Một số thủ pháp nghệ thuật khác

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata (Trang 91 - 107)

3.3.1. Thủ pháp dòng ý thức

Thuật ngữ Dòng ý thức do nhà tâm lý học W.James đưa ra cuối thế kỷ XIX trong tác phẩm Nguyên lý tâm lý học. Ông cho rằng, ý thức là một dòng chảy, dòng

sông trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, “phi logic”. Một số nhà văn phương Tây đã dựa trên cơ sở của phân tâm học Freud, thuyết trực giác của H.Begson và đặc biệt là tâm lý học cơ năng của W.James để sáng tác các tác phẩm “biểu hiện dòng ý thức, xem đây mới là cái chân thực của đời sống con người, mạnh dạn phơi bày các hoạt động và bí mật của nội tâm…tạo ra nhiều thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, thời gian đồng hiện, hoà trộn thực hư, hiện tại, quá khứ, tương lai” [25, 107]. Sử dụng thủ pháp dòng ý thức giúp nhà văn đi sâu vào nội tâm của nhân vật, dùng thế giới chủ quan và trực giác để biểu lộ những biến động tâm lý đầy phức tạp, đầy sự chiêm nghiệm của cả ý thức và vô thức của con người. Đây là cách hiệu quả nhất để đi sâu khám phá, thể hiện đời sống nội tâm nhân vật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bản ngã của nhân vật được bộc lộ.

Trong văn học châu Á, dòng ý thức cũng được thể nghiệm thành công với một số tác phẩm của R.Tagore, Y.Kawabata, H. Murasaki…và cũng là ảnh hưởng rõ nét nhất của chủ nghĩa hiện đại với các nhà văn Nhật Bản. Trong bài Yasunari

Kawabata giữa dòng chảy Đông – Tây Đào Thị Thu Hằng cho rằng, “không thể

xem Kawabata là nhà văn dòng ý thức nhưng nhiều đoạn tái hiện tâm lý nhân vật của ông chắc chắn đã có sự có mặt của kỹ thuật này. Ngoài một số biểu hiện của văn phong dòng ý thức trong các truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay hay tiểu thuyết Tiếng rền của núi, Cố đô thì Người đẹp say ngủ là tác phẩm tiêu biểu của Kawabata trong lĩnh vực này” [35, 1095 - 1096]. Tuy nhiên về bản chất, có thể còn xuất phát từ sự tương đồng trong cách cảm nhận và quan niệm của Kawabata - Thiền - chủ nghĩa hiện đại phương Tây. Bởi vì, về cơ bản người tu Thiền cũng luôn cố gắng tạo ra một dòng chảy liên tục, không bị gián đoạn, thoát ly ngoại cảnh để có thể chiếm lĩnh bản chất sự vật bằng trực giác chứ không thông qua hoạt động duy lý. Chính vì thế, Y. Kawabat đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cách

viết dòng ý thức để đạt hiệu quả cao nhất. Ông không để ngòi bút miên man theo tâm trạng của nhân vật xoá hết ranh giới câu chữ, chỉ có mạch kể không theo trật tự tuyến tính truyền thống mà theo tâm trạng nhân vật. Xây dựng các nhân vật nữ, thủ pháp dòng ý thức được Kawabata sử dụng theo hai hướng: thứ nhất, dùng dòng ý thức một cách trực tiếp để khám phá nội tâm nhân vật như với trường hợp Otoko trong Đẹp và buồn, Chieko trong Cố đô; thứ hai, dòng ý thức được dùng để khắc hoạ thế giới nội tâm của các nhân vật nam – “những lữ khách đi tìm cái đẹp” để rồi qua đó hình bóng của “người đẹp” được lọc qua cái nhìn chủ quan của họ tạo nên những ấn tượng sâu sắc và đậm nét nhất. Dù mức độ vận dụng và hiệu quả đối với từng nhân vật, từng tác phẩm khác nhau, nhưng chúng ta có thể thấy rõ các biểu hiện của thủ pháp dòng ý thức trong từng tác phẩm: thời gian đảo lộn và dung hợp, những tình tiết liên tưởng tự do và nhảy cóc, sử dụng nhiều loại độc thoại nội tâm theo kiểu phân tích tâm lí nhân vật.

