Những phẩm chất tinh thần của người phụ nữ Nhật Bản 1 Một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata (Trang 49 - 65)

2.3.1. Một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

Nhà nghiên cứu P.I.Smít đã đánh giá: “cảm xúc về cái đẹp, khuynh hướng chiêm ngưỡng vẻ đẹp là đặc tính tiêu biểu của người Nhật”. Van Gốc thì nhận xét

“với người Nhật, bậc hiền giả chỉ nên để tâm vào việc suy nghĩ về từng ngọn cỏ”. Điều đó cho ta thấy rõ bản chất của người nghệ sĩ trong cuộc sống đời thường của người Nhật nói chung và người phụ nữ Nhật Bản nói riêng. Chính vì thế tâm hồn họ hết sức tinh tế, nhạy cảm. Xuất phát từ thế giới nội tâm, bằng các giác quan và bằng trực giác của mình họ có khả năng nhận biết, xử lí nhanh, tinh tế đối với những tình huống, sự việc trong cuộc sống, với thiên nhiên và với con người. Tạo thành những thanh âm trong trẻo, những dư vị ngọt ngào trong cuộc sống xô bồ, hỗn loạn, mọi giá trị đều có nguy cơ bị đảo lộn.

Kikuco trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi có thể xem là kết tinh vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ Nhật Bản. Vốn là con út được chiều chuộng, nâng niu nên đi lấy chồng nàng vẫn rất thích được người khác chiều chuộng và quan tâm nhiều đến người khác. Nhưng chồng nàng lại không cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, tinh tế, đáng yêu đó của nàng. Suychi ngoại tình, khiến nàng hết sức đau khổ, chị gái của Suychi tan vỡ gia đình về sống cùng khiến cho không khí gia đình hết sức bế tắc và ngột ngạt. Nhờ sự tinh tế, nhạy cảm nàng đã phần nào xoa dịu bao mệt mỏi, u buồn cho gia đình chồng, đặc biệt là bố mẹ chồng. Nàng đã trở thành điểm tựa tinh thần cho gia đình khi tất cả đang rơi vào bế tắc. “Đối với ông Singo, Kikuco như một ô cửa sổ mà qua đó ông nhìn ra ngoài cuộc đời từ trong ngôi nhà buồn tẻ của mình” [35, 453]. Còn với bà Yaxuco thì “thú thật là nhiều lúc con bé chỉ cần nói một lời hay làm một cái gì đấy là tôi thấy thư thái, nhẹ nhõm hẳn” [35, 456]. Không chỉ thể hiện qua sự cảm nhận của ông bà Singo, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của cô được bộc lộ qua “khuôn mặt trắng xanh tinh tế”, “đôi vai đẹp hay ngúng ngẩy” và từng cử chỉ, lời nói, cách xử sự của cô trong cuộc sống hàng ngay, trong sự quan tâm, chăm sóc ông bà Singo, các con của Fuxako, trong chuyện tình cảm với Suychi và trong cách cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Ông Singo là niềm an ủi, giúp cô có nghị lực để sống: “Không hiểu ba có tưởng tượng được con cảm thấy cô đơn như thế nào khi thiếu ba không?” [35, 492]. Cô chia sẻ niềm vui với ông

Singo khi đàn chim về, khi một cây nhỏ đâm chồi, sự lo lắng, sợ hãi khi nhìn thấy tóc bạc nhiều hay bỗng dưng quên cả cách thắt cravat…“Cứ nghe thấy tiếng cô mỗi sớm ngủ dậy là tâm hồn ông lại ấm áp lên vì cảm nhận thấy sự có mặt của con người” [35, 505]. Những lúc đau khổ, bế tắc chỉ cần nghe Kikuco nói Singo cảm thấy “nhẹ nhõm lạ kì”, “sự ấm áp trong lòng lan cả lên mặt. Thành phố bên ngoài bỗng trở nên sáng sủa hơn” [35, 565]. Khi ông Singo cảm thấy mình là “một người cha vô tích sự và bất lực” trước cuộc sống bế tắc của con cái, cô đã nói với ông “Con vẫn hiểu là dù không nói gì nhưng ba vẫn thông cảm với con và buồn lòng về chuyện của con. Và đó chính là điều đã giúp con sống” [35, 493]. Tình cảm, sự yêu thương của con người không phải bao giờ cũng có thể bộc lộ được bằng lời nói, mà nhiều lúc đó là sự im lặng, thấu hiểu, cảm thông chỉ bằng một cử chỉ, một nụ cười, một ánh mắt, đó chính là sự giao cảm bằng tâm hồn. Suychi kẻ bị “cái bóng ma của cuộc chiến tranh” đeo đuổi cũng là người khiến cho cô đau đớn và sợ hãi đến tột cùng nhưng cô vẫn là “một người vợ tuyệt vời” ngày càng gắn bó hơn. Không phải cô “ngốc nghếch” chẳng nhận thấy gì mà thực ra cô “cố gắng kiềm chế” “không dám bộc lộ sự ghen tuông” sợ làm Singo buồn khổ, lo lắng. Nhưng hơn hết, bằng sự nhạy cảm của tâm hồn mình cô hiểu thấu sự mất mát quá lớn trong tâm hồn của Suychi. Tâm hồn nhân hậu, tinh tế nhạy cảm của cô là nguồn suối mát lành an ủi, xoa dịu những mất mát, đau thương, mệt mỏi, bế tắc trong gia đình và khiến cho cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa hơn.

