4. Ý nghĩa khoa học
3.5. Tình hình sâu, bệnh hại
Cây dưa chuột là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, có nhiều đặc điểm riêng về hình thái, cấu tạo và sinh trưởng nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh. Cũng như các loại cây thực phẩm khác, dưa chuột là loại rau ăn quả, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển thường bị các loại sâu bệnh gây hại.
Bình Định là một vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Tỷ lệ và mật độ sâu bệnh hại có ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của sản phẩm sau này. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc, mật độ, phân bón...và tính chống chịu của từng giống.
Trong công tác chọn giống cây trồng, xác định sự khác nhau giữa các giống về phản ứng với sâu bệnh là rất cần thiết và quan trọng. Đó là cơ sở cho việc bố trí thời vụ hợp lý, xác định mật độ, phân bón, chế độ nước và các biện pháp sinh học cũng như biện pháp bảo vệ, phòng trừ thích hợp giúp cây phát triển tốt. Đồng thời cũng là cơ sở cho công tác chọn giống nhằm tuyển chọn được những giống có khả năng chịu sâu bệnh mà vẫn cho năng suất cao. Trong thời gian khảo nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi: sâu đục quả, bệnh phấn trắng, sương mai, héo rũ kết quả thu được bảng được trình bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh hại của 5 giống dưa chuột khảo nghiệm vụ Xuân năm 2012 tại Bình Định
Chỉ tiêu Sâu Bệnh Sâu đục quả (%) Phấn trắng (%) Sương mai (%) Héo rũ (%) NH815 7 17 5 7,1 F1 - TLP 2168 6 28 8 3,2 SEVEN 8 19 7 6,7 Chai Yo 578 4 32 12 4,1 F1 702(ĐC) 10 24 9 10,0
Từ kết quả bảng 3.5 cho ta thấy:
- Sâu đục quả: Gây hại trong giai đoạn phát triển của quả đến thu hoạch. Sâu đục quả là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ quả thương phẩm trên cây. Đồng thời nó cũng làm giảm chất lượng, mẫu mã của quả khi thu hoạch. Do vậy phải tiến hành phun thuốc phòng trừ khi cây bắt đầu có quả bằng thuốc Padan 95WP 0,1%, Shera 25EC 0,1%...theo đúng hướng dẫn ở bao bì thuốc. Chúng tôi tiến hành
theo dõi 10 quả ngẫu nhiên trên ô và thu được kết quả như ở bảng trên. Tỷ lệ sâu đục quả phá hại trên quả của các giống dao động từ 4 - 10%. Giống có tỷ lệ sâu đục quả gây hại nhiều nhất là giống F1 702(ĐC).Giống có tỷ lệ sâu đục quả ít nhất là Chai Yo 578
- Bệnh phấn trắng: Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá. Lúc mới xuất hiện, trên lá có từng vết lá màu xanh bình thường, dần dần chuyển sang màu vàng, vết bệnh rộng dần và phủ một lớp nấm dầy như bột mịn màu trắng. Lớp nấm có màu xám tro phủ lên lá khiến lá mất khả năng quang hợp, chuyển sang vàng tía, khô dần và lụi đi. Bệnh làm cho cây phát triển kém. Nhìn chung ở các giống tham gia thí nghiệm có tỷ lệ cây bị bệnh phấn trắng thấp. Ở những cây bị bệnh thì bệnh gây hại ở một vài lá sát gốc nên ảnh hưởng ít đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Tỷ lệ bệnh gây hại lớn nhất ở giốngChai Yo 578. Tỷ lệ bệnh gây hại thấp nhất ở giốngNH815
.- Bệnh sương mai (nấm Pseudoperonospora cubensic): Vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, lúc đầu có màu vàng nhạt sau chuyển thành nâu; sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng hoặc vàng nhạt, vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao, mưa nhiều. Trong quá trình khảo nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi phun thuốc phòng trừ bệnh này từ rất sớm khi cây còn non nên mức độ cây bị bệnh không đáng kể. Tỷ lệ bệnh gây hại lớn nhất ở giốngChai Yo 578. Tỷ lệ bệnh gây hại thấp nhất ở giốngNH815.
- Bệnh héo rũ (nấm Fusarium sp): Cây bị mất nước chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến hình thành trái, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Vi sinh vật tồn tại trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều tới tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytopthora sp. cũng được ghi nhận gây nên bệnh này. Phòng trừ bằng cách: lên luống cao, làm đất thông thoáng, bón thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy…phun hoặc tưới vào gốc Copper - B, Derosal, Rovarl…
Trong quá trình theo dõi ta thấy. Giống Chai Yo 578, F1 - TLP 2168 nhiễm bệnh nhẹ. Các giống còn lại nhiễm bệnh ở mức độ lớn hơn nhưng mức độ gây hại không đáng kể.