Trong tác phẩm Đẹp và buồn, dòng ý thức không được tập trung vào một nhân vật chính như ở Xứ tuyết, Tiếng rền của núi, Người đẹp mê ngủ, Ngàn cánh

hạc mà đồng thời được vận dụng đối với hai nhân vật là Oki và Otoko. Do đó ta có

cái nhìn soi chiếu về nhân vật Otoko một cách đặc biệt kỹ càng từ ba luồng khác nhau: hiện thực cuộc sống của Otoko, Otoko qua dòng ý thức của Oki và Otoko qua dòng ý thức của chính cô. Chính vì vậy, ta có được cách nhìn nhận đánh giá nhân vật một cách sâu sắc và toàn diện. Trong dòng ý thức của Oki, Otoko lại được phản ánh qua hai lần phản ánh với ba thời điểm khác nhau, một Oki khi ba mươi mốt tuổi, một Oki tác giả của cuốn truyện Cô gái mười sáu và một Oki của hiện tại, sau hơn hai mươi năm xa cách nhìn nhận lại Otoko và mối tình của hai người. Thời gian hiện tại bắt đầu từ chuyến đi của Kyoto của Oki để nghe chuông giao thừa và để tìm gặp lại Otoko, đây cũng chính là chuyến “hành hương về quá khứ”, không chỉ với hai người mà với cả các nhân vật khác. Đan xen giữa sự phát triển tuyến tính của thời gian hiện tại là từng mảng quá khứ hiện lên qua sự gợi nhắc của hiện

tại, qua dòng ý thức của Oki và Otoko. Đối với Oki, 7 lần hồi tưởng thì 6 lần về mối tình với Otoko. Lúc thắt cà vạt ông nhớ lại chuyện Otoko thắt cà vạt cho ông “ông xúc động vì cái trẻ cái đẹp của người con gái nhỏ. Sững sờ vì nét dung nhan mỹ miều quá sức tưởng tượng” [35, 815], lúc nghe âm thanh sầu não của tiếng còi tàu như tiếng trẻ sơ sinh khóc ông hồi tưởng lại cảnh Otoko sinh con “dung nhan dị dạng vì đau thương”, ngồi chờ cô trong khách sạn cả ngày Oki nghĩ lại khi Otoko theo mẹ dọn đi Kyoto ông “cảm thấy hổ thẹn và tội lỗi vì đã xáo trộn đời nàng” nhưng giờ ông lại tự hỏi “có thực sự là nàng và ông đã vĩnh biệt nhau không…phải chăng hai người thật ra chưa từng chia tay” [35, 821], khi ngắm bán thân Keiko ông chạnh nghĩ chưa bao giờ thấy Otoko mãn khai, ăn gói đồ ăn nguội Otoko gửi ông nhớ lại “tình yêu tuyệt vọng đam mê tha thiết của cô gái nhỏ”, hồi tưởng lại cảnh Otoko vào nhà thương và lời cầu xin của bà mẹ, rồi hai mẹ con đi Kyoto và lần cuối cùng khi nghĩ đến chuyện viết văn ông hồi tưởng lại câu nói của cô “anh phải bạo dạn lên chứ”, nhớ khi xuất bản cuốn truyện và cơn ghen của Fumicô. Qua đó cho ta thấy dù nhìn từ góc độ nào thì hình ảnh và mối tình của Otoko trong tim Oki vẫn vẹn nguyên qua bao thử thách của cuộc đời và thời gian là “cô gái trong trắng đam mê”, “người đàn bà lý tưởng”, “có nữ tính phi thường, một người đàn bà của thế giới đàn bà” [35, 894]. Phần sau dường như sự hồi tưởng quá khứ đã được chuyển giao sang Otoko. Có điều khác biệt ở đây là các hồi tưởng của Oki thường có nguyên cớ rõ ràng và thường ngắn gọn, còn với Otoko 6 lần gợi nhớ về quá khứ nhưng các hình ảnh, sự kiện nối tiếp nhau tái hiện nhiều khi chẳng liên quan gì đến nhau cả. Đặc biệt, khi ngồi với Keiko trên sân thượng trà thất Ofus kéo dài 17 trang nhưng hiện tại không đầy năm trang còn lại Otoko hồi tưởng lại quá khứ với nhiều sự kiện, đối tượng và thời điểm khác nhau. Nếu ở các tác phẩm khác, dòng ý thức có tác dụng rõ rệt với việc hình thành cốt truyện và kết cấu tác phẩm thì ở Cố đô thủ pháp dòng ý thức có tác dụng lớn nhất là khắc họa nội tâm nhân vật Chieko. Và nếu như ở các tác phẩm khác dòng ý thức “mạnh dạn phơi bày các hoạt động và bí

mật của nội tâm” nhân vật thì ở đây tác giả lại chú trọng bám sát vào cảm giác, liên

tưởng, suy tư của Chieko trước mỗi lời nói, sự việc, đối tượng thường mới tiếp xúc.

