Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật.

Một phần của tài liệu Nhân vật nho sĩ cuối mùa trong vang bóng một thời của nguyễn tuân (Trang 39 - 42)

Hành động là việc làm cụ thể của nhân vật. Nguyễn Tuân thờng thông qua hành động để khắc hoạ tính cách nhân vật. Hành động của nhân vật không những là yếu tố cần thiết mà còn là yếu tố không thể thiếu để thúc đầy diễn biến

của cốt truyện những hành động đợc miêu tả phải có ý nghĩa trong việc thể hiện đặc điểm phẩm chất tính cách của nhân vật.

Ta bắt gặp hành động của các nhân vật nh cụ ấm, cụ Sáu trong cách thức pha trà rất cầu kỳ cẩn thận, pha trà cho mình cũng nh pha trà mời khách đều bỏ vào đấy rất nhiều công sức (Chén trà trong sơng sớm) . Cụ sáu với lối pha trà, cách thức rất sành cho đến khi thất thế lỡ vận đã đem chiếc ấm đất quý hiếm xuống bán: "Kỳ đầu cụ bán thân ấm dù có rẻ, nhng kỳ sau cụ lại đem bán nắp ấm với giá đắt vẫn có ngời mua và theo cụ lối bán hàng này là một cao kiến".

Trong Đèn đêm thu ta thấy hai bố con ông Thởng và ông Cử Hai đua nhau làm đèn kéo quân cho con trẻ chơi trong đêm trung thu mới thật sáng kiến làm sao, đó là lối diễn tích Phù Sai - Tây Thi "công việc chẳng có gì mà cũng mất hơn mời hôm". Ông cử Hai tìm những mẫu nén bạch lạp rất to cháy dở còn thừa lại trên đầu các đèn nến thiếp sông Ngân nơi bàn thờ. Và đi lục lọi thêm những mẩu khác cho đủ … Cho đến khi công việc làm đèn xong. Ngày đầu tháng tám ông Cử đa đèn ra thử … Qua công việc làm đèn của hai nhân vật ta thấy tác giả rất chú ý đến cách thức làm đèn, làm trò chơi rất ngộ nghĩnh. Và cũng qua đó ta thấy đợc sự nhàn tản, không vớng bận với đời của các nhà Nho khi đã vào buổi "xế chiều". Hành động của nhân vật trong truyện nh khơi dậy trí tò mò về cái tích Phù Sai - Tây Thi trong lịch sử Trung Quốc.

Trong truyện Thả thơ tác giả miêu tả hành động của cụ Nghè Móm soạn sửa các tập thơ cổ từ lâu không dùng đến: "Bắt đầu từ hôm ấy, những tập thơ cũ đợc giũ lớp bụi ngầu và ra khỏi nép sách sơn son. Cụ Nghè Móm nghiền ngẫm lại tập thơ của ngày xa… Đờng thi, Tống thi, Minh thi, đọc đến một bài, đọc hết một câu, gặp một chữ đột ngột cụ ngừng lại, ghé mắt vào mặt chữ nhỏ nh con kiến cụ vắt tay lên trán nghĩ ngợi và lẩm nhẩm…". Đó là công việc của một ngời

đã luống tuổi , của một nhà Nho đã có một thời vàng son, nay trở về với lối chơi cao nhã vui trí tuổi già.

