2.1.1. Sự đa dạng của những cảnh đời
Phụ nữ là nhân vật trung tâm trong sáng tác của nhiều nhà văn. Trong lịch sử văn học Nhật Bản, người phụ nữ rất được chú trọng nhưng chưa bao giờ họ lại hiện lên phong phú, đa dạng, sâu sắc như trong sáng tác của Y. Kawabata. Ông không tập trung vào tầng lớp nào trong xã hội, mà dựng nên một bức tranh khá toàn vẹn về người phụ nữ Nhật Bản với những cảnh đời cụ thể dù mức độ đậm, nhạt khác nhau. Họ mang tính tổng hoà của các yếu tố xã hội, gia đình, truyền thống dân tộc, tính cách, hoàn cảnh …tạo nên tính chất hiện thực cụ thể, sinh động.
Trước hết, đó là những tiểu thư mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Nhật Bản, dịu dàng, đoan trang, tâm hồn thuần khiết, thanh cao như con gái nhà Innamura và Chieko. Vẻ đẹp, phong thái của Yukika còn mãi trong lòng Kikuji và người đọc. Chieko có cuộc sống đầy đủ, yên ấm trong tình yêu thương quý mến của ông bà Shige và mọi người. Tuy nhiên trong lòng nàng không nguôi dằn vặt, đau đớn khi biết mình là đứa trẻ bị bỏ rơi, cha mẹ đẻ đều đã chết từ lâu, chị em song sinh chỉ đồng ý đến nhà ở với nàng một đêm và sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
Người phụ nữ của chế độ Nhà được Kawabata thể hiện rõ trong tác phẩm
của mình, tiêu biểu là những người phụ nữ trong gia đình ông Shingo, mẹ Kikuji, bà Shige…Họ chỉ quẩn quanh với công việc bếp núc nên càng hạn chế về mặt xã hội và phụ thuộc vào nhà chồng. Nhân vật Kikuko khiến ta liên tưởng đến nhân vật Asa trong tiểu thuyết Nàng Binôdini của. R. Tagore. Họ giống nhau ở vẻ đẹp dịu dàng, tâm hồn trong sáng, ngây thơ…và chồng đều chạy theo những goá phụ. Nhưng cuộc đời của Asa đã hoàn toàn thay đổi khi cô ý thức được vấn đề, cô biết thay đổi mình, dựa vào chính mình và khi đó hạnh phúc đã trở về với cô. Còn
Kikuko dường như chưa ý thức được điều đó và ngay cả khi tác phẩm kết thúc ta vẫn chưa thấy tia sáng nào hé mở cho tương lai của cô. Đây cũng chính là cuộc đời của bao thế hệ phụ nữ Nhật Bản đằng sau danh hiệu “hiền mẫu lương thê”. Từ sau chiến tranh thế giới thư hai, đặc biệt là những năm sáu mươi đến nay, phụ nữ Nhật Bản đã ý thức rõ, đã đấu tranh và vượt lên chính mình để khẳng định và tự tìm lấy hạnh phúc thực sự cho bản thân.
Cảnh đời của những người ở tầng lớp dưới đáy của xã hội ít được Y.Kawabata chú ý khai thác nên Naeko trong Cố đô là hình ảnh hiếm hoi về người dân lao động trong tác phẩm của ông. Đây cũng là một cảnh đời đặc biệt nhất và có nhiều ý nghĩa. Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo làm nghề đẵn cây, đã phải bỏ đi một trong hai chị em sinh đôi vì người Nhật quan niệm sinh đôi là điều dở và không nuôi nổi. Sau đó cha mẹ qua đời để lại cô một mình đi làm mướn để nuôi thân. Cô lớn lên trong nỗi cô đơn, mặc cảm, trong sự dằn vặt về người chị em sinh đôi của mình bị bỏ rơi và khát khao được gặp lại. Ước nguyện thành hiện thực nhưng cô đã từ chối lời cầu hôn của Hideo, làm con của ông bà Takichiro và quyết định không bao giờ gặp lại Chieko nữa. Qua cảnh đời của Naeko giúp ta hiểu về người phụ nữ nghèo Nhật Bản. Ở họ lòng tự trọng, ý thức tự lập và tự chủ rất cao, đó là lẽ sống giúp họ vững vàng vượt qua cuộc sống vất vả, khó khăn.