Quá khứ vẫn được đan xen, hồi tưởng nhưng với dung lượng rất ít và chỉ mang tính chất gợi nhắc và khắc sâu tình cảm của nhân vật chứ không phải là những tình tiết quan trọng làm nên cốt truyện. So với các nhân vật nữ khác trong tiểu thuyết Kawabata, Chieko là người có “quan hệ xã hội” rộng nhất, gặp gỡ nhiều người ở nhiều không gian khác nhau nhưng điều đó không có nghĩa là nàng không cần suy tư. Ngược lại, sự giao lưu đó chính là những tác nhân để thế giới nội tâm của nàng có dịp bộc lộ. Ngồi ngắm khóm hoa trên cây phong, nàng suy tưởng về sự tồn tại của chúng, về pho tượng cạnh đó, nàng liên tưởng “những đoá hoa phía trên pho tượng chính là trái tim của Đức bà Maria đồng trinh” [35, 582]. Khi gặp Naeko tâm hồn nàng ngổn ngang với bao suy tư, cảm xúc: ngạc nhiên, “bỗng muốn ôm chầm lấy cô ta”, “có cảm giác trái tim mình bị bóp nghẹt” nghĩ về linh hồn người cha, “lòng nàng ngổn ngang bối rối” [35, 653], “cảm giác lo âu không cắt nghĩa nổi càng xâm chiếm lòng nàng dữ dội hơn”. Điều đặc biệt là tác giả còn đi sâu vào thế giới vô thức của nàng bằng hai giấc mộng tuy ngắn nhưng lại có ý nghĩa lớn như là sự linh cảm về những điều quan trọng sắp xảy ra với nàng, liên quan đến người nàng vừa gặp. Đó là giấc mơ ngay tối hôm Chieko đi ngắm thông liễu ở Bắc Sơn và gặp cô gái giống mình “nhưng trong mộng sự giống nhau này khiến nàng quan tâm hơn rất nhiều so với sự thực lúc ở dưới làng. Cuối giấc mộng nàng đâm hụt chân ở đâu đó xuống cái màn tối màu lục... Do đâu mà có nó nhỉ? Có thể là, do cánh rừng thông liễu trên Bắc Sơn chăng?” [35, 643]. Bằng sự nhạy cảm tâm hồn, nàng đã linh cảm được mối quan hệ gia đình và cái chết của cha đẻ. Sau cuộc gặp và đi xem cá chép với Riuxuke, Chieko mơ thấy “những con cá chép muôn màu vẻ xúm lại trước mặt Chieko lúc ấy ngồi trên bờ ao, chúng chồng chất lên nhau, một số con thậm chí còn ló đầu lên khỏi mặt nước”. Phải chăng đây là điềm lành báo hiệu tin vui của một tình yêu bắt đầu chớm nở. Bởi sau buổi ăn tối cùng Riuxuke,

nàng đâm ra tư lự “do những nỗi xúc động nào đấy gây nên”, lời anh ta nói vẫn làm tim nàng xốn xang như trước, “khi Riuxuke bắt chuyện với Chieko, đúng là nàng ngừng thở” [35, 719]. Qua dòng ý thức, Kawabata đã khéo léo thể hiện một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm, nặng suy tư sau vẻ ngoài của “một tiểu thư hạnh phúc”, mọi việc trong tư tưởng, tình cảm đều hết sức rõ ràng đồng thời ta hiểu rõ tấm lòng người mẹ bao la, nhân hậu, nhạy cảm, tinh tế của bà Xighe và vẻ đẹp khoẻ mạnh, trong sáng của Naeko.

Ở các tiểu thuyết khác, các nhân vật nữ hiện lên qua dòng ý thức của các nhân vật nam vì vậy họ mang những dấu ấn đặc biệt. Trong Xứ tuyết, Komoko và Yoko đều hiện lên với vẻ đẹp cực kỳ quyến rũ, trong sự đấu tranh giằng xé của Shimamura, trong sự đối sánh khi nhìn Komako thì gợi nhớ Yoko và ngược lại, hai vẻ đẹp đó vừa tương đồng ở vẻ đẹp thánh thiện, quyến rũ đồng thời lại có khi tương phản nhau, để làm nổi bật nhau hơn. Ở Ngàn cánh hạc ấn tượng về bốn nhân vật nữ trở đi trở lại và thay thế nhau trong dòng ý thức của Kikuji với những nét đặc trưng nổi bật: Chikako ám ảnh cuộc đời Kikuji bởi cái bớt xấu xí và cảm giác ghê tởm; Yukiko là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh sáng, của tinh thần với ngàn cánh hạc tung bay; bà Ota ám ảnh Kikuji bởi vẻ dịu dàng, hơi ấm nồng nàn, sự mềm mại và Fumiko từng gợi nhắc cho chàng về hình bóng của bà mẹ cuối cùng là vẻ đẹp đích thực trong sáng, đầy đau khổ của nàng. Với Tiếng rền của núi, chị gái bà Yaxuco, bà Yaxuco, Kikuko, Fuxaco, Ayco, Kinu, Iked và cả Xatoco mỗi người đều có dấu ấn riêng qua dòng ý thức của Singo. Đặc biệt trong Người đẹp mê ngủ thế giới phụ

nữ hiện lên hết sức phong phú, đa dạng, đầy ấn tượng qua dòng ý thức của Eguchi, rõ ràng nếu không vận dụng vận dụng thủ pháp này thì chắc chắn không thể nào đạt được sự thành công như thế.

