Giai đoạn 2

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tự phát hiện tri thức trong môn khoa học ở tiểu học (Trang 51 - 57)

hiện tri thức‘‘.

Đây là giai đoạn chính của quy trình thể hiện những hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh. Để thực hiện tốt giai đoạn này, giáo viên và học sinh cần thực hiện các bớc sau.

Bớc 1: n định tổ chức.

ổn định tổ chức là hoạt động khởi đầu cho trình tự của mọi tiết lên lớp. Việc ổn định tổ chức vừa có tác dụng thu hút sự chú ý, tập trung của của học sinh, vừa tạo ra tâm thế bình tĩnh cho giáo viên, tạo ra sự nghiêm túc, có tổ chức của một tiết học.

* Hoạt động của giáo viên:

- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của học sinh: Việc kiểm tra sĩ số giúp giáo viên có sự phân chia các nhóm cho phù hợp với từng hoạt động học tập vì trong hoạt động tự phát hiện thờng là tổ chức cho các em hoạt động nhóm. Đồng thời kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh để các nhóm đều có đủ đồ dùng trong từng hoạt động, tránh tình trạng nhóm thừa đồ dùng, nhóm thiếu hoặc không có đồ dùng.

* Hoạt động của học sinh:

Học sinh thảo luận nhóm đôi để kiểm tra đồ dùng của bạn. Đồ dùng học tập trong môn Khoa học do giáo viên yêu cầu thờng là các dụng cụ đơn giản, dễ kiếm

nh: Cốc thuỷ tinh, chén, chậu nớc, thìa, hoặc các vật liệu có trong tự nhiên nh : cát, sỏi, xi măng, gạch, ngói,...

Bớc 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh dới dạng hệ thống câu hỏi, bài tập. * Hoạt động của giáo viên:

Sau khi ổn định tổ chức và kiểm tra kiến thức của bài cũ, giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ học tập cho học sinh để giúp các em xác định đúng những nhiệm vụ trọng tâm và những kiến thức mà các em phải tự phát hiện.

Các nhiệm vụ học tập đó đợc thể hiện dới dạng hệ thống câu hỏi hoặc bài tập do giáo viên chuẩn bị trớc. Hệ thống câu hỏi, bài tập mà giáo viên thiết kế với mức độ khó tăng dần nh sau:

+ Tái hiện những vấn đề có liên quan.

+ Làm theo mẫu trong những tình huống học tập mới. + Đòi hỏi tình sáng tạo.

Các câu hỏi, bài tập trong hệ thống đó có liên quan mật thiết với nhau. Câu trớc làm tiền đề cho câu sau.

* Hoạt động của học sinh:

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập qua hệ thống câu hỏi, bài tập dới sự h- ớng dẫn của giáo viên.

Bớc 3: Tổ chức cho học sinh thực hiện từng nhiệm vụ học tập theo hớng ““Tự phát hiện tri thức““ :

Đối với từng nhiệm vụ cụ thể, giáo viên có thể hớng dẫn các em những hình thức tổ chức dạy học khác nhau nh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lớp,... cho phù hợp. Đó chính là các hoạt động trong kế hoạch dạy học.

Đối với môn Khoa học ở tiểu học, khi tổ chức dạy học theo hớng này giáo viên thờng tổ chức cho các em phát hiện tri thức theo các hình thức sau.

Hình thức dạy học này sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực, sở tr- ờng của mình. Tùy theo năng lực cá nhân của từng học sinh mà giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho từng đối tợng với các mức độ khó, dễ khác nhau. Có thể in thành phiếu học tập với hai mức độ:

Mức độ 1: dành cho học sinh khá, giỏi. Mức độ 2: dành cho học sinh trung bình.

Ví dụ: Bài 24: Nớc cần cho sự sống. (Khoa học 4)

Để tổ chức cho các em nêu đợc tầm quan trọng của nớc, giáo viên có thể cho học sinh hoạt động cá nhân bằng phiếu học tập.

