEN trải qua thời gian này trong 6 ngày. Các giống NH815, F1 - TLP 2168, Chai Yo 578, F1 702(ĐC) trải qua giai đoạn này trong 7 ngày. Điều này được giải thích là điều kiện về thời tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt. Bên cạnh đó các giống thí nghiệm đều là giống F1 nên có sức nảy mầm rất cao. Sau 7 ngày toàn bộ các giống thí nghiệm đều đã xuất hiện 2 lá mầm.

- Thời gian từ gieo - 3, 4 lá thật: Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng. Giữa các giống bắt đầu có sự sai khác đáng kể về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng.

Giống có thời gian xuất hiện 3-4 lá thật sớm nhất là: SEVEN, F1 702(ĐC) (17 ngày sau mọc mầm) sớm hơn so với thời gian xuất hiện 3-4 lá thật của các giống: NH815, F1 - TLP 2168 , Chai Yo 578, (18 ngày sau mọc).

- Thời gian từ gieo - phân cành: Sau khi ra tua cuốn cây bước vào thời kỳ phân cành. Thời gian phân cành, số cành và số cấp cành đều do đặc tính di truyền của giống quy định. Cành hình thành nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống chín sớm hay chín muộn. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Số liệu từ bảng 3.1 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm bước vào thời kỳ phân cành không có sự sai khác về thời gian.Chỉ sai khác nhau từ 1 đến 2 ngày

- Thời gian từ gieo - ra hoa cái đầu: Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng sự ra hoa của cây. Theo quan điểm nông học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây

chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao, thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn. Nghiên cứu thời gian ra hoa cái đầu giúp chúng ta có những định hướng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỷ lệ hoa cái của các giống. Ở thời kỳ này sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng là rất quan trọng.

Kết quả theo dõi cho chúng tôi nhận xét sau: Các giống F1 - TLP 2168, SEVEN, Chai Yo 578 (32 ngày). Các giống NH815, F1 702(ĐC) (33 ngày).

- Thời gian từ gieo - thu quả đợt 1: Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa. Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống. Giống sớm sau gieo 35 - 40 ngày thì được thu hái quả, giống trung và giống muộn sau gieo 50 - 60 ngày thì có thể thu hái quả đợt đầu tiên. Sau khi thu hái quả nhanh chóng chuyển màu vàng, đây là nhược điểm của một số loại giống, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khi thu hái cần chọn thời gian và thời điểm thích hợp. Vì vậy nghiên cứu thời gian cho quả đợt 1 giúp chúng ta có cơ sở chuẩn bị cho công tác thu hoạch, chế biến cũng như tiêu thụ.Các giống hầu như có thể thu hoạch đồng loạt vào ngày thứ 45 và 46 sau khi gieo

- Tổng thời gian sinh trưởng: Cũng như các loại cây trồng khác, dưa chuột trải qua chu kỳ sống từ lúc gieo hạt cho đến khi thu quả đợt cuối cùng trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó tùy thuộc vào giống ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày. Tổng thời gian sinh trưởng là cơ sở giúp người sản xuất bố trí thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp luân canh, xen canh giữa các loại cây trồng khác với dưa chuột.

Các giống dưa chuột mà tôi sử dụng trong thí nghiệm đều là những giống ngắn ngày, có tổng thời gian sinh trưởng, phát triển từ 75 - 80 ngày. Giống có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất 80 ngày là các giống: Chai Yo 578. Giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất 75 ngày là giống F1 702(ĐC). Các giống còn lại có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 76 - 79 ngày.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống dưa chuột (cucumis sativus l ) trong vụ xuân 2012 tại huyện tuy phước bình định (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w