0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Ngôn ngữ điêu luyện

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA TÔ HOÀI VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỀ VĂN QUA NGHỆ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN (Trang 52 -59 )

- Giai đoạn sửa chữa

3.3. Ngôn ngữ điêu luyện

Điều đặc biệt chúng ta cần quan tâm và nhấn mạnh đến Tô Hoài qua

Nghệ thuật và phơng pháp viết văn đó là một lối viết gần với truỳên thống, một phong cách kể chuyện đậm đà màu sắc dân tộc. Tô Hoài đã đạt đợc nhiều thành tựu trong việc trau dồi ngôn ngữ nghệ thuật. Những nhà viết văn xuôi lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Họ trải qua một quá trình học tập rèn luyện lâu dài gian khổ mới có thể tích luỹ đợc một vốn chữ giàu có, làm chủ đợc các phơng tiện biểu hiện bằng ngôn ngữ.

Để phục vụ cho việc miêu tả phong tục, sinh hoạt, Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ địa phơng. Tác giả đọc dân ca HMông, Mờng, Xá. . . để học tập cách suy nghĩ và ngôn ngữ các dân tộc vùng cao, đọc dân ca Thanh Hoá để học các từ về sông nớc vùng sông Chu, sông Mã, đọc "Hải Thợng Lãn Ông " để học nghề thuốc, đọc sách dạy nấu ăn, kỹ thuật trồng hoa. . . để biết nhiều nghề nghiệp khác. Đi thực tế, tham gia cải cách ruộng đất ở Thanh Hoá, ở Hải Dơng, tham gia phong trào hợp tác hoá ở Thái Bình, đi đâu Tô Hoài cũng coi trọng viêc học tập ngôn ngữ quần chúng lao động. Đối với Tô Hoài, ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho vốn từ của nhà viết tiểu thuyết: " Tôi trọng cái tinh hoa ngôn ngữ, trọng đến mức bái phục. Nhân dân chính là ông thầy mình vế tiếng nói"[Xem {15}]. Nhng học tập ngôn ngữ quần chúng không có nghiã là chụp ảnh, sao chép nguyên xi những câu nói hàng ngày của quần chúng, sao chép những đặc điểm bên ngoài của ngôn ngữ mẫu. Lần đầu tiên viết về đồng bào miền núi, Tô Hoài đã rơi vào chủ nghĩa tự nhiên trong Núi Cứu Quốc .Nhng trong những tác phẩm sau này nh: Truỵên Tây Bắc. Miền Tây tác giả đã thành công trong việc khái quát hoá và tổng hợp đem cái thực tế ngôn ngữ, xây dựng, sáng tạo lại để cho màu săc HMông trong Miền Tây có phong cách Tô Hoài chứ không phải theo lối chụp ảnh tốc ký.

Trong tác phẩm của Tô Hoài, nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã đ- ợc nâng cao, nghệ thuật hoá. Ông đã trải qua một quá trình lao động ngôn ngữ

khá công phu nhất là về mặt trau dồi cú pháp và hình tợng ngôn ngữ. Tô Hoài không đặt câu, tổ chức kiến trúc câu theo một kiểu có sẵn một công thức có sẵn. "Câu nói là bộ mặt của ý. ý không bao giờ lặp lại, cũng nh cuộc sống không bao giờ lặp lại giống nhau nh đúc thì lời văn cũng phải nh thế "[Xem{13}].

Tô Hoài để ý đến cách suy nghĩ của mỗi ngời, cách nói, cách diễn đạt của từng nhân vật. Chỉ có thông qua sự vận động của lời nói, nghĩa là khi ngôn ngữ đợc hoạt động theo hình tuyến thì chúng ta mới nắm đợc nhân vật. Ngôn ngữ trong văn xuôi, theo Tô Hoài phải là một thứ giàu tính chất tạo hình đập ngay vào giác quan của ngời đọc. Tô Hoài học lối nói giàu hình tợng của quần chúng: "Từng luống đất mới lợn lên má tối má sáng đỏ rực nh miếng đúc gạo đỏ "(Ngời ven thành ).

Có khi những hình tợng ngôn ngữ đó lại đợc tác giả xây dựng sáng tạo rất công phu. Trong tiểu thuyết Miền Tây , ông viết: " Nhứng con lũ gối lên nhau, miên man gầm thét, đuổi theo nhau ". Cách dùng chữ này ở Tô Hoài đã đợc Nguyễn Công Hoan đặc biệt quan tâm. Trong Hỏi chuyện các nhà văn, ông đã nhắc tới và lý giải nó nh sau: ở trạm thuỷ văn vùng thấp Châu Sìn Hồ trong một tháng anh đã quan sát những con lũ mà ngời H' mông coi nh những con vật hung hãn, tàn ác, cha hết con lũ này đã đến con lũ kia. "Tiếng HMông gọi là lũ nằm lên nhau. Nhng theo hình ảnh tôi đã dùng tiếng gối vì lúc tôi ngắm thấy nó cứ gờ lên, lũ nọ trào lên thế này rồi độ một tiếng đồng hồ sau thì lũ khác đổ xuống, luồng nó chênh chếch, rõ ràng là gối lên nhau, cứ không phải nằm lên nhau. Nguyên nhân thứ thứ hai là ngày tôi đi xây dựng hợp tác xã ở vùng Thái Ninh ( Thái Bình ) nghe nông dân nói với nhau: " đặt dây khoai lang thì đặt tha, dây nọ gối đầu vào dây kia. Tiếng gối của cách trồng khoai lang gợi cho tôi cái hình ảnh của lũ " [15,100].