Ở tiểu thuyết Cố đô, có một điều đặc biệt là hầu như tất cả các nhân vật cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ, ngay cả Hideo là một anh chàng cục mịch vẫn có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế bộc lộ rõ qua sự cảm nhận thiên nhiên, con người. Trong đó, nổi bật là bà Xighe và Chieko. Bà Xighe là một nhân vật ít được chú ý, nhưng chính bà là hiện thân đích thực của vẻ đẹp người phụ nữ cũng như người mẹ truyền thống Nhật Bản. Sự tinh tế nhạy cảm của bà được bộc lộ rõ qua những việc lớn như hiểu rõ Chieko không muốn kế thừa, công việc buôn bán của cha mẹ, trong việc lấy

chồng của con …bà đều không muốn làm tổn thương đến con. Đến những sự thay đổi sắc mặt, thái độ của con, những chăm sóc nhỏ nhặt như thay chiếc gối đầm đìa nước mắt, ngủ cùng giường với nàng khi nàng ngủ gặp ác mộng, gỡ thế bí cho Chieko và Naeko khi bảo hai chị em lên gác…nhiều lần khiến Chieko hết sức xúc động và biết ơn sâu sắc: “Mẹ đã để ý thấy ngay từ hôm lễ Ghion con luôn có điều gì tư lự. Thậm chí mẹ định hỏi: con đã đem lòng yêu ai rồi chăng?” [35, 684]. Những sự quan tâm đó chính là tình yêu thương, tấm lòng của người mẹ hiền. Bản thân Chieko, bằng tấm lòng và sự nhạy cảm của mình đã thấu hiểu điều đó “Mẹ nhạy cảm là vậy” [35, 602], nên lúc nào nàng cũng cố gắng chăm sóc, quan tâm để không làm cha mẹ buồn lòng “mặc dù Xighe không hé nửa lời nhưng Chieko đã ngay lập tức cảm thấy mối lo lắng ám ảnh bà. Nàng âu yếm nhìn mẹ để cố làm cho bà yên tâm” [35, 685]. Nàng luôn mở rộng tâm hồn mình để đón nhận mọi âm sắc của cuộc sống, một cành hoa tím nhỏ chẳng ai để ý cũng khiến nàng bận tâm suy tư, tấm biển hiệu bong ra, tấm rèm bạc màu cũng khiến nàng nghĩ “Cảnh huống này thì đến cả anh đào nở trên chùa Heian Dgingu cũng không xua được nỗi buồn” [35, 606], nàng quan tâm và thấu hiểu mọi người nên luôn có cách cư xử tế nhị chân thành và được mọi người yêu mến, quý trọng.

Sự nhạy cảm, tinh tế thật đáng quý, nó làm cho cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn. Mọi cái nhỏ nhặt tầm thường cũng trở nên ý nghĩa nếu chúng ta biết cảm nhận nó bằng chính tâm hồn mình. Mọi khổ đau, tức giận sẽ được xoa dịu có khi chỉ bằng một ánh mắt, một lời nói, một nụ cười cảm thông và con người sống với nhau sẽ tốt hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp và đáng yêu biết bao nhiêu.

2.3.2. Niềm khát khao tình yêu tuyệt đích

Tình yêu là thuộc tính tự nhiên của con người, là ngọn nguồn của mọi niềm vui, hạnh phúc, và là biểu tượng của cái đẹp. Với phụ nữ phương Đông truyền thống tình yêu luôn gắn liền với khát vọng hạnh phúc về một mái ấm gia đình. Nơi đó họ được làm vợ, làm mẹ, được dâng hiến và được đón nhận yêu thương, chia sẻ.

