Khắc họa tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata (Trang 79 - 91)

Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học nhà nghiên cứu G.N.Pôxpêlốp viết: “Thể hiện tâm lí (psychologisme) là phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng văn học nghệ thuật. Thuật ngữ này chỉ một sự tái hiện cá thể hoá chi tiết các thể nghiệm của nhân vật trong quan hệ qua lại của chúng với nhau và trong sự vận động.”[58, 216]. Với ưu thế của nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo, văn học có khả năng khám phá và tái hiện một cách sâu sắc, tinh tế thế giới bên trong của con người.

Văn học Nhật Bản ngay từ thế kỉ X, Murasaki và Sei Shonagon tác giả của

Truyện Genji và Sách gối đầu đã quan tâm đến mảnh đất còn hoang sơ lúc bấy giờ

là “tâm lí nhân vật”. Đến Y. Kawabata - tác giả của các tiểu thuyết hướng nội - người tiếp thu có chọn lọc hai nền văn hoá Đông - Tây đã có sự kết hợp khéo léo, tài tình trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Có điều đặc biệt là 50% truyện ngắn và truyện trong lòng bàn tay của ông được kể ở ngôi thứ nhất nhưng toàn bộ tiểu thuyết của ông lại được kể bằng ngôi thứ ba. Tuy vậy, ông không trần thuật theo lối khách quan với tư cách “thượng đế thông toàn” như truyền thống mà theo xu hướng hiện đại, dịch chuyển điểm nhìn vào nhân vật để khách quan hoá tự sự và khẳng định vai trò của độc giả trong tiếp nhận văn học. Bằng một “nghệ thuật viết văn tuyệt vời và lối tư duy của một tâm hồn Nhật Bản”, ông “không bao giờ tham

gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng lại kể với tư thế của một người trong cuộc” khiến cho việc khám phá tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, hết sức chân thực mà hấp dẫn.

3.2.1. Chuyển dịch điểm nhìn trần thuật vào bên trong

Y. Kawabata được xem là một trong những tác giả tiêu biểu của khuynh hướng tiểu thuyết hướng nội thế kỷ XX. Đặc điểm nổi bật của khuynh hướng tiểu thuyết này là luôn lấy thế giới nội tâm con người làm đối tượng cho mọi khám phá kiếm tìm. Theo cách nói của R. Tagore, đó là một “hiện thực tinh thần” tồn tại bên cạnh một hiện thực khách quan của đời sống con người. Một trong những biện pháp kỹ thuật thường được các nhà tiểu thuyết hướng nội sử dụng để khám phá thế giới nội tâm con người là dịch chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong “từ thiên nhiên cho đến hành động, tính cách nhân vật đều được nội cảm hoá” (Nguyễn Văn Hạnh). Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata được khắc hoạ trước hết theo lối trần thuật này.

Trong Tiếng rền của núi, thế giới nội tâm của nhân vật Kikuco dường như được dấu kín. Người đọc chỉ có thể nhận biết phần nào qua những chi tiết ngoại hiện, như: đỏ mặt, xấu hổ, “đôi vai đẹp hay ngúng ngẩy trơ ra”, tiếng reo, những giọt nước mắt, lảng đi chỗ khác, từ chối sinh đứa con mà nàng và cả gia đình đang mong chờ, bỏ về nhà cha mẹ đẻ…Qua sự phân tích bằng cái nhìn từ bên trong: “Cô đã phản kháng thông qua việc từ chối sinh con và bỏ trốn về nhà cha mẹ, song cùng với điều đó cô đã để lộ ra mình cô đơn biết chừng nào. Vài ngày sau cô đã trở lại và lại càng gắn bó hơn với Suychi. Dường như cô cầu xin một sự tha thứ cho một tội lỗi nào đó, dường như cô đang ra sức chữa lành một vết thương” [74, 536]. Nhưng chủ yếu được hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Singo. Đây là lời Singo nói với con trai về Kikuco: “đối với Kikuco, điều đó ngang bằng với tự sát, mày có hiểu không? Nó đã huỷ hoại bản thân mình, chứ không phải là thể hiện một sự cố chấp ngu ngốc nào hết”, “Kikuco biết rõ là mẹ anh mong chờ có cháu nội. Và chính vì