Xem đó thì biết quá trình lao động nghệ thuật ngôn ngữ của nhà văn chân chính công phu đến bậc nào .

Đọc tiếp xúc với Nghệ thuật và phơng pháp viết văn chúng ta bắt gặp một Tô Hoài có phong cách truyền thống mang hơi thở của dân tộc thời đại.

Một phong cách tự nhiên trầm tĩnh dung dị mà sâu sắc. Tô Hoài nhìn nhận quan sát rất tỉ mỉ, cụ thể và đặc biệt phối màu rất kỹ lỡng tạo nên những hình ảnh, màu sắc câu văn đầy chất thơ, chất nhạc.

Do có phong cách đặc sắc nh vậy nên Tô Hoài không thể bị lẫn với bất cứ nhà văn khác. Đến sau bao nhiêu các nhà văn nh Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tởng, Vũ Trọng Phụng. . . nhng Tô Hoài vẫn khẳng định đợc tiếng nói của mình, vị trí của mình trên văn đàn lúc bấy giờ cũng nh ngày nay.

Kết luận

1. Từ cuộc đời nghèo khổ, tù túng của một thanh niên tiểu t sản thất nghiệp, Tô Hoài đến với cách mạng và cũng từ đó, ông hớng ngòi bút của mình vào con đ- ờng của chủ nghĩa hiện thực. Dới ánh sáng đờng lối văn nghệ của Đảng, nhà văn Tô Hoài đã lao vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, hoà mình với quần chúng lao động. Tài năng văn học của ông chủ yếu hình thành từ sau cách mạng tháng Tám. Những thành tựu văn học của Tô Hoài rải ra trên nhiều lĩnh vực:truỵên vừa, tiểu thuyết, bút ký, truyện thiếu nhi, kịch. . .

Trong mấy chục năm qua, Tô Hoài luôn bám sát vùng quê hơng miền núi, đồng cam cộng khổ với các dân tộc anh em từ những ngày kháng chiến máu lửa, quan tâm lo lắng với ý thức trách nhiệm về công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi ở các vùng cao biên giới. Từ 1941 cho đến

nay Tô Hoài liên tục viết cho các em và ở mỗi thời kỳ cách mạng đều có những tác phẩm tiêu biểu. Tô Hoài là một trong những ngời sáng lập ra nhà xuất bản Kim Đồng và có đóng góp quan trọng vào bậc nhất cho phong trào văn học thiếu nhi của nớc nhà. Tác phẩm của Tô Hoài là sự gắn bó mật thiết với quê h- ơng đất nớc từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục sinh hoạt cho đến truyền thống văn hoá ngôn ngữ dân tộc, là tấm lòng yêu thơng khâm phục, ơn nghĩa thuỷ chung đối với ngời lao động nghèo khổ nhng rất thông minh, anh dũng ở miền xuôi và miền ngợc của Tổ quốc.

Truyện và tiểu thuyết của Tô Hoài hấp dẫn bạn đọc nớc ngoài bởi một bản sắc dân tộc rất đậm đà và độc đáo. Miền Tây(1967), Truyện Tây Bắc(1953), Ngời ven thành(1972) đã đợc dịch ra nhiều thứ tiếng nớc ngoài, riêng Miền Tây đợc Giải thởng Hoa Sen 1971 của Hội Nhà văn á -Phi. Một tuyển tập Tô Hoài đã đợc nhà xuất bản Tiến Bộ của Liên Xô in năm 1975.

Tô Hoài vẫn còn đi tới trên con đờng thênh thang đầy hứa hẹn. Đã đến lúc Tô Hoài cần tập trung sức, tập trung trí tụê cho những tác phẩm lớn hơn, cắm những cái mốc quyết định hơn, vơn tới những đỉnh cao có tầm bao quát toàn bộ cuộc đời sáng tác gần mấy chục năm qua.

Trên bớc đờng sáng tác và làm nên tất cả những thành công của ngày hôm nay là cả một quá trình lâu dài đúc rút kinh nghiệm, phơng pháp sáng tác đã đợc Tô Hoài trình bày trong cuốn Nghệ thuật và phơng pháp viết văn.

2. Lao động nhà văn là lao động vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Bên cạnh vốn sống, kinh nghiệm sống của bản thân thì ảnh hởng bên ngoài cũng có tác động to lớn tới nhà văn. Những lời bàn, những ví dụ cụ thể, sinh động của Tô Hoài trong cuốn Sổ tay viết văn ; Một số kinh nghiệm viết văn của tôi; Nghệ thuật và phơng pháp viết văn đã giúp chúng ta hiểu về vấn đề này một cách thấm thía. Là một nhà văn tâm huyết với nghề, dĩ nhiên Tô Hoài thể nghiệm chuyện này một cách sâu sắc. Không chỉ thế, ông còn giúp độc giả đồng cảm thực sự với các nhà văn.