Là người “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản” Y. Kawabata luôn có ý thức khám phá và tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Nhật Bản. Với ông, khát vọng thiêng liêng của người phụ nữ không gì khác hơn là tình yêu, hạnh phúc “hiền mẫu lương thê”. Các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata đều được nhận thức và thể hiện từ quan niệm thẩm mỹ ấy. Họ luôn mang trong mình niềm khát khao về một tình yêu chung thuỷ, tuyệt đối, không gì có thể lay chuyển. Vì nó, họ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn thử thách. Theo cách nói của nhân vật Kikuco “làm điều mà trái tim mình mong muốn không phải là bất hạnh” [35, 575]. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hoá duy mĩ, duy tình của người phụ nữ Nhật Bản. Trong Truyện Genji các cô gái trẻ sẵn sàng dâng hiến tình yêu, cuộc sống của mình cho chàng hoàng tử hào hoa với ý nghĩ thà trầm mình xuống biển còn hơn phải lấy một người chồng tầm thường. Một tác giả nữ say mê Truyện Genji ao ước mình được là người tình của chàng như nàng Yugao để được Genji yêu. Tiểu thư Ánh Trăng không chấp nhận lời cầu hôn nào vì không có ai xứng đáng để trao gửi tình yêu của mình. Trong Xứ tuyết hai nhân vật Yoko và Komako luôn hiện lên với niềm khát khao tình yêu tuyệt đẹp. Vẻ đẹp quyến rũ, lạnh lùng, trang nghiêm cùng nỗi cô quạnh của Yoko thể hiện trong tiếng nói, giọng cười chính tiếng nói của một trái tim yêu mãnh liệt, một tình yêu tuyệt vọng và tuyệt đích mà nàng dành cho Yukio: cô chạy bộ một mạch hai kilomet để tìm Komako rồi lo lắng, cuống cuồng, năn nỉ, cầu xin cô trở về để Yukio gặp trước lúc mất như một ước nguyện cuối cùng; Yukio mất, suốt ngày cô ở nghĩa địa để chăm nom ngôi mộ, không muốn rời xa ngay cả khi anh không còn hiện hữu trên cõi đời. Với nàng đó là tinh yêu đích thực, duy nhất. Điều đó nàng đã nói với Shimamura: “bao giờ tôi cũng chỉ săn sóc cho một người thôi…Và chẳng bao giờ tôi có thể làm như thế nữa…Không bao giờ. Không một ai” [35, 316]. Còn với Komako, ngay từ buổi đầu gặp gỡ, cô đã bị Shimamura chinh phục một cách dễ dàng. Với bản tính trong sáng, hồn nhiên, bộc trực và một cá tính mạnh mẽ cô không thể che dấu tình cảm của mình. Ý thức được

kết cục của cuộc tình với những khách du lịch chỉ lưu lại có vài ngày rồi đi, cô rất đau khổ, tự đấu tranh một cách quyết liệt với chính bản thân mình: một bên là tình cảm, một bên là lí trí, vừa muốn lao đến bên anh vừa muốn xa anh. Nhưng cuối cùng niềm khát khao mãnh liệt của con tim yêu đã chiến thắng. Cô ào đến bên anh như một cơn lốc. Mọi sự cố gắng che dấu, cưỡng lại tình cảm của mình đều bị phản bội trong tiếng gọi giữa đêm khuya vang khắp quán trọ: “Shimamura! Shimamura! Tôi không trông rõ gì nữa cả - cô gọi - Shimamura!” Tiếng gọi đã lột bỏ hết sự giả tạo, là một tiếng kêu thực sự của trái tim, là lời cầu cứu của một người đàn bà đối với người đàn ông của mình, hoàn toàn tự nhiên. Nó mộc mạc và rõ ràng đến nỗi “Shimamura thấy cực kì cảm động” [35, 242]. Đêm hôm đó, cô đã đấu tranh quyết liệt với chính mình trong sự tuyệt vọng trước tiếng gọi của tình yêu và sự khát khao được dâng hiến. Chỉ Komako mới hiểu được lòng mình: “cô khoanh tay để không cho bàn tay của Shimamura lần đến vú cô. Bỗng nhiên cô tức giận với cánh tay của chính cô vì nó đã không làm điều cô muốn, cô chửi rủa nó và cắn nó một cách độc ác”[35, 243]. Cả đêm cô không chợp mắt, “trong cơn mê sảng muốn bộc lộ cùng anh tất cả nỗi thống khổ của mình”, và “trong sự thân thiết dịu dàng muốn trao gửi cho anh thêm nữa, không giấu giếm gì, cô lại kể về cô cho anh nghe” [35, 245]. Cô nói phải về trước khi trời sáng, để không ai trông thấy nhưng rồi cứ lần lữa mãi rồi mới dứt ra về được. Sự đấu tranh quyết liệt đó chính là thể hiện một khát vọng tình yêu tuyệt đích, mong muốn một tình yêu có đích đến, có tương lai, một tình yêu đích thực chứ không phải một mối tình thoáng qua. Khi đã yêu, cô yêu hết mình và tự nguyện hiến dâng mà không đòi hỏi đáp lại một cái gì. Hơn hai năm ấy, mỗi lần gặp Shimamura, cô nói say sưa như chưa bao giờ được nói, cô kể về quá khứ của mình cho anh hiểu. Không cần Shimamura gọi, cô cũng tự đến, có khi vào hai ba giờ sáng, có khi sáng sớm. Komako sung sướng hạnh phúc khi thấy Shimamura trở lại. Komako xin nghỉ phép cả tháng để chờ đón Shimamura, chỉ trông thấy anh ở đằng xa, mặt cô đã đỏ lựng lên, không thể cưỡng lại đôi chân để không chạy theo