thế mà nó cảm thấy có lỗi vì mãi vẫn chưa có con. Vậy mà nó đã bỏ đi đứa bé mà nó thành tâm mong đợi, và đó cũng chỉ vì anh đã chà đạp lên tâm hồn nó” [35, 510]. Trong Ngàn cánh hạc, bà Ota xuất hiện không nhiều nhưng để lại một ấn tượng mạnh mẽ. Là người phụ nữ đam mê, sống bằng tình cảm bà đã suy sụp hoàn toàn và tự kết thúc cuộc sống của mình bằng thuốc ngủ, khi cuộc sống rơi vào bế tắc. Trong cái nhìn của nhân vật Kikuji, “liệu có phải bà Ota chết vì không thể gột bỏ được mặc cảm tội lỗi? Hay vì tình yêu dằn vặt, bà đã thấy là không thể kiềm chế được? Tình yêu hay tội lỗi đã giết chết người đàn bà?” [35, 385]. Là người con, sự thấu hiểu nỗi khổ tâm của mẹ khiến cho “tâm trạng Fumikô triền miên trong xung đột. Một mặt nàng cảm thấy xấu hổ nhục nhã trước hành động mà theo nàng là “đầy tội lỗi” của mẹ, mặt khác nàng lại cảm thấy xót xa thương cảm và cảm thấy có điều gì đó thiêng liêng trong mối tình ngang trái đó” [26, 185] Thế giới nội tâm của cô được Kikuji phân tích: “Kikuji không biết là nàng đã ngầm chống đối lại Chikako hay nàng coi như cô ta không có mặt ở đây…Phải chăng sự phiền muộn của Fumiko thâm sâu quá, đến độ những lời nguyền rủa đó không đụng được đến nàng? Phải chăng cái chết của mẹ nàng đã đưa nàng rời xa tất cả những điều nhỏ nhặt đó? Hay phải chăng nàng đã được thừa hưởng bản chất của mẹ nàng, cái bản chất đó hiện cũng đang ở đó, trong nàng, cái bản chất trẻ thơ khiến nàng không thể phản kháng, dù cho sự thách đố đến từ chính nàng hay từ người khác?” [74, 412]. Bàn về nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật Komako của Y. Kawabata trong

Xứ tuyết, Donald Keenne, nhà nghiên cứu người Mỹ viết: “Nếu ông không viết

thêm một tác tác phẩm nào khác, thì hình ảnh Komako vẫn sẽ mang lại cho ông danh tiếng của một chuyên gia về tâm lí học phụ nữ” [35,1054]. Sinh ra ở xứ tuyết, Komako có một sức quyến rũ đặc biệt từ hình thể, tâm hồn, tài năng đến tính cách. Nhưng hơn hết ở nàng chính là hình mẫu của một người phụ nữ đang yêu, một tình yêu đầy nữ tính: rụt rè, e ngại nhưng mãnh liệt, đam mê đến hết mình. Đến với tình yêu nàng luôn tự ti về nghề geisha, sợ bị xem thường phẩm giá. Ý nghĩ ấy đã dẫn

tới những giằng xé trong thế giới nội tâm Komako. Nàng vừa muốn cưỡng lại tình cảm của mình lại vừa muốn hưởng trọn niềm hạnh phúc mà mình luôn khao khát. Tình cảm muốn ở lại nhưng ý thức bắt phải về, luôn lo sợ người khác biết chuyện của mình nhưng có cơ hội là chạy đến bên chàng. Nàng rất dễ bị tổn thương vì những lời nói bất cẩn của Shimamura. Y. Kawabata như đã hoá thân vào nhân vật, khám phá mọi nẻo khuất lấp trong thế giới tinh thần bí ẩn, phức tạp của người con gái đang yêu hết mình. Ông đã rất tinh tế khi để Komako bộc lộ hết những xúc cảm tự nhiên của mình trong cơn say: “Shimamura! Shimamura! Tôi không trông rõ gì nữa cả - cô gọi – Shimamura!”. Tiếng gọi đó đã lột bỏ hết sự giả tạo, là tiếng gọi của con tim, là lời cầu cứu của một người đàn bà đối với người đàn ông của mình, hoàn toàn tự nhiên, nó mộc mạc và rõ ràng đến nỗi Shimamura thấy cực kì cảm động. Từ trang 242 đến 245, tác giả đã diễn tả hết sức thành công sự giằng xé quyết liệt trong nàng, từ tiếng gọi thống thiết, đến việc chửi rủa và cắn vào cánh tay một cách độc ác vì nó không làm điều cô muốn, viết hàng chục lần tên Shimamura rồi lại đòi về nhà, trong cơn mê sảng cô nhắc đi nhắc lại “không, ồ không!... Anh chả vẫn bảo chúng ta chỉ nên là bạn đó thôi sao?”, “Chẳng bao giờ em hối tiếc. Nhưng em đâu phải là một người đàn bà như thế… một cuộc phiêu lưu không có ngày mai..” để rồi “Trong phút chốc, cô như mất hồn. Cô điên cuồng cắn lấy cắn để tay áo như còn cố đấu tranh chống lại niềm hạnh phúc, cố chối bỏ niềm sung sướng lớn lao... Rồi chợt nhớ ra một điều gì từ nơi sâu thẳm của kí ức, cô nói: - Anh đang cười em, phải không? Anh đang cười em…Đôi mắt cô đẫm lệ, cô quay đi để vùi mặt vào gối. Tiếng nức nở của cô dịu dần và chẳng bao lâu, trong một sự thân thiết dịu dàngmuốn trao gửi cho anh thêm nữa, không dấu diếm gì, cô lại kể về cô cho anh nghe”. Tất cả những lo lắng, băn khoăn, tất cả tình cảm, con người nàng được bộc lộ một cách rõ ràng đáng yêu mà cũng thật đáng thương. Tác giả đã hết sức tinh tế khi khắc họa những phản ứng tâm lí của Komako - tâm lí của người phụ nữ đang yêu. Đối với họ, khi đã yêu thì tất cả cho tình yêu, họ trở nên mạnh mẽ, bạo

