4 Chữ, tiếng nói, câu văn.

Một phần của tài liệu Quan niệm của tô hoài về văn học và nghề văn qua nghệ thuật và phương pháp viết văn (Trang 32 - 36)

Cũng nh nhà lý luận, Tô Hoài cùng một số nhà văn có chung quan điểm: "Văn học là nghệ thuật của ngôn từ". Một tác phẩm văn học chỉ có cốt truyện, nhân vật, kết cấu thôi cha đủ mà ngôn từ quyết định rất lớn đến thành công của một tác phẩm văn học.

Tô Hoài cho rằng "Ngôn ngữ là hình thức văn học của dân tộc. Vì vậy vấn đề chữ, tiếng nói, cău văn đối với chúng ta cần đặt lên hàng quan trọng, có tính chất quyết định khi rèn luyện và lúc viết" [14,185].

ý thức đợc tầm quan trong của ngôn ngữ,Tô Hoài cho rằng: " Ngời viết phải công phu sáng tạo bất cứ lúc nào và ở đâu suốt đời. Ngời viết phải luôn học hỏi làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ" [13. 187].

Vậy làm thế nào để phong phú thêm vốn ngôn ngữ? Cách làm này mỗi ngời mỗi khác. Nhà văn Nga M. Goocky kể " ông học viết là do bà ông kể chuỵên " thì Tô Hoài trong cuốn Hỏi chuyện các nhà văn của Nguyễn Công Hoan, bật mí rằng: " ảnh hởng đầu tiên đến với tôi, không nói về t tởng, lập tr- ờng chính trị chính là làng Nghĩa Đô của tôi. Ngời ta nói thế nào thì tôi cứ thế xào xáo thành văn. Các tiếng nói ở trong nhà, ở trong xóm, ở trong làng của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó ăn rất sâu vào óc mình. Tất cả các thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng tạo thành cho tôi cái gốc trong các tác phẩm đầu tiên của tôi'' [Xem {15}]. Đó là ngôn ngữ, những chuyện kể xung quanh môi trờng nơi ông sống đã ảnh hởng sâu sắc tới trí nhớ và sức tởng tợng.

Mặt khác, cũng trong Hỏi chuyện các nhà văn Tô Hoài đặc biệt nhấn mạnh đề cao tiếng nói của nhân dân: '' Ngời nông dân lao động sáng tạo ra đủ thứ để nuôi sống mình cũng sáng tạo ra chữ. Họ là kho chữ phong phú, có lối nói sáng tạo, không kiểu cách rập khuôn. Bởi trong làm ăn vật lộn ngôn ngữ của họ cũng sinh động, luôn luôn biến đổi trong công việc "[Xem{15}].

Tô Hoài rất coi trọng việc học tập ngôn ngữ quần chúng lao động. Đối với ông, ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho vốn từ của nhà văn và tiếng nói ấy luôn vận động không ngừng. Bởi vậy ta phải chú ý tiếng nói, nghe cách nói của mỗi ngời;Tô Hoài cho rằng:"Chỉ qua vận động ngôn ngữ mới phân tích đợc câu nói, ngời nói. . . bởi nó liên quan dính liền cả tới chủ đề sáng tác và sự cấu tạo nhân vật " và khi "có tiếng hay lại phải có cách nói, cách viết thì tiếng hay ấy mới nên hồn "[14,191].

Vì vậy, học tiếng hàng ngày, tiếng nhân dân thôi cha đủ mà còn phải đọc ở sách báo. Ông coi ngôn ngữ đối với " ngời viết văn cũng nh cái cửa hàng bách hoá. Càng có nhiều mặt hàng càng hay, càng dễ chạy đã đành viết chẳng thể bao giờ là đủ nhng có nhiều chữ, nh ngời trờng vốn, ngời khoẻ sức,

làm gì cũng dễ, khi viết rờ vào đâu cũng sẵn chữ cho mà chọn, mà xây dựng hình ảnh, ý nghĩ "[14, 195].