Hay ở truyện Ngôi mả cũ tác giả đã qua lời nhân vật cậu Chiêu để kể lại những hành động đẹp của ông cụ Hồ Viễn nổi tiếng là một con ngời tài giỏi cả trớc đây và hiện tại "Giới chiều đứng nắn bầu nẩm cho cụ Hồ, cậu Chiêu thấy có hứng thú. Vì cậu đã bắt đầu thấy mến đợc ông già Hồ. Trớc kia cỡi ngựa đánh cờ cầm tay, bắn súng, bây giờ đi phân phát hạnh phúc bằng cách tìm cách để mả cho những kẻ thất thế, vào lúc nhàn rỗi thì uống một đôi rợu của những kẻ biết nhớ ơn mình… ". Đó còn là một con ngời thích những con ngời trung hậu, văn hoa nh cô Tú, cậu Chiêu "cậu rồi ngày sau khá. Cứ lối đánh cờ của cậu cũng đợc một phần cái tơng lai của cậu,nhiều nớc cờ bắt bóng, chiếu cứ có tài tử lắm. Tôi nghiệm ra cậu không hay rình bắt bí. Đáng để ý là lối xuất quân, cậu đánh mấy ván đều vào pháo đầu cả. Ngời hào hùng bao giờ cũng đánh vào pháo đầu". Những hành động đánh cờ và lời phán xét của cụ Hồ cho thấy cụ là một con ng- ời tài hoa và rất trải đời.

ở truyện Hơng Cuội ta lại thấy hành động của hai ông ấm con trai cụ Kép, lớn tuổi đứng đắn nh thế mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng … họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy,ông cụ đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc: "này cả, thầy tởng miệng lồng bàn con nên đang to hơn lồng chậu. Con chạy ra lấy cái que đo lại lồng chậu xem nếu rộng thì hỏng hết, đo lợi mấy chậu mộc lan thôi". Hai ông ấm ngồi phất đợc mời cái lồng bàn giấy. Họ rất sung sớng vì tin đã làm toại đợc sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi kẹo mạch nha, qua bàn lồng giấy, đến cái rổ đã cuội đã ráo nớc thì cụ ngồi xổm xuống lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn để ra một mép riêng, ông ấm cả, ông ấm hai lề

mề bng những chậu mộc lan vào trong nhà. Quả là những con ngời này không v- ớng bận gì đến xã hội bên ngoài.

Đặc biệt Nguyễn Tuân rất chú ý miêu tả hành động của Huấn Cao trong

Chữ ngời tử tù, từ hành động nổi loạn chống lại triều đình dẫn đến bị bắt vào tù

với cái án tử hình và vào trong nhà giam vẫn hiên ngang một cách lạnh lùng.. Ta thấy rõ điều đó "Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh huỵch một cái then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm ngời sau,làm họ nhăn mặt. Một trận ma rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen".

Qua hành động của nhân vật trong truyện ta thấy đợc cái tài hoa kiêu bạc, cái ngông nghênh của nhân vật nhà Nho tài tử. Và cả cách thức cầu kỳ kỹ lỡng của một lớp nhà Nho cuối mùa.

ở truyện Khoa thi cuối cùng, Nguyễn Tuân miêu tả rất kỹ công việc đi thi của hai anh em ông đầu xứ, khi chuẩn bị cho ông đầu xứ Em xuôi tỉnh đi thi khoa thi chữ Hán cuối cùng. Đó là công việc của hai anh em ông đầu xứ, con ng- ời tài hoa, học thông biết rộng nhng lỡ vận công danh. Hành động của ông đầu xứ Em sực nhớ đến đinh vàng cất trong tráp bèn lấy ra gỡ từng tờ một xếp ngay ở đầu mép chõng, một tay chận cơn đau bụng, một tay châm mồi lửa bùi nhùi, gió thổi vào đống lửa vàng hoá bùng bùng, lửa kêu vù vù… ông đầu xứ Em thấy hình nh bãi trờng thi nó rộng hơn, lớn hơn cả cái kiếp ngời… gió thổi bay ống quyển xuống bãi cỏ dầm nớc, bị gió vừa thổi bốc khỏi mặt tráp ông hụt tay chỉ đủ giữ mình khỏi ngã. Cơn đau bụng nổi lên giữ dội…"

Một phần của tài liệu Nhân vật nho sĩ cuối mùa trong vang bóng một thời của nguyễn tuân (Trang 39 - 42)