Có thể nói, thủ pháp dòng ý thức đã mang lại hiệu quả bất ngờ cho việc biểu hiện thế giới nội tâm và khắc họa nhân vật của nhà văn. Bởi những bí mật sâu kín nhất trong tâm hồn phong phú, phức tạp, chất chứa nhiều ẩn ức của mỗi người đã

được bộc lộ một cách tự nhiên nhất thông qua cảm xúc, sự liên tưởng hết sức tự do. Y. Kawabata đã sử dụng thủ pháp này để chuyển tải những ý đồ nghệ thuật mới mẻ của mình, qua đó thể hiện một cảm quan hiện sinh: “con người dẫu tích cực chủ động trong cuộc sống thì vẫn là những cá thể khép kín, cô đơn, không thể chia sẻ đời sống nội tâm đầy ẩn ức với bất kỳ ai” [49,138 ].

3.3.2. Thủ pháp tương phản, đối lập

Trong văn học thủ pháp tương phản đối lập được hiểu theo một nghĩa rộng hơn nghĩa của từ: đó không chỉ là việc đặt cạnh nhau những cái “trái nhau, ngược nhau” hoặc “trái ngược hẳn nhau” mà cả những cái khác nhau ở những văn cảnh cụ thể, nhằm đem lại hiệu quả nghệ thuật. Thủ pháp tương phản đối lập được vận dụng hết sức linh hoạt với những cấp độ khác nhau như: hình tượng nhân vật, sự kiện, hình ảnh, chi tiết, giọng điệu…tuy nhiên sự trái ngược ấy phải được xét trên cùng một bình diện, theo những tiêu chí nhất định.

Đối với Nhật Bản, tương phản, đối lập dường như là một nét văn hoá, một đặc điểm văn học nổi bật. Chính vì vậy, nhà dân tộc học người Mỹ Ruth Benedict đã khái quát văn hoá Nhật Bản qua hình tượng “Hoa cúc và thanh kiếm”, còn Hữu Ngọc thì nhận xét: “Người Nhật có thể thưởng thức vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào và ánh thép sắc lạnh người của thanh bảo kiếm”. Những thành tựu lớn lao nhất của văn học Nhật Bản lại mang tính đối lập nhất: tiểu thuyết dài nhất thế giới

Truyện Genji thường được nhắc cùng với những vần thơ Haiku ngắn nhất thế giới.

Nguyên nhân của điều này thường được lý giải là do yếu tố địa lý, lịch sử, tôn giáo và con người. Trong việc xây dựng các nhân vật nữ, Y. Kawabata đã chú ý sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập với hai cấp độ: hình tượng và chi tiết.

Trước hết, ở cấp độ hình tượng nhân vật, ta thấy rõ có sự tương phản đối lập ngay trong bản thân nhân vật và sự tương phản đối lập khi đối sánh các nhân vật nữ với nhau. Trong Xứ tuyết, Komako là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Nàng vừa là người con gái truyền thống muốn bảo vệ phẩm giá, khát vọng một tình yêu bền

vững, có một gia đình để chăm sóc vừa là một người con gái hiện đại với khát vọng và chấp nhận tình yêu tuyệt đích dù không có tương lai. Sự tương phản, đối lập này trở thành cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt và thường trực trong tâm trạng Komako. Tình yêu Shimamura dành cho Komako cũng có hai mặt, vừa là tình yêu thánh thiện vừa là tình yêu đầy nhục cảm. Về bản chất sự tương phản, đối lập đó dọi chiếu vào nhau, cộng hưởng với nhau tạo nên vẻ đẹp toàn diện, sức gợi cảm, quyến rũ mạnh mẽ. Cảm giác đầu tiên của Shimamura về cô là vẻ sạch sẽ hướng tới tinh thần khiến anh muốn giữ tình bạn nhưng sau đó anh hiểu ra chính vẻ đẹp sạch sẽ đó cũng tạo nên ham muốn tột cùng nơi anh. Ở Komako còn có sự đối lập giữa ý thức và tình cảm, tình cảm lúc nào cũng vượt lên trên ý thức chính vì thế ý thức bị dồn nén, căng thẳng nên sự bất ổn, nỗi lo lắng, đau khổ luôn thường trực chỉ cần một lời nói bất cẩn của Shimamura là cô phản ứng gay gắt, quyết liệt, nhiều khi cô

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w