0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Thể hiện tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu SO SÁNH BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VÀ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT (Trang 32 -44 )

Trong ca dao tình yêu đôi lứa thì bài Lửng lơ vầng quế soi thềm

là một trong những bài còn có những cách hiểu khác nhau nên cần phải đợc trao đổi bàn bạc.

Không rõ bài ca dao này bắt đầu xuất hiện tại đâu và từ bao giờ mà lời thơ lại trau chuốt, bóng bẩy và trang trọng, nghe hao hao nh

lời thơ của những tác phẩm văn học cổ điển có giá trị ở nớc ta trong các thế kỷ XVIII, XIX.

“Lửng lơ vầng quế soi thềm, Hơng đa bát ngát càng thêm bận lòng.

Dao vàng bỏ đãy kim nhung, Biết rằng quân tử có dùng cho chăng!

Đèn tà thấp thoáng bóng trăng, Ai đem ngời ngọc thung thăng chốn này?”

Theo chú dẫn của ngời biên soạn thì bài này đợc lấy từ Dân ca quan họ Bắc Ninh. Cùng với văn bản đó, còn có những văn bản khác mà so với nó thì có sự khác biệt ở một số chi tiết. Trong cuốn “Tục ngữ - Ca dao Dân ca– ” của Vũ Ngọc Phan (in lần thứ 8, NXB KHXH, H, 1978) ở trang 270 đã ghi nh trên.

Sự khác biệt giữa các văn bản đợc biểu hiện qua một số từ ngữ “bóng quế” với “vừng quế”, “dãi” với “soi”, “nhanh đa” với “hơng đ- a” và “cho chăng” với “ta chăng”. Trong những sự khác biệt đó, đáng chú ý nhất là sự khác biệt ở hai từ “cho” và “ta” với hai từ này, cách hiểu hai câu “Dao vàng bỏ đãy kim nhung” và “Biết rằng quân tử có dùng cho chăng!” sẽ không thống nhất.

Trong cuốn Văn học lớp 10 tập 1, sách giáo viên do Nguyễn Đình Chú và Đỗ Bình Trị (chủ biên) (NXB GD, H. 1995) các soạn giả đã hiểu 2 câu ca dao đó là ngời con gái chuẩn bị mời trầu chàng trai và ớm hỏi chàng trai là có dùng trầu cho chăng? Tác giả viết “có lẽ ở đây cô gái đang nghĩ đến việc mời trầu hơn là đang mời trầu ngời ngọc của mình”. Cô ngồi một mình, chuẩn bị với tất cả sự trân trọng bạn “Dao vàng bỏ đãy kim nhung” và mờng tợng về chuyện mời trầu với tâm trạng băn khoăn “Biết rằng quân tử có dùng cho chăng?”. Đây là một cách hiểu nếu đặt trong văn bản này. Nhng đối chiếu với văn bản của ông Vũ Ngọc Phan ghi lại thì ở đây cha hẳn là việc mời trầu,

chữ “ta” trong bản ghi lại của Vũ Ngọc Phan là lời tự thán, tự hỏi mình của nhân vật trữ tình. Ngay cả hai hình ảnh “dao vàng” và “đãy kim nhung” thì cũng cha hẳn là việc cô gái đang nghĩ tới chuyện mời trầu. Đó chỉ là những hình ảnh có tính ẩn dụ đợc dùng nhằm biểu đạt sự xứng đôi vừa lứa. Nó tơng tự nh hình ảnh “đũa ngọc”, “mâm vàng” trong câu

“Đôi ta làm bạn thong dong

Nh đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng”.

Cô gái cảm thấy mình và chàng trai mà cô gọi là “ngời ngọc” rất xứng đôi vừa lứa. Nhng rồi cô ta vẫn băn khoăn, trăn trở “Biết rằng quân tử có dùng ta chăng”, chữ “dùng” trong câu này đồng nghĩa với chữ “yêu” hoặc chữ “lấy”. Song cô gái đã thể hiện phần nào tâm lý tự ti, tự hạ mình xuống vì cô đã đề cao ngời yêu mình thành quân tử. Nh vậy cô vừa yêu lại vừa lo lắng vì không biết chàng quân tử ấy có yêu mình hay không? Cô đã đặt ra câu hỏi. Có đối chiếu với dị bản thì mới hiểu đợc tinh thần của hai câu ca dao

“Dao vàng bỏ đãy kim nhung, Biết rằng quân tử có dùng cho chăng!”

Hoặc “có dùng ta chăng!” nếu “dùng cho” thì thành câu nghi vấn (?) và nếu “dùng ta” thì thành câu cảm thán (!).