Xuất hiện nhiều hơn trong tiểu thuyết Y. Kawabata là cảnh đời của những người con gái không lấy chồng, hoặc goá chồng, những người vợ có chồng ngoại tình và những geisha. Điển hình cho nỗi bất hạnh của những người phụ nữ độc thân, những goá phụ là Chikako, Otoko, Ota, Kinu, Iked… Chikako trong Ngàn
cánh hạc là một giáo viên dạy trà đạo, bị ám ảnh bởi cái bớt xấu xí, cô không lấy
chồng và người tình cũng chỉ có trong một thời gian ngắn. Cô ta trở nên nanh nọc, độc địa, luôn ghen tỵ với người khác. Nọc độc ngấm sâu trong lòng cô ta đến mức cả khi bố Kikuji chết rồi nhưng cô ta vẫn không thôi phá hoại cuộc sống của mẹ con bà Ota. Cảm nhận của Kikuji đối với cô ta là một sự ghê tởm, khinh bỉ, căm
ghét đến tột cùng. Đây là mẫu phụ nữ ít có trong tác phẩm Y. Kawabata và văn học Nhật Bản. Cuộc đời của Otoko trong Đẹp và buồn lại trải qua nhiều nỗi éo le, phức tạp. Năm mười sáu tuổi, Otoko trẻ đẹp, ngây thơ, si mê trong tình yêu với Oki – một nhà văn đã có vợ con. Bất chấp sự ngăn cản của người mẹ nàng vẫn chung thuỷ với tình yêu, nàng tự tử nhưng không chết, đứa trẻ đẻ non không sống được, bị điên loạn một thời gian...Nàng không chịu lấy chồng để sống với tình yêu và nỗi đau của mình dù mang tội bất hiếu với mẹ. Nàng thành một danh hoạ nổi tiếng và có quan hệ đồng tính với cô học sinh Keiko. Keiko quyết tâm trả thù cho nàng bằng cái chết của con trai Oki. Đó là hiện thực phũ phàng mối tình tuyệt đẹp của “cô gái mười sáu” và cảnh đời của người nghệ sỹ, một nữ hoạ sỹ nổi tiếng xinh đẹp đầy tài năng, nhưng mấy ai hiểu nổi. Số phận của bà Ota thì lại khác, chồng chết để lại một đứa con gái, nhưng với bản tính đam mê, sống bằng tình cảm bản năng, bà đến với Mitani - trong lúc ông cũng đã có vợ con - trong sự gắn kết với tình yêu trà đạo. Tình yêu đó khiến cô con gái Fumico oán hận nhưng rồi lại hết lòng yêu quý ông, có lẽ cô bé cảm nhận được rõ ràng niềm hạnh phúc mà ông Mitani đem lại cho mẹ: “Trong cơn rối loạn của cuộc bại trận, có lẽ cô gái đã hiểu mẹ cô tha thiết một cách tuyệt vọng với cha Kikuji như thế nào…Thực tế phũ phàng những ngày tao loạn đã khiến cô quên đi cái quá khứ thuộc về cha ruột mình để chỉ nhìn thấy thực tại vây quanh người mẹ goá bụa” [35, 524]. Mối tình đó sống mãi trong lòng bà Ota ngay cả khi ông đã chết và bùng cháy lên khi bà gặp lại Kikuji trong một buổi trà đạo, lôi cuốn chàng trai trẻ vào mối tình đầy mê hoặc. Nhân vật Ota khiến ta nhớ đến Anna Karênina trong tiểu thuyết Anna Karênina của L. Tônxtôi, người phụ nữ quý tộc khát khao tình yêu, bất chấp tất cả, hy sinh tất cả để được yêu hết mình, nhưng rồi tình cảm mãnh liệt đó cuối cùng không thể dung hoà được với hiện thực xã hội đương thời. Cái chết là sự lựa chọn tất yếu với nàng. Đó là bi kịch của những người phụ nữ “chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì” trong cuộc sống còn quá nhiều ràng buộc.
Hậu quả của chiến tranh đối với người phụ nữ là hết sức nặng nề. Trong tiểu thuyết Y. Kawabata, số phận họ hiện lên qua Kinu và Iked. Họ là những người vợ có chồng chết trong chiến tranh nên luôn khao khát một mái ấm gia đình. Nhưng điều đó quả là hết sức khó khăn. Iked phải gửi con cho ông bà nội, không về nhà bố mẹ đẻ, chờ đợi trong cô đơn mỏi mòn, vô vọng. Kinu thì quan hệ với Syuchi, bị đối xử thô bạo, phải đưa tiền cho vợ anh ta nạo thai…cô đã chấp nhận tất cả để có được đứa con. Đây chỉ là hai trong số hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người phụ nữ sau chiến tranh ở Nhật Bản, Việt Nam và trên thế giới.