Phát phiếu giao việc cho từng học sinh, nội dung phiếu giao việc nh sau: 1. Con ngời cần nớc vào những việc gì?

... ... 2. Nêu vai trò của nớc trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp? ... ... 3. Em hãy thử tởng tợng xem nếu không có nớc thì con ngời và mọi vật trên trái đất sẽ nh thế nào?

... (Câu hỏi 3 là câu hỏi cá biệt hoá đối tợng học sinh). Hoặc trong cùng một nội dung phiếu nh nhau nhng đối với học sinh khá, giỏi, các em có thể trình bày đầy đủ, chi tiết hơn.

Ví dụ: Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nớc trong tự nhiên.( Khoa học 4)

Sau khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tự phát hiện ra tri thức về sự bay hơi, ngng tụ của nớc trong tự nhiên, giáo viên có thể phát phiếu cho các em hoạt động cá nhân với nội dung phiếu nh sau:

Bằng những kiến thức đã đợc học và vốn kinh nghiệm thực tế, em hãy vẽ vòng tuần hoàn của nớc trong tự nhiên theo trí tởng tợng của em?

... ... ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( ở câu hỏi này, học sinh nào có vốn kiến thức thực tế phong phú thì sẽ vẽ đ- ợc chính xác, đầy đủ).

+ Tổ chức cho học sinh TPHTT theo nhóm:

Đây là hình thức mà giáo viên cần phải sử dụng trong dạy học theo hớng “TPHTT”. Tổ chức học sinh học tập theo hình thức này sẽ tạo nên sự sinh động trong giờ học. Hình thức dạy học này không chỉ tạo cho mỗi cá nhân đợc nói lên ý kiến riêng của mình mà thông qua học nhóm, các em còn đợc bàn bạc, tranh luận để đi đến ý kiến thống nhất. Chính nhờ vào hoạt động nhóm mà tạo cho các em phát huy tính độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực tìm tòi, khám phá để tìm ra tri thức khoa học. Trong hoạt động nhóm, học sinh đợc hợp tác lẫn nhau trong giờ học. Khi tổ chức dạy học theo hình thức này, giáo viên và học sinh cần thực hiện các công việc sau:

- Giáo viên: Chia học sinh thành từng nhóm phù hợp với yêu cầu của hoạt động, đồng thời phải đảm bảo đủ đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm trong nhóm. Phát phiếu cho từng nhóm đồng thời hớng dẫn các nhóm làm việc.

- Học sinh: Chia nhóm theo yêu cầu của giáo viên. Cử nhóm trởng điều hành công việc của nhóm và cử một thành viên trong nhóm có năng lực làm nhiệm vụ ghi chép những kết quả mà nhóm đã thảo luận và đi đến thống nhất.Tiến hành thảo luận nhóm về các vấn đề học tập mà giáo viên giao cho.

Ví dụ: Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí? ( Khoa học 4)

Để giúp học sinh phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật, giáo viên có thể tiến hành nh sau:

Chia lớp thành các nhóm khoảng 6 em. Giáo viên hớng dẫn cách làm thí nghiệm, học sinh chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm dới sự hớng dẫn của giáo viên.

Cách tiến hành:

+ Các nhóm cho không khí vào đầy túi ni lông (học sinh có thể tự nghĩ cách để không khí vào đầy túi nh: mở rộng miệng túi, chạy để không khí vào rồi lấy dây chun buộc ngay lại).

+ Lấy kim đâm thủng túi ni lông. Quan sát hiện tợng xảy ra ở chỗ kim bị đâm bằng cách để tay lên đó xem có cảm giác gì.

+ Nhóm quan sát, tự phát hiện tri thức để rút ra kết luận.

+ Th kí ghi tóm tắt quá trình tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm vào giấy để đại diện nhóm trình bày trớc lớp.