Chính vì vậy, trả lời phỏng vấn nhà báo Đoàn Minh Tuấn, Tô Hoài tâm sự “Thói quen của một ngời tự học khiến tôi có thói quen đọc nhiều, đọc đủ thứ, cả văn xuôi và thơ. Một cuốn truyện hay một tập thơ đến tay tôi bao gìơ tôi cũng đọc đến hết, bất kể quyển sách đó viết hay hay dỡ theo ý tôi. Tôi cho rằng ai viết thế nào, mà mình đọc mình cũng có thể tìm và nó cho mình một ý, một nhận xét nào đó .” [ xem {24}].

Ngoài ra Tô Hoài còn cho: đọc tiểu thuyết nớc ngoài để học chữ cũng là hình thức làm phong phú, giàu có thêm vốn ngôn ngữ nhng "không nên nguyên xi tải chữ, tải câu vào mà học tinh thần câu văn và cách ngời ta làm nổi hình ảnh rồi phải xây dựng kiểu ta, của ta "[14,197]. Theo ông, chúng ta học hỏi nhng phải biết biến thành cái của riêng ta.

Nhà văn phải là nghệ sĩ ngôn từ của kho ngôn ngữ ấy không vì vốn từ phong phú mà dùng một cách bừa bãi vào trong sáng tác mà chỉ nên dùng ở những trờng hợp cần thiết không có không đợc. Trong Sổ tay viết văn Tô Hoài nhấn mạnh :" Tinh thông về chữ là điều cần thiết " và " mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm đ- ợc, do phong cách văn chơng của mình mà có " [Xem { 13}].

Tô Hoài còn cho rằng, không nên hạn chế đa vào văn những tiếng địa ph- ơng ở bất cứ miền nào trong nớc, ngoài ra nhà văn cần sáng tạo ra tiếng nếu thấy cần thiết dễ hiểu và phổ biến. Chẳng hạn trong Miền Tây Nguyễn Công Hoan đã phát hiện ra Tô Hoài có sự sáng tạo trong cách dùng chữ "gối " câu "những con lũ gối lên nhau "[15,176]. Từ "gối" vốn dùng để chỉ khi "đặt dây khoai lang thì dặt tha, dây nọ gối đầu vào dây kia " còn lũ thì thờng nằm lên nhau nh- ng Tô Hoài đã thay từ "nằm"bằng "gối" để chỉ những con lũ hung hăng nối tiếp chồng chận lên nhau.

Tô Hoài luôn coi học chữ là cần thiết, luôn coi "nhân dân là ông thầy lớn của mình về tiếng nói. Có tiếng nói mới sinh ra câu văn " [Xem{15}]. Ông luôn đề cao nhân dân, coi nhân dân là kho ngôn ngữ phong phú và luôn vận động đổi mới:" Ngời nông dân lao động sáng tạo ra đủ thứ để nuôi sống mình cũng sáng tạo ra chữ. Họ là kho chữ phong phú, có lối nói sáng tạo không kiểu cách rập khuôn, bởi trong làm ăn vật lộn, ngôn ngữ của họ cũng sinh động luôn biến đổi trong công việc "[Xem {15}].

Đó là cách học, trau dồi làm giàu cho vốn ngôn ngữ:" khi vốn ngôn ngữ kha khá anh viết, chữ ra rất dễ anh biến hoá đợc. . . Anh có nhiều chữ, thì lúc viết, anh có thế mạnh, tha hồ tung hoành. Anh dùng chữ đợc chủ động, không bị co hẹp ". Nhng khi viết: "Mỗi chữ hiện ra dới ngòi bút phải là chữ hoàn toàn do ta tìm ra ", nó không còn là tiếng nói thông thờng mà là "quặng đã đúc thành thép, đã trở nên sắc sảo, nhiều hình ảnh ". Có thể thấy Tô Hoài không chỉ đánh giá vốn ngôn ngữ ở một nhà văn mà còn khắt khe khi sử dụng. Ông cho rằng không nên " dễ dãi chuộng lạ, khoe chữ " nh ông đã thất bại ở

Núi cứu quốc mà phải tỉ mỉ và khó tính.

