0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giọng văn trầm tĩnh, thủ thỉ, tâm tình

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA TÔ HOÀI VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỀ VĂN QUA NGHỆ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN (Trang 47 -50 )

- Giai đoạn sửa chữa

3.1. Giọng văn trầm tĩnh, thủ thỉ, tâm tình

Tiếp xúc với Nghệ thuật và phơng pháp viết văn chúng ta bắt gặp những trang văn là những chấm phá đậm nhạt, những nét phác nét vờn mảnh mai, thanh thoát tự nhiên một giọng văn trầm tĩnh, gần nh thủ thỉ tâm tình, gần với chất thơ, chất nhạc. Tô Hoài đã tận dụng u thế trong phong cách riêng ấy của mình để thể hiện đợc đầy đủ sinh động và với mọi sắc độ cần thiết tất cả mọi tình huống tính cách, tâm lý nhân vật cũng nh để xây dựng cảnh thiên nhiên hay bối cảnh câu chuyện.

Đó là con mắt nhìn của A phủ, chất phác và hồn nhiên, khi trông xuống dòng sông và cánh đồng Bản Pe "có ruộng xoè nh cánh quạt ", chợt nhận thấy đồn của thằng Tây vừa lập, thằng Tây mà anh cha nhận biết nó là kẻ thù, vẫn nghĩ nó cũng nh " ngời khách " bán muối bán vải ở cửa Vạn sông Đà: " Một

hôm, Aphủ bỗng thấy dới Bản Pe có một vết đỏ nh ổ mối đùn. Không biết là cái gì, sang bên làng hỏi mọi ngời rồi về bảo vợ:

- Thằng Tây đồn Bản Pe đục đất làm nhà ở, đất đó ta trông thấy đấy.

"Vệt đó nh mối đùn ", "Thằng Tây đục đất làm nhà ở ", những chi tiết nh vậy càng ngẫm càng nhận rõ cái kỳ diệu của sáng tạo nghệ thuật biết nắm bắt cái hồn của ngôn ngữ trong dạng dung dị tự nhiên của nó. Thời gian và không gian hai kích thớc lớn của sự sống con ngời - cũng là bối cảnh truỵên và tiểu thuýêt. Cũng bằng những chi tiết kỉêu phác nét nét vờn thông qua cảm giác, cảm nhận nh vậy, Tô Hoài biết đa hai ý niệm ấy vào tác phẩm của mình một cách vừa cụ thể vừa khái quát, tạo thêm chiều sâu - chiều sâu tâm trạng, kích thớc thứ ba và quan trọng nhất cho một tác phẩm nghệ thuật.

Ta hãy lắng nghe giọng văn trầm tĩnh mang màu sắc tâm lý tởng nh ng- ng bế đến mức thảm thê của Mỵ khi ngời con gái HMông đang tuổi ham sống, ham yêu lại buộc phải làm vợ ASử, trong khoảng buồng kín mít để trổ một ô vuông cửa sổ bằng bàn tay, "lúc nào trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sơng hay là nắng " nghĩa là Mỵ không còn ý niệm về không gian thời gian - Mỵ nghĩ mình đành ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi .

Đó là mặt thực tiễn sáng tác còn về mặt lý luận thì sao ? Đọc Nghệ thuật và phơng pháp viết văn, chúng tôi thấy hiện lên những chữ, những câu, những trang văn trầm tĩnh, thủ thỉ tâm tình . Ông trân trọng tất cả, từ ý thức về bạn đọc:"Đời ngời viết văn trong lúc đen tối đã gặp ngời bạn đọc vĩ đại, ngời bạn đọc và sức mạnh cảm hứng quả là một điều mà trớc nay trong văn chơng thời ấy, không mấy ngời gặp " [14,19]; đến quan niệm về nhà văn thì phải nh một ngời chiến sĩ, về nghề văn: " Viết văn cũng nh khâu áo, công việc đi tới một kết quả cụ thể. Nhng khác với khâu áo là khi chuẩn bị viết đợc hay không hứng thú đến rất đồng bóng, có lúc sôi nổi, có lúc rã rời " [14,92]. Đặc biệt, nghề văn phải là nghề luôn đổi mới không ngừng "Nghề văn cũng nh bất cứ nghề