Câu khác biệt thứ hai cũng cần lu ý. Đó là hai từ “nhang” và “h- ơng” trong câu thứ hai ở bài ca dao “nhang” và “h ơng” có thể chỉ là một (đều đợc dùng để thắp) nhng cũng có thể là hai cái khác nhau. “Hơng” ở đây có thể là hơng thơm của đất trời đang lan toả dới đêm trăng, còn “Nhang đa” lại tạo nên cảm giác dờng nh cô gái đang đi lễ chùa và mơ tởng đến chàng trai mà mình bắt gặp. Bóng quế dãi thềm lúc ấy sẽ là thềm của một ngôi chùa nào đó. Còn nếu hiểu “h ơng” là hơng thơm của cỏ cây hoa lá thì “dãi thềm” lại có thể là thềm ngôi nhà của cô gái ở. Hiểu theo cách nào cũng đợc vì rằng đó đều là nơi

mà tâm trạng của cô gái đang diễn ra. Sự khác nhau ở những từ nh vậy cũng đã dẫn tới những cách hiểu khác nhau về hai câu mở đầu của bài ca dao này.

Xét về mặt ngôn từ biểu hiện thì một điều thể hiện thấy là từ ngữ trong bài ca dao rất trau chuốt, bóng bẩy. Sau khi đã dẫn lời nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu về tính chất trau chuốt đến mức khuôn sáo của ngôn ngữ trong bài ca dao, sách Văn 10, tập 1 (Sđd) còn nhấn mạnh: “Bài này (trong Dân ca quan họ Bắc Ninh) quả cũng có chỗ hơi khuôn sáo, lại là cái khuôn sáo ảnh hởng từ văn chơng bác học” (tr73). Các từ ngữ đợc dùng “bóng quế”, “dao vàng”, “kim nhung”, “quân tử”. “ngời ngọc”... phải chăng là cái khuôn sáo ảnh hởng từ văn chơng bác học? Chúng ta thừa nhận rằng: giữa ca dao và văn chơng bác học có mối quan hệ tác động, ảnh hởng lẫn nhau. Nhng cũng không phải vì thế mà cho việc sử dụng những từ ngữ có tính chất trau chuốt là chịu ảnh hởng của văn chơng bác học, thực ra đó chỉ là những lời hay, ý đẹp xuất hiện có tính phổ biến trong bộ phận ca dao nói về tình cảm lứa đôi. Đó đều là những từ hay nh “cánh hồng”, “hồ bán nguyệt”, “con dao vàng rọc lá trầu vàng”, “nắp vàng”, “đỏ ngọc, mâm vàng”... Việc dùng những từ ngữ đó để biểu đạt đã thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng ngời tình trong các bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu đôi lứa. Có đặt trong hệ thống thì mới thấy đợc không chỉ có ở bài ca dao “Lửng lơ bóng quế dãi thềm” mà ở nhiều bài ca dao khác thuộc bộ phận ca dao tình yêu thờng xuất hiện một lớp từ nh vậy. Đây cũng có thể là dấu ấn của những bài ca dao do những ng ời tri thức bình dân sáng tác. Nếu nh có ảnh hởng văn chơng bác học thì biểu hiện rõ nhất ở việc sử dụng điển tích “bóng quế” hoặc “vầng quế” trong câu mở đầu. Điển tích đó là tri thức sách vở chỉ có những ng ời có học mới biết đợc.

Cùng với những từ ngữ có tính chất trau chuốt, bóng bảy trong bài ca dao này còn có nhiều từ láy xuất hiện. Đó là những từ nh: “lửng lơ”, “bát ngát”, “thung thăng”. Sự xuất hiện những từ láy đó có tác dụng tạo cho bài ca dao sắc thái mờ ảo, h thực. Những từ láy này đặt cạnh những từ ngữ đợc gọi là khuôn sáo đã xoá đi phần nào màu sắc khuôn sáo của những từ ngữ có phần trang trọng. Cái hay là ca dao nói chung và của bài ca dao nói riêng là nghệ thuật ngôn từ. Do đó khi phân tích bài ca dao, cần chú trọng sự kết hợp giữa hai lớp từ Hán – Việt và thuần việt giữa từ láy và từ đơn trong đó.

Về việc xác định nhân vật trữ tình trong bài ca dao cũng có những chỗ cần trao đổi. Trong tài liệu giáo khoa, ngời biên soạn đã chú ý nêu câu hỏi để học sinh nắm đợc nhân vật trữ tình. ở câu hỏi đầu tiên, sách giáo khoa Văn 10 ghi rõ “hãy giả định chủ thể trữ tình là cô gái” và ngời đang cùng cô trò chyện là ngời đọc cô gái gọi bằng “quân tử”. Theo chúng tôi ở đây không nên đặt ra vấn đề giả định vì rằng nhân vật trữ tình trong bài rõ ràng là cô gái. Có chỗ đáng bàn ở đây là cô gái ấy xuất thân từ tầng lớp nào? Qua ngôn ngữ diễn đạt nh đã trình bày ở trên thì có thể cho đó là cô gái thuộc tầng lớp trên. Nh- ng nếu đặt trong hệ thống ca dao tình yêu với cách nói bằng lời hay, ý đẹp thì đó có thể cũng chỉ là cô gái ở nông thôn thuở trớc.