Quan điểm này của ông đã gặp câu nói rất chí lý của Pha đê ep: "ngay đến câu đối thoại trong sáng tác cũng không thể dùng bất cứ câu nào nh câu nói thờng của đời sống hàng ngày. Đối thoại trong sáng tác phải xây dựng lại, quá trình xây dựng lại thật phức tạp, không đơn giản đơn lối chủ nghĩa tự nhiên " [14,201-202].

Tô Hoài khẳng định:" Chữ hay tiếng nói hay phải qua sáng tạo rồi xuất hiện qua nhân vật, mới có khí thế quần chúng;do đấy văn mới có hơi, có hồn, mới sống " [14, 202].

Văn học là không cùng và ngôn từ cũng vậy, một ngày có biết bao câu chữ ra đời. Nên " ngời viết văn không thể ngồi bóp óc nghĩ cách trau dồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống mới bồi bổ chữ nghĩa cho ngòi bút. Không một tài năng to lớn nào có thể nghĩ ra đợc chữ. Chỉ có tích luỹ nhiều chữ đã chắt chiu đợc hàng ngày mới có cơ hôị sáng tạo lại ra chữ của phong cách ngòi bút " [14,205]. Trong kho ngôn ngữ đó, lao động câu chữ là một nhiệm vụ quan trọng, công phu vất vả: "Câu văn là cách kiến trúc thể hiện ý của t tởng chủ đề. Chữ là hòn gạch để xây dựng nên cái ý ấy "[14,205]. Ngợc lại, "chữ sắc sảo tạo nên tâm hồn và với dáng thật của câu văn "[14,206]

Trả lời câu hỏi của nhà văn Nguyễn Công Hoan trong cuốn Hỏi chuyện các nhà văn, Tô Hoài lý luận :"Câu văn cũng nh cuộc đời không bao giờ lặp lại cả. Cho nên, đời không lặp lại thì câu văn cũng không đợc phép lặp, phải làm thế nào cho ngời đọc chỉ nhận thấy dáng câu, chứ không bao giờ thấy đợc kiến trúc câu " [15,91]. Cuộc đời là phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ nên câu văn cũng phải đa dạng mới thể hiện hết đợc cũng nh mỗi thời đại là không giống nhau. Thời kỳ văn học trung đại câu văn mang tính biền ngẫu, ớc lệ đợc coi là văn chơng chính thống. Đến đầu thế kỷ XX câu văn bóng bẩy ít dựa vào ngôn ngữ đời sống mà kiểu cách nh tiểu thuyết" Tố Tâm "của Hoàng Ngọc Phách đến "Tự lực văn đoàn " thì câu văn chau chuốt hơn có phần gần với cuộc sống. Nhng phải đến các nhà văn hiện thực nh Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài câu văn mới thực sự đi vào đời sống, bắt nguồn từ lời ăn tiếng nói của quần chúng.

Vì vậy Tô Hoài thờng muốn: " Mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ nối vào nhau. Chữ của câu văn phải nh gõ vào, nó kêu đợc. Chữ phải làm nổi hình ảnh liên tiếp "[Xem {15}]. Nh vậy, mỗcâu, mỗi chữ với Tô Hoài phải là "hình ảnh, hình ảnh liên tiếp " hình ảnh nào, ý nào phải chữ ấy, đích chữ ấy. Tô Hoài nhấn mạnh tính đơn nhất, tính không lặp lại của tác phẩm nghệ thuật thì cũng phải hiểu rằng cái từ, chữ, câu văn mà nhà văn dùng để biểu đạt những ý, những tình tiết tinh tế nhất thì không thể có từ đồng nghĩa. Mỗi từ, câu phải ở dạng lý tởng phải là duy nhất không có sự cong vênh nhỏ nào giữa cái vỏ từ và cái lõi nội dung.

Một phần của tài liệu Quan niệm của tô hoài về văn học và nghề văn qua nghệ thuật và phương pháp viết văn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w