(Hoặc đối với nội dung này giáo viên có thể cho học sinh làm thí nghiệm đơn giản hơn đó là dùng tờ bìa để quạt vào ngời. Quan sát hiện tợng xảy ra và nêu kết luận về tri thức vừa phát hiện đợc.)

+ Tổ chức cho học sinh TPHTT thông qua các trò chơi học tập:

Trò chơi học tập không chỉ là dùng để vui chơi giải trí đơn thuần mà còn là một hình thức học tập hiệu quả. Đặc diệt là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Trò chơi học tập có tác dụng làm tăng thêm hứng thú học tập, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tự giác, tự nhiên và tích cực. Từ đó kích thích mạnh mẽ sự tìm tòi, phát hiện tri thức khoa học ngay trong khi các em chơi.

Đối với nội dung chơng trình môn Khoa học lớp 4-5 thì lợng kiến thức các em phải tự chiếm lĩnh trong một tiết học là tơng đối nhiều. Do vậy để tổ chức tốt trò chơi học tập giáo viên cần đầu t nhiều thời gian và công sức thì việc tổ chức trò chơi học tập mới đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Ví dụ bài: Không khí có những tính chất gì? ở hoạt động 2, để giúp học sinh phát hiện ra tính chất: không khí không có hình dạng nhất định, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trò chơi “Thi thổi bóng” nh sau: Mỗi nhóm có số lợng bóng nh nhau nhng hình dạng từng bóng lại khác nhau. Sau một thời gian nhất định để thổi bóng, các nhóm quan sát hình dạng bóng đã thổi của từng nhóm và trả lời câu hỏi: không khí có hình dạng nhất định không? Từ những hình dạng

khác nhau của bóng, học sinh có thể rút ra kết luận: không khí không có hình dạng nhất định.

Bớc 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả TPHTT sau từng nhiệm vụ học tập:

*Hoạt động của giáo viên:

- Sau khi đã có kết quả tự phát hiện của cá nhân hoặc của nhóm mình, giáo viên yêu cầu các cá nhân hoặc nhóm báo cáo kết quả tự phát hiện tri thức. Đồng thời yêu cầu các cá nhân, các nhóm khác bổ sung, góp ý để hoàn thiện kết luận sau từng nhiệm vụ học tập.

* Hoạt động của học sinh:

Tùy thuộc vào yêu cầu của giáo viên về hình thức hoạt động của từng nhiệm vụ, học sinh báo cáo kết quả tự phát hiện theo hình thức cá nhân, hay đại diện nhóm.

Đối với học sinh thì đây là công việc rất quan trọng và cần thiết vì trong các nhiệm vụ học tập có mối liên quan mật thiết, logic với nhau về mặt nội dung. Học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ trớc sẽ tạo điều kiện và sự hứng thú, tự tin để các em có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tiếp theo trong chuỗi các hoạt động của tiết học.

Học sinh đợc thay đổi hoạt động học tập, khi thì hoạt động cá nhân, khi thì hoạt động theo nhóm, lúc thì đợc thảo luận, đánh giá kết quả của mình và của bạn. Điều đó tránh đợc tình trạng học tập đơn điệu, kéo dài mà ngợc lại làm cho giờ học trở nên sôi động, nhẹ nhàng hơn.

Bớc 5: Giáo viên hớng dẫn học sinh hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của bài học.

* Hoạt động của giáo viên:

- Sau khi kết thúc các hoạt động, giáo viên tiến hành cho học sinh hệ thống lại các kiến thức đã đợc học trong tiết học đó, nhằm khắc sâu lợng tri thức mà các em vừa phát hiện.

- Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh và chốt lại những kiến thức trọng tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hoạt động của học sinh:

- Rút ra những nội dung kiến thức cần ghi nhớ.

- Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ vào vở.

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tự phát hiện tri thức trong môn khoa học ở tiểu học (Trang 51 - 57)