dạn có khi đến mức “ghê tởm” kiên quyết không chịu về gặp mặt Yukio: “Sự lạnh lùng khô cằn của một trái tim hay ngược lại, sự say mê thái quá?” [35, 277]. Hay phản ứng dữ dội khi nghe Shimamura nhận xét mình là “một người đàn bà tuyệt hảo”: “Mắt cô rực lửa, vai cô run lên vì giận dữ, mặt đỏ nhừ. Nhưng cơn giận bừng bừng ấy lại nguôi ngay lập tức như khi nó bốc lên và nước mắt dàn dụa trên khuôn mặt tái ngắt…cô lăn lộn…đầu gục lên gối, nức nở. Khi đã khóc hết nước mắt, cô ngồi đó, đâm thờ thẫn chiếc ghim bạc xuống chiếu. Một lúc sau cô rời khỏi phòng” [35, 310]. Chỉ một khoảnh khắc thông qua việc miêu tả thái độ, hành động tác giả đã diễn tả hết toàn bộ tâm hồn, tính cách của nhân vật. Một tâm hồn cực kì nhạy cảm, luôn lo sợ Shimamura không hiểu rõ tình yêu của mình, phẩm chất của mình nên cô đã rất giận dữ, đau khổ, tuyệt vọng khi hiểu nhầm câu nói của anh. Thật không quá lời khi nói: mỗi người phụ nữ đã yêu và đang yêu đều có thể tìm thấy bóng hình của mình trong nhân vật Komako với một tình yêu hết mình, tự nguyện hiến dâng tất cả, còn những khổ đau, trăn trở lại tự mình xoa dịu, chấp nhận như con trai đau đớn cuộn nỗi đau vào trong để làm nên những viên ngọc minh châu.

3.2.2. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Ngôn ngữ nhân vật bao gồm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. Theo G.N. Pêxpêlôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học: “Lời đối thoại gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau. Lời độc thoại là lời không nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người và người. Không thể vạch một ranh giới rõ ràng đơn nghĩa, dứt khoát giữa lời đối thoại và độc thoại”. Chính vì vậy ta thấy có hiện tượng đối thoại hoá độc thoại nội tâm. Tuy nhiên chúng cũng có những dấu hiệu nhận biết từng loại nhất định. Theo Từ điển thuật

ngữ văn học độc thoại nội tâm là: “Lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình,

thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”.

Trong Văn hoá Nhật Bản và Yasunari Kawabata, Đào Thị Thu Hằng có nhận xét: “Vì tập trung khai thác cõi nội tâm của cánh mày râu này nên vô hình trung, thế giới đàn ông trong tác phẩm của Kawabata không có ngoại diện còn thế giới đàn bà thì lại thiếu vắng thế giới nội tâm” [28, 129]. Nhận xét này theo chúng tôi chỉ phù hợp với các tác phẩm như: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Người đẹp mê ngủ,

Tiếng rền của núi còn với hai tác phẩm Cố đô và Đẹp và buồn thì thật sự chưa thoả

