Và bao trùm, xuyên suốt tập truyện là quan điểm về cái đẹp của tác giả: Cái đẹp là một sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách

Một phần của tài liệu Nhân vật nho sĩ cuối mùa trong vang bóng một thời của nguyễn tuân (Trang 47 - 51)

tác giả: Cái đẹp là một sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách

Nguyễn Tuân từng đợc coi là nhà văn của quan niệm duy mỹ, là môn đồ của thuyết "Nghệ thuật vị nghệ thuật". Khát vọng mà nhà văn muốn vơn tới và thể hiện trong tác phẩm của mình là cái đẹp. Ông chú ý chắt chiu làm giàu cho vốn từ tiếng Việt. Trong suốt cuộc đời mình Nguyễn Tuân không ngừng tìm kiếm, khám phá thể hiện những nét đẹp của truyền thống dân tộc, của quê hơng đất nớc

Và cái đẹp mà Nguyễn Tuân xây dựng luôn là một sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách. Điều này đợc thể hiện rõ nét trong loại hình nhân vật nhà Nho tài tử. Họ là những nhà Nho không vớng bận với thân phận thần tử nhng vốn là ngời có tài và có tâm, họ muốn phụng sự cuộc đời với cái tài và cái tâm đó. Kết hợp với thiên lơng trong sáng của nhà Nho chân chính vẻ đẹp của họ toả sáng trong xã hội loạn ly lúc bấy giờ. Điển hình cho vẻ đẹp này là nhân vật Huấn Cao trong Chữ ngời tử tù. Đúng là một vẻ đẹp hài hòa kết hợp giữa ba yếu tố cái tài, cái tâm và khí phách.

Kết luận:

Con đờng nghệ thuật của Nguyễn Tuân thật không đơn giản, ông đã phải vật lộn và vơn lên để có thể tự khẳng định đợc mình. Giờ đây mọi ngời đều nhận thấy " Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật".

Trớc cách mạng Nguyễn Tuân bất bình với xã hội đơng thời, mà không chỉ Nguyễn Tuân, những nhà văn nhà thơ tiến bộ đơng thời cũng thế không làm đợc cách mạng họ tìm cho mình một lối thoát, thoát ly xã hội, theo khuynh hớng lãng mạn. Họ đề cao cái tôi cá nhân của mình. Nhng mỗi nhà văn nhà thơ lại có những cách thoát ly riêng, đề cao cái tôi cá nhân của mình ở mức độ khác nhau. Nguyễn Tuân tỏ rõ thái độ bất hoà, thái độ phản ứng với xã hội bằng cách đề cao cái ngông nghênh kiêu bạc- một "cái tôi lập dị, ngang bớc đi lù lù giữa cuộc đời và ném đá vào những kẻ xung quanh" các nhân vật của ông là những nhà Nho cuối mùa tài hoa, tài tử, bất đắc chí. Nguyễn Tuân chỉ thấy một mình mình hay chỉ thấy những con ngời nh mình mà những con ngời nh mình lại không có trong cuộc sống hiện tại, chỉ có thể tìm về quá khứ

Vang bóng một thời vẽ lại một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng, đợc thể

hiện qua loại hình nhân vật Nho sĩ cuối mùa với vẻ đẹp độc đáo của nó.

Nh vậy có thể nói do xã hội tạp nham ô hợp bấy giờ mà Nguyễn Tuân ngày càng hòai nghi chán nản bất hòa với thực tại. Nguyễn Tuân cũng nh bao nhà văn khác lựa chọn con đờng nghệ thuật - một mảnh đất "màu mỡ" để tung hòanh. Đứng trên đỉnh cao của cái đẹp tài hoa mà Nguyễn Tuân đã dựng lên cho mình một thế giới nghệ thuật riêng trong. ở đó ông đã dày công khắc hoạ thế giới nhân vật đối lập hòan toàn với thực tại, đó là những lớp Nho sĩ cuối mùa nh cụ Nghè, cụ Phủ, những con ngời đã già nua tuổi tác, những con ngời tài hoa nghệ sĩ nh Huấn Cao…Họ ít nhiều có tính chất bảo thủ, cố giữ gìn vẻ đẹp, giá trị

cổ xa. Những con ngời đó tồn tại trong một không gian xa xa, khó có thể tìm thấy ở hiện tại. Vang bóng một thời đã làm sống lại nét đẹp thời phong kiến suy tàn. Có thể nói trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân dờng nh cố quên đi cái hiện thực mà ông đang sống, cái hiện thực mà theo ông nó đầy rẫy những xấu xa, bon chen, đố kỵ. Nguyễn Tuân cũng hiểu rằng cái thời dó đã qua đi không bao giờ trở lại. Trong những thú chơi của ngời xa có phần cầu kỳ, mang một cái gì trang trọng, một thứ đạo, một thứ lý tởng sống, trong đó ngời ta quên đi bao nhiêu chuyện to lớn trong cái xã hội tối trời tối đất trong chuỗi ngày dài nô lệ.

Thực ra trong Vang bóng một thời ngoài cái lãng mạn tiêu cực vẫn ánh lên t tởng tiến bộ, tinh thần dân tộc đáng qúy.

Nguyễn Tuân ngay từ ngày đầu cầm bút đã gặp không ít khó khăn, bởi một xã hội hỗn loạn, ông đâm ra chán nản và tự đẩy cái tôi của mình lên nh để thách thức, chống trả lại xã hội, hớng mình đi theo cái đẹp đang mời gọi, dù có phải dựng cả quá khứ lên mà tìm bới. Âu cũng không có gì lạ, vì nơi đó ông mới tìm thấy những ngời "tri âm"...

Nhân vật Nho sĩ cuối mùa trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân cho đến nay vẫn hãy còn "vang bóng" và đang chờ đợi một sự tìm tòi nghiên cứu công phu ở tầm quy mô hơn nữa. Những cố gắng của chúng tôi ở đây có lẽ cũng mới chỉ là bớc đầu.

tài liệu tham khảo:

1. Phan Cự Đệ, (1971), Đọc lại "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Trần Đình Sử, (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Đình Hợu, (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb văn hoá thông tin.

4. Thạch Lam, (1940), Đọc"Vang bóng một thời" - Ngày nay, số 2/2 ngày 15/6 5. Tôn Thảo Miên, (1998), Nguyễn Tuân tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục 6. Nhiều tác giả, (2001), Văn học 11, Nxb Giáo dục.

7. Nhiều tác giả, (2001), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo dục.

8. Phan Ngọc, (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

9. Vũ Ngọc Phan, (1992), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học .

10. Vũ Tiến Quỳnh (1992), Phê bình văn học Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nxb tổng hợp Khánh Hòa.

11. Trần Đình Sử, (1999), Mấy vấn đề thi pháp học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Tuân, (1988), Vang bóng một thời, Nxb Văn học, Hà Nội.

13. Trần Ngọc Vơng, (1999), Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh

khoa ngữ văn ---

Võ Thị Thắm

Một phần của tài liệu Nhân vật nho sĩ cuối mùa trong vang bóng một thời của nguyễn tuân (Trang 47 - 51)