3 Tô Hoài là nhà văn giàu lòng nhân đạo, yêu cuộc sống, trân trọng cuộc sống và đấu tranh với chính bản thân mình để vơn lên. Các trang viết của ông là tấm gơng soi tỏ con ngời ông - một nhân cách cao quý, đáng ngỡng mộ.

4 Giọng văn của ông trầm tĩnh, gần nh thủ thỉ tâm tình. Lời văn giàu hình ảnh gần với chất thơ, chất nhạc. Ngôn ngữ tự nhiên giàu có, thiên nhiên khoáng đãng và thơ mộng, nhân vật có dáng riêng, giọng điệu riêng và đều sắc nét. Nói về một vấn đề có tính lý luận nhng Tô Hoài đã dùng nhiều ví dụ, so sánh, nhiều hình ảnh phong phú, sinh động cụ thể để dẫn dụ. Có thể thấy Nghệ thuật và phơng pháp viết văn là một trong những cuốn sách quý, có giá trị tham khảo tốt cho giáo viên phổ thông trong việc dạy phần lý luận văn học theo quy định của chơng trình.

Chúng tôi biết rằng lao động nghệ thuật cũng nh phong cách Tô Hoài còn rất nhiều điều phải bàn đến nhng do khuôn khổ bó buộc của khoá luận, do thời gian dành cho việc nghiên cứu, tìm hiểu rất ngắn nên chắc rằng khoá luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn và những ngời quan tâm đến vấn đề này.

tài liệu tham khảo

[1].Vũ Bằng(2001), Mời chín chân dung nhà văn cùng thời, NXB Đại học Quốc gia, H.

[2].Vũ Bằng(2004), Mời bốn gơng mặt nhà văn đồng nghiệp, NXB Hội Nhà năn, H.

[3].Nguyễn Văn Bổng(1995), Tô Hoài - viết và viết, Báo Văn nghệ số 14 tháng 10.

[4].I. Eren.burg(190), Công việc của nhà văn, NXB Văn học, H. [5]. Nam Cao(2002), Truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học, H.

[6].Tân Chi (tuyển soạn )(1999),Thạch Lam văn và đời, NXB Văn học, H.

[7].Phan Cự Đệ(1779), Tô Hoài nhà văn Việt Nam hiện đại, sách Nhà văn Việt Nam 1945-1975, NXB Đại học và THCN, H.

[8]. Hà Minh Đức(1987),Tô Hoài " Lời giới thiệu: Tuyển tập Tô Hoài ", NXB Văn học, H.

[9].R. Gamzatôp(1984), Đaghextan của tôi, NXB Cầu vồng, Matxcơva [10]. Bùi Hiển(1999), Tô Hoài - phác hoạ, Sách Tô Hoài: tác giả -tác phẩm, NXB Giáo Dục.

[11]. Đông Hoài(1963), " Ngời bạn đọc ấy " của Tô Hoài, Báo Văn nghệ 27/12.

[12]. Tô Hoài(1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB Văn học, H

[13]. Tô Hoài(1967), Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, H.

[14].Tô Hoài(1997), Nghệ thuật và phơng pháp viết văn, NXB Văn học, H

[15]. Nguyễn Công Hoan(1997), Hỏi chuyện các nhà văn, NXB Tác phẩm mới, H.

[16]. Phong Lê(1999), Ngót 60 năm văn Tô Hoài, sách Vẫn truyện văn và ngời, NXB Văn hoá thông tin, H.

[17]. Vĩnh Quang Lê(1998), Tô Hoài và câu chuyện nghề văn, Báo Văn nghệ 23/5.

[18]. Phơng Lựu (chủ biên )(1986), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục, H.

[19].Vơng Trí Nhàn (1998), Tô Hoài ngời sống tận tuỵ với nghề, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số ngày 3/4.

[20].Vơng Trí Nhàn (1999), Tô Hoài và muôn mặt nghề văn, Sách Tô Hoài: tác giả - tác phẩm, NXB Giáo Dục.

[21].Vũ Ngọc Phan(1989), Tô Hoài (Nguyễn Sen ), Sách Nhà văn hiện đại, NXB Khoa học xã hội, H, 2 tập

[22].Vân Thanh(1976), Sáng tác của Tô Hoài - tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, H.

[23].Hoàng Trung Thông(1987), Nhà văn trên dồng sông Tô Lịch, Báo Văn nghệ số 5 ngày 31/11.

[24].Đoàn Minh Tuấn(1995), Tô Hoài với chuyện bếp núc văn chơng, Báo văn Nghệ 14/10.

[25]. A. Xâytlin(1968), Lao động nhà văn, NXB Văn học, H.

Mục lục

Lời nói đầu Mở đầu

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA TÔ HOÀI VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỀ VĂN QUA NGHỆ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN (Trang 52 -59 )

×