đáng đối với hai nhân vật Chieko và Otoko. Trong Xứ tuyết, Komako chỉ một lần duy nhất độc thoại nội tâm trực tiếp “mắt nhắm nghiền, Komako dường như quẩn quanh với câu hỏi. Anh ấy có hiểu mình không nhỉ? Liệu anh có hiểu đúng mình không, có cư xử đúng với thân phận mình hiện nay không?” [35, 289] và một lần độc thoại phân thân “thế này là thế nào? Tao sẽ dạy cho mày một bài học! Đồ lười biếng! Đồ vô tích sự! Mày sẽ biết tay tao.” [35, 243] khi cô cố đấu tranh chống lại, chối bỏ niềm hạnh phúc, sung sướng lớn lao, còn lại thế giới nội tâm của cô được bộc lộ chủ yếu qua đối thoại và ngoại diện. Trong khi đó, Otoko (Đẹp và buồn) và Chieko (Cố đô) dường như ngoại hình không được tác giả chú ý khắc họa, nhưng thế giới nội tâm lại được chú ý nhiều thông qua ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt qua độc thoại nội tâm. Kết quả khảo sát cho thấy, nhân vật Otoko được tác giả chú trọng dòng ý thức - dạng đặc biệt của độc thoại nội tâm. Trải dài trên nhiều trang là những hồi tưởng, liên tưởng, suy nghĩ với 36 lần độc thoại nội tâm dưới dạng nửa trực tiếp thông qua ngôn ngữ kể của tác giả. Tác giả đã nhập vào nhân vật, bằng điểm nhìn của nhân vật để khai thác thế giới nội tâm của chính nhân vật. Chính vì thế những dòng độc thoại nội tâm ở đây không có dấu hiệu phân biệt về hình thức so với ngôn ngữ kể, tả mà thể hiện ở lời dẫn của tác giả, như: “nàng nghĩ” (12 lần), “nàng thực tình thấy”, “nàng lại cảm thấy”, “nàng ngạc nhiên”… để sau đó nêu lại nội dung: “Otoko suy nghĩ mãi lời mẹ. Lẽ nào vì thơ ngây măng sữa mà nàng đã yêu đương như vậy. Lẽ nào chỉ vì khờ khạo mà nàng đã yêu đương mù quáng” [35, 894]. Còn ở Cố đô, 35 lần độc thoại nội tâm của Chieko được tác giả phân biệt rõ ở

hình thức thể hiện đặt trong ngoặc kép, gạch đầu dòng, sau dấu hai chấm…đồng thời với các cụm từ “nàng nghĩ” 13 lần, “nàng thì thầm” 5 lần, còn lại là các trạng thái suy tư, suy lý, do dự, hồi tưởng, quyết định, đoán, hối hận, tư lự…“Tuy chúng ta là hai chị em sinh đôi đấy nhưng chắc Naeko nhận ra sự khác biệt về hoàn cảnh hiện thời của mỗi người, - Chieko nghĩ và lúng túng không biết trả lời sao - mà chính ra người ta vứt bỏ là vứt bỏ ta chứ không phải chị ấy” [35, 654]. Có khi cũng không có dấu hiệu đặc biệt phải căn cứ vào nội dung như “cuối giấc mộng nàng đâm hụt chân ở đâu đó xuống cái nàm tối màu lục…Do đâu mà có nó nhỉ? Có thể là, do cánh rừng thông liễu trên Bắc Sơn chăng?” [35, 643]. Như vậy, kiểu độc thoại nội tâm của Chieko “được truyền đạt gần như không có sự can thiệp của tác giả”. Nhưng dù thể hiện theo cách nào thì độc thoại nội tâm bao giờ cũng xuất hiện sau lời nói, sự việc nào đó nhằm thể hiện rõ thái độ, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan của nhân vật thông qua những lời tự vấn, những ý nghĩ, trăn trở, lo lắng, suy tư của nhân vật. Đó chính là con người tự đối diện với chính mình, tự đấu tranh, đối chứng với chính mình để hoàn thiện mình hơn.

Trong Đẹp và buồn, những đoạn độc thoại nội tâm của Otoko vừa là về hiện tại, nhận xét ngay vấn đề như khi nghe Keiko nói về việc trả thù Oki “Otoko nhìn trân trân cô gái. Cái miệng xinh như thế mà thốt ra những lời xấu xa hung ác thế” [35, 872] hoặc phân tích, đánh giá về cảm xúc của chính mình và hành động của người khác “Otoko mang Keiko đi ăn tiệm với ý định giảng hoà, nhưng nàng nghĩ hai người có thực sự giảng hoà được không. Keiko không thể thoả mãn với một tình thương êm đềm yên ổn. Cô gái cứng đầu đã cãi cọ với Otoko và vẫn còn hờn. Còn Otoko, nàng cảm thấy bị tổn thương khi Keiko thú nhận đã ngủ đêm với Oki ở đền Enoshima. Keiko từ xưa vẫn quyến luyến trung thành với Otoko, giờ đây trở thành đối nghịch. Cô gái lấy cớ trả thù Oki, nhưng xem ra cô ta muốn trả thù chính

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata (Trang 79 - 91)