Căn cứ vào từng câu mà xét đoán thì nhân vật trữ tình của bài ca dao này là một cô gái con nhà có học thức thời phong kiến ở nớc ta, thích dùng những từ ngữ hoa mỹ, bóng bẩy, nhẹ nhàng (chứ không nói năng chất phác, mọc mạc, hồn nhiên nh đa số thôn nữ không đợc học hành trong ca dao cổ). Toàn bộ bài ca dao nhằm diễn tả sự “bận lòng” của cô gái. Đây là bận lòng vì tình yêu, một tình yêu đơn phơng vừa chớm nở. Bài ca dao vừa có cảnh vừa có tình, cả hai đều đ ợc miêu tả chân thực, sinh động và tinh tế bằng những lời thơ tuyệt đẹp, càng nghe càng thích, càng đọc càng yêu.

“Lửng lơ vầng quế soi thềm

Hơng đa bát ngát càng thêm bận lòng”

“Vầng quế” là vầng trăng. Theo điển tích cũ trên mặt trăng có cây quế, do đó vầng trăng đợc gọi là vầng quế, cung quế. Có lẽ từ ban ngày cô gái đã gặp chàng trai và tình yêu nảy nở trong lòng tối đến cô ngắm hoa thởng nguyệt cho vơi bớt nỗi bâng khuâng khó tả. Cô cảm thấy trăng rất đẹp, hoa rất hơm và trăng càng đẹp, hoa càng thơm thì nỗi bận lòng càng tăng thêm chứ không giảm bớt. Đó là quy luật chung đối với mọi ngời khi tình yêu đã đến, không cốngại lệ. Bài ca dao là lời độc thoại của cô gái đã yêu, đang yêu nhng cha rõ lòng dạ của ngời mình yêu nh thế nào. Đây là những lời cô gái tự nói với mình chứ không phải là lời “ớm hỏi thẳng chàng trai” nh câu hỏi thứ hai trong SGK đã định hớng cho học sinh phân tích những câu hỏi.

- “Biết rằng quân tử có dùng ta chăng?” - “Ai đem ngời ngọc thung thăng chốn này?”

Không phải là lời cô giái hỏi ngời mình yêu mà chính là lời của cô gái đang tự hỏi lòng mình. Chính vì vậy sự định h ớng phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tài liệu giáo khoa, theo chúng tôi cần đợc xem xét lại và sửa chữa cho phù hợp hơn.

“Dao vàng bỏ đãy kim nhung Biết rằng quân tử có dùng ta chăng?”

Cô gái cảm thấy mình và chàng trai xứng đôi vừa lứa tơng tự nh “dao vàng” với “đãy kim nhung” là hai vật quý rất tơng xứng với nhau. Nhng nàng băn khoăn lo lắng không biết chàng trai có ng thuận lấy mình không? Nếu nh việc gọi chàng trai là “quân tử” có (ở câu thứ t) và “ngời ngọc” (ở câu cuối) phản ánh sự trân trọng, tôn kính và lý tởng hoá chàng trai của cô gái thì ngợc lại, việc sử dụng động từ “dùng” (thay cho động từ) “lấy”. ở câu thứ t phản ánh rất rõ tâm lý quá lo lắng và sự tự ti, tự hạ đối với bản thân mình của cô gái.

“Đèn tà thấp thoáng bóng trăng

Ai đem ngời ngọc thung thăng chốn này”.

Cô gái đã thao thức thâu đêm không ngủ đợc vì sự “bận lòng” không dứt, không nguôi. “Đèn tà” là ngọn đèn đã thấp xuống vì dầu đã cạn, bấc đã ngắn, đêm đã quá khuya. “Đèn tà thấp thoáng bóng trăng” là thế nào? Có lẽ lúc này đêm đã quá khuy, đèn đã “tà”. Trăng cũng xuống thấp về Tây, chứ không còn “lửng lơ” trên bầu trời nh lúc về tối nữa và do đó cô gái thấy trăng “thấp thoáng” lúc ẩn lúc hiện qua những kẽ lá, rặng cây trong vuờn.

Từ “ai” trong câu cuối hoàn toàn mang tính chất phím chỉ, không có nội dung xác định, phản ánh sự trách móc, bâng quơ vì bất lực, không tự lý giải đợc của cô gái si tình. Nếu hiểu “ngời ngọc” là chàng trai, là “quân tử” (ở câu thứ t) thì có nghĩa là ngời con trai mà cô gái thầm yêu trộm nhớ đã từng có lần đi qua nhà cô gái. Hình ảnh ngời ngọc thung thăng mới đẹp làm sao.