nào trong xã hội. . . nghề nào cũng phải khổ công, cải tiến, luôn mới. Cái khác của nghề văn, một công tác t tởng, mỗi việc làm là một sáng tạo không thể làm lại và không bao giờ giống nhau "[14, 92]. Ngoài ra Tô Hoài còn quan tâm rất cặn kẽ tới những vấn đề nh thể loại:ký, truyện, dến hình thức nội dung nhân vật từ sáng tác cho ngời lớn đến thiếu nhi, cho đến từng ngôn ngữ, cách quan sát, ghi chép. . . Tô Hoài đã góp nhặt bao nhiêu điều tởng nh tủn mủn, vặt vãnh, bình thờng để dựng nên vấn đề lý luận có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Trong đó nhà văn đã lồng vào nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu trong kinh nghiệm và phơng pháp của bản thân điều đó tạo đợc sự độc đáo ham mê đối với độc giả. Đồng thời, Tô Hoài cũng đã dựng nên những chân dung văn học đặc sắc, kể về những ngời bạn văn nh Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Bùi Hiển. . . Đó là những nhà văn mà ông yêu quý, những con ngời có thật trong cuộc sống. Ta hãy nghe Tô Hoài đề cao Nguyễn Công Hoan qua: Nghệ thuật và phơng pháp viết văn :"Truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo Ba Vì đã hùng vĩ vợt qua cả hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng tháng Tám 1945 "[14,6].

Bàn về văn học và nghề văn – vấn đề mang tính khoa học tởng chừng nh khô và khó. Nhng cái cách của Tô Hoài bàn ta tởng nh đó là những lời tâm sự thủ thỉ với chính mình. Ta hãy cùng lắng nghe ông thổ lộ khi sáng tác cho các em thiếu nhi “Đời viết văn của tôi, đến những ngày tôi viết cho trẻ em đọc nh bây giờ mới thật là trong sáng nhất” [14, 130]. Chẳng những thế, ông còn luôn tâm niệm “những ngời viết văn chúng ta, vì các em mà cố gắng, nếu có đ- ợc những sáng tác mà cha truyền con nối đều say sa đọc nh thế, chúng ta sẽ nhận đợc những lời hồn nhiên chân thành [14, 132].

Đó là những suy nghĩ trăn trở nghiêm túc của ngời cầm bút nó không mang tính hô hào, đao to búa lớn mà nhẹ nhàng xuất phát từ tâm huyết, tình cảm. Ông nói “ngời viết văn chẳng phải chỉ ngắm nghía phong cảnh và vẻ bề ngoài, mà còn đi vào tìm hiểu khối óc và hành động của con ngời” [14, 178].

Lần khác, ông lại nh đang tự độc thoại với chính bản thân mình, tự suy nghĩ, và nói lại để chính mình nghe. “Làm nghề văn, mối ngời viết mang đến cho đời một sự nghiệp, một công phu phục vụ của mình. Bắt chớc khéo tới đâu cũng chỉ là đội lốt” [14, 77]

Giọng văn trầm tĩnh còn đợc thể hiện khi ông sử dụng nhiều câu văn, đoạn văn khác nhau, đặc biệt là hàng loạt câu văn dài dàn trải. Điều đó càng chứng tỏ ở ông một phong cách viết văn cẩn thận điềm đạm luôn biết lắng nghe, học hỏi để làm đa dạng câu văn, giọng văn của mình.

Quá trình bàn về văn học và nghề văn đợc Tô Hoài viêt bằng chính kinh nghiệm cuộc sống của chính bản thân ông. Có thể là những chuyện, những việc mà ông đã từng gặp ở cuộc đời. Thế rồi ông tự viết lên trang giấy, tự kể cho mọi ngời nghe giống nh những dòng nhật ký, những dòng hồi ức vậy

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA TÔ HOÀI VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỀ VĂN QUA NGHỆ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN (Trang 47 -50 )

×