Mẹ của Kikuji trong Ngàn cánh hạc, với bản tính hiền lành đã đau đớn, chịu đựng khi ông Mitani hết ngoại tình với Chikako đến bà Ota, hơn thế bà còn “lo lắng nhiều hơn về việc người ta có thể nghĩ ra sao về chuyện cha chàng ngoại tình” [35, 347], tìm được niềm an ủi, cảm thông, trong tình bạn với Chikako và sau cái chết của chồng không bao lâu bà cũng ra đi. Vợ Oki thì trở nên điên loạn vì ghen, đã cắn lưỡi tự tử, “mới hai mươi ba tuổi, chỉ vì sầu muộn mà tai điếc răng long” [35, 934] … Dự cảm không hay về Keiko và sự an toàn của đứa con trai là sự nhạy cảm của người mẹ, nhưng cô cũng không thể bảo vệ con mình khỏi oan nghiệt mà mối tình oan trái của người cha gây ra.
Những cảnh đời của các geisha bổ sung và là điểm nhấn cho bức tranh về phụ nữ Nhật Bản trong tiểu thuyết Y. Kawabata. Tiêu biểu là những geisha trong
Xứ tuyết và Người đẹp mê ngủ. Cuộc đời của họ gắn liền với những cuộc vui thoáng
qua, những cuộc tình mong manh, ảo ảnh với những người đàn ông nhàn rỗi, lông bông đi du lịch một vài ngày. Nghề nghiệp đã khiến cho các cô gái có cơ hội tiếp xúc với những người đàn ông mơ ước, nhưng không thể gắn kết, do đó họ khó thoả mãn với tình yêu và hạnh phúc trong thực tại. Cùng với Komako là hình ảnh của Kikyuu, một geisha đáng mến, kiếm được nhiều tiền nhất trong nhóm, được người tình xây cho một cửa hàng ăn mang tên mình nhưng cô sẵn sàng từ bỏ để được làm vợ của một người đàn ông. Nhưng cuối cùng nàng đã bị bỏ rơi, không thể trở về
với người tình, nàng ra đi. Số phận của những geisha, ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn là hết sức mong manh.
Trong Người đẹp ngủ mê, những cô gái điếm trinh trắng chỉ việc ngủ say để cho những ông già gần đất, xa trời nhìn ngắm, vuốt ve, ôm ấp để thấm thía nỗi xót xa của tuổi già hoặc để nhớ lại thời trai trẻ. Họ không chịu những tác động về tâm hồn, tình cảm, tư tưởng, họ vẫn giữ được sự trinh trắng của mình. Nhưng đó là công việc nghiệt ngã, khi cái chết có thể đến với họ bất cứ lúc nào khi phải nhiều lần uống thuốc ngủ cao liều. Có cô gái đã bị một ông già cào cấu trong cơn hấp hối rồi chết ngay bên cạnh. Một cô gái khác thì lại lặng lẽ chết mà bản thân mình cũng không hay biết.
Y. Kawabata đã giành cho người phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt, nên nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông khá phong phú, đa dạng dù có sự đậm nhạt khác nhau. Nhưng họ đều là những người đẹp bất hạnh. Bằng tấm lòng đồng cảm sâu sắc, với cái nhìn tinh tế của một nhà văn thấm đậm tình yêu con người và cuộc sống Y. Kawabata đã khám phá và thể hiện thành công trong tác phẩm của mình. Và chính điều này góp phần làm nên sức sống của tác phẩm và cho thấy tư tưởng, nghệ thuật của ông.