Phạm Thái đã có lẫn dùng từ này trong câu. “Thấp thoáng thoi anh diệt liễu Thung thăng phấn bớm dồi mai”

Khi phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình còn phải chú ý tới thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật trong bài ca dao Lửng lơ bóng quế soi thềm là thời gian ban đêm. Nh- ng qua cách miêu tả, ngời nghe có thể cảm nhận đợc thời gian có sự vận động từ khi trăng mới “dãi thềm” nghĩa là vào khoảng đầu hôm cho tới lúc “đèn tà thấp thoáng bóng trăng” có thể là trời sắp sáng. Cô gái đã “bận lòng” suốt một đêm thâu. Có nh vậy cô mới buông ra một câu hỏi ở cuối bài ca dao là thời gian hiện tại. Thời gian ấy nhằm biểu đạt tâm trạng đang diễn ra của nhân vật trữ tình.

Còn không gian nghệ thuật đợc nổitng bài ca dao này là khung cảnh của “chốn này”. Chốn này là chốn nào? Đó là một địa điểm có

tính phím chỉ, không xác định, chốn này nh đã trình bày ở trên vừa có thể là chốn chùa chiền vừa có thể là nơi căn nhà mà cô gái ở. Cả hai nơi đó đều là không gian trần thế, gần gũi, bình dị và đều có bóng trăng soi. Cả thời gian và không gian trong bào ca dao đều có tính phím định. Đặc biệt từ “lửng lơ” mở đầu bài ca dao có thể hiểu là vầng trăng treo lơ lửng ở trên trời. Nhng tà láy đó cũng có thể hiểu là tâm trạng còn đang lơ lửng của nhân vật trữ tình. Một từ mà bao hàm trong đó có cảnh và tình. Nếu ca dao tình yêu đôi lứa bao gồm 4 bộ phận: tỏ tình, hận tình, thề thốt dặn dò và tơng t thì bài ca dao này thuộc bộ phận tơng t, có xác định rõ nhân vật trữ tình nh vậy thì mới có hệ thống câu hỏi phù hợp để cho học sinh chuẩn bị để tiếp cận và hiểu đợc bài ca dao một cách thấu đáo hơn.

Bài ca dao Lửng lơ bóng quế dãi thềm là bài giàu chất thơ. Một tác phẩm giàu chất thơ (hoặc chất văn) là tác phẩm có tính đa nghĩa. Do đó nó cho phép có nhiều cách hiểu, nhiều cách tiếp cận khác nhau miễn là có lý. Bài ca dao đã diễn tả đợc cái tài tình, tinh vi và tế nhị vì cô gái yêu chàng trai nhng không biết chàng trai ấy có yêu mình không đây là một tâm trạng của một mối tình đơn phơng.

Chơng III:

Những điểm tơng đồng và khác biệt của biểu tợng trăng trong ca dao và Truyện Kiều 3.1. Những điểm tơng đồng

3.1.1. Cách nói về trăng

Nh chúng ta đã biết, nội dung về tình yêu đôi lứa trong ca dao là mang tính phổ quát toàn dân tộc. Nhng ta vẫn phải quy về một số kiểu chủ yếu sau có nói đến biểu tợng trăng những cách nói khác về trăng nh vầng quế, chị Hằng, gơng nga, ngọc thỏ...

Chúng ta có thể liệt kê nhiều hơn nữa, nhng đây là những cách nói về trăng và đợc khái quát trong ca dao, ta có thể thấy đợc ở ca dao nhân dân có xu hớng khái quát về biểu tợng của nó đến tình yêu đôi lứa và nh vậy với nội dung diễn tả của nó, ca dao bộc lộ xu hớng của nhân dân muốn diễn tả, theo một cách nhìn nhận nào đó, những nét bản chất của con ngời thời đại.

Trong cách phân chia trên đã thể hiẹn một điều rằng: các kiểu nói về biểu tợng luôn đi kèm theo mối quan hệ của họ với hoàn cảnh không gian, thời gian mà ở đó diễn ra mối quan hệ giữa họ với mọi cái xung quanh.

Trong kho tàng ca dao vô vàn ấy ở đó có nhiều chủ đề, nh ng phải nói rằng, chủ đề tình yêu đôi lứa vẫn là một trong những chủ đề chủ yếu và cũng đợc nhân dân ta quan tâm nhiều nhất.

Chúng ta có thể đi vào từng cách nói cụ thể để thấy đợc sự khái quát về biểu tợng ấy nh thế nào?

“Lửng lơ vầng quế soi thềm Hơng đa bát ngát càng thêm bận lòng

Một phần của tài liệu SO SÁNH BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VÀ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT (Trang 32 -44 )

×