anh. Vừa trông thấy chiếc xe chở anh đi qua “cô lao mình đến chiếc xe hơi với bước nhảy của loài thú rừng”, cô hồn nhiên bộc lộ con người, tình yêu của mình một cách mãnh liệt, rõ nhất trong tiếng đàn samisen quyến rũ, đầy sức mê hoặc và trong suốt như pha lê như chính con người và tình yêu của cô. Komako rất sợ sự xa cách Shimamura, trong sự tuyệt vọng, buồn rầu khổ sở cô bắt anh phải đi bộ ra nhà ga giữa đêm khuya lạnh, rồi lần lữa mãi cuối cùng thừa nhận: “ Anh phải về Tôkiô. Chuyện đó không dễ dàng đối với em!” [35, 273]. “Không!..Anh không đi, anh không có lí do gì để đi cả, phải không? Cô chồm dậy như một người thức giấc đột ngột, với vẻ ngạc nhiên hơi hốt hoảng trong đôi mắt” [35, 274]. Điều đó thể hiện rõ khát vọng níu giữ tình yêu trong tuyệt vọng. Komako hiểu và đó cũng là nỗi lo thường trực trong cô: “anh sắp phải xa em và ai biết bao giờ em mới gặp lại anh?” [35, 276]. Khi đến với Shimamura cô đã chấp nhận điều này, chỉ mong muốn “anh cứ trở lại, dù năm một lần cũng được”. Komako không thể và cũng không cần che dấu tình yêu của mình nữa, nhưng trong lòng cô vẫn trăn trở, mong muốn hiểu thấu Shimamura và ngược lại muốn anh hiểu thấu tình cảm của mình: “Với em - cô thì thầm – em không hối tiếc gì. Chẳng bao giờ em hối tiếc. Nhưng em đâu phải là một người đàn bà như thế…Một cuộc phiêu lưu không có ngày mai…và không thể lâu dài…chính anh nói với em như vậy đúng không?” [35, 243]. Cô muốn anh hiểu rằng tình yêu của cô không phải là tình yêu của một geisha với một du khách, mà là tình yêu giữa một người đàn bà và một người đàn ông. Chỉ duy nhất một điều Komako lo lắng, đó là liệu Shimamura có hiểu mình không?: “Nhắm nghiền mắt, Komako dường như quanh quẩn với câu hỏi. Anh ấy có hiểu mình không nhỉ? Liệu anh có hiểu đúng mình không, có cư xử đúng với thân phận mình hiện nay không?” [35, 289]. Đó cũng chính là khát vọng muôn thuở của tình yêu.

Khát vọng mãnh liệt về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ Nhật Bản còn được Y. Kawabata thể hiện trong mối tình đẹp và buồn giữa Otoko và Oki trong

đó, nhưng Otoko tự nguyện chấp nhận với một tinh thần tận hiến: “Em bao giờ cũng sẵn sàng chết vì anh” [35, 922]. Otoko sẵn sàng làm mẹ khi mới mười bảy tuổi, tự vẫn khi bị mẹ cản ngăn. Ngay cả khi mất đứa con, phải vào viện tâm thần để điều trị, Otoko cũng quên được tình yêu cô dành cho Oki: “Mỗi khi có người đàn ông mê nàng, kỉ niệm của Oki lại trở về. Những kỉ niệm lẽ ra chỉ là kỉ niệm, lại mạnh mẽ như hiện thực” [74, 892]. Otoko sống bằng tình yêu, bởi thế “nàng không muốn quên. Nàng bám víu lấy kỉ niệm như nếu không sẽ không sống được. Có thể cũng nhờ tình yêu bền vững cho Oki mà nàng đã khỏi điên” [35, 921]. Hai mươi năm trôi qua, không hề liên lạc và gặp mặt, tình yêu đó vẫn sống trọn vẹn trong cô như mối tình Cô gái mười sáu. Đối mặt với những sự thật phũ phàng, Otoko không hề oán giận, vẫn nồng nàn một tình yêu thuỷ chung: “Cả Oki và con nàng đã rời bỏ

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata (Trang 49 - 65)