2.1.2. Những nhân vật nữ mang tính biểu tượng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “trong triết học và tâm lý học, biểu tượng là
khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật nào đó vào giác quan ta đã chấm dứt” [25, 23]. Như vậy biểu tượng vừa có tính trực quan vừa có tính khái quát, là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. "Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp...Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc của
một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn vừa khái quát được bản chất của một hình tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời..." [25, 24]. Theo C.G. Jung, “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi chúng ta là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta.” [20, 291]. Như vậy, về bản chất mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật, mỗi nhân vật là một biểu tượng. Komako là vẻ đẹp của người con gái xứ tuyết, sự hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên, khỏe khoắn, đam mê, với tình yêu mong manh của cô gái seigha; Yoko là vẻ đẹp tinh thần không thể với tới; Kikuco là vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ, tâm hồn tinh tế với nỗi đau của cái đẹp không được cảm nhận đúng giá trị; Ota là vẻ đẹp dịu dàng giàu tính nữ với khát vọng tình yêu mãnh liệt...
Nhân vật Yuoko trong Ngàn cánh hạc, gắn liền với hình ảnh chiếc khăn thêu hình cánh hạc là biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản. Hình ảnh con hạc tượng trưng cho sự thanh cao trong quan niệm của người phương Đông. Không phải vô cớ mà Y. Kawabata lấy hình ảnh “ngàn cánh hạc” làm tiêu đề cho tiểu thuyết này. Cô Yuoko chỉ thấp thoáng xuất hiện trong tác phẩm, qua lời giới thiệu của Chikoka: một cô gái “không biết tý gì về cái gọi là tân thời”, “trên đời này chỉ có một cô Yukiko thôi. Cậu không có cách gì tìm lại một cô Yukiko thứ hai nữa, dù cho cậu có sống cả một đời để chỉ tìm ra cho bằng được cô ta.” [35, 417] và qua cảm nhận của Kikuji “trông thật xinh, cô ta mang một cái túi nền hồng đào có in hình những cánh hạc rập rờn màu trắng” [35, 344) “Đôi mắt và hai gò má của Yukiko thuộc loại hoài niệm trừu tượng, như ấn tượng về ánh sáng” [35, 417]. Hình ảnh ngàn cánh hạc xuất hiện hầu hết trong mỗi lần nàng xuất hiện (10/12 lần) trong cảm nhận và trong tâm tưởng của Kikuji và những lần đó thường là những lúc chàng đối diện với cái xấu, cái ác, cái nhỏ nhen, ích kỷ. Vẻ đẹp và tính cách của
nàng toát lên từ sự im lặng, ít lời “có lẽ tính cách hướng nội của Innamura cũng là thiên tính chung của người phương Đông” [28, 159]. Đó cũng là tinh thần của trà đạo - nơi để con người tĩnh tâm trong sự tĩnh lặng. Nàng đang chìm đắm trong không gian trà đạo của riêng mình mà không hề bận tâm đến những toan tính, thái độ, quan hệ của những người xung quanh. Chính vì thế nàng “bỗng trở nên đẹp lạ thường, nàng bỗng nổi bật lên những mẩu chuyện nhỏ nhen của người đàn bà đứng tuổi đang vây quanh chàng kia” [35, 350]. Nàng là biểu tượng đích thực cho linh hồn trà đạo còn vương lại một cách nguyên vẹn. Người duy nhất còn gắn bó với trà đạo bằng tâm hồn, nàng học trà đạo say sưa, nghiêm túc, thực tập hết sức tự nhiên, nhẹ nhàng, tổ chức nhóm ba người để tự thực tập. Nàng chính là vẻ đẹp tinh thần truyền thống, gắn liền với tinh thần trà đạo hết sức trừu tượng mà cũng rất cụ thể. Vì thế, Y. Kawabata đã sử dụng nghệ thuật ấn tượng đầy tính trừu tượng để thể hiện vẻ đẹp đó, vẻ đẹp của ánh sáng tinh thần hiện hữu trong mỗi người, mỗi sự vật nhưng lại không thể dễ dàng nắm bắt được. Vẻ đẹp đó chỉ có thể tồn tại cùng với sự chân thực và cái tâm trong sáng.
Gần gũi với vẻ đẹp của Yukiko là Yoko trong Xứ tuyết. Nàng là biểu tượng của vẻ đẹp tinh thần trong sáng thuần khiết mà xa vời không thể với tới. Vẻ đẹp của nàng được thể hiện qua vóc dáng, bằng đôi mắt hút hồn…đặc biệt là giọng nói vang và trầm sâu. Vẻ đẹp đó tạo ấn tượng mạnh đối với Shimamura ngay từ cuộc gặp gỡ trên chuyến tàu về xứ tuyết qua tấm kính toa tàu trên nền trời tối của màn đêm. Điều này xuất phát từ quan niệm về chiếc gương soi của người Nhật và