0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tô Hoài quan niệm về quan sá t ghi chép

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA TÔ HOÀI VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỀ VĂN QUA NGHỆ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN (Trang 42 -47 )

- Giai đoạn sửa chữa

2.2.2. Tô Hoài quan niệm về quan sá t ghi chép

Với kinh nghiệm lao động sáng tác rèn luỵên nghiêm túc Tô Hoài đã viết nên khối lợng tác phẩm lớn, có tác phẩm đợc Giải thởng Hồ Chí Minh và in ra nhiều thứ tiếng. Thành công ấy không chỉ dành riêng cho năng khiếu viết mà còn có sự hỗ trợ rất lớn trong việc quan sát và ghi chép của tác giả.

Nói tới khía cạnh này, Tô Hoài không bàn ngay về cách quan sát ghi chép và quan sát mà trớc tiên đặt ra những điều cần thiết hàng đầu mà chúng ta phải trao đổi trớc khi mắt nhìn, óc nghĩ và cầm bút ghi chép nh: "Nhiệm vụ của quan sát và ghi chép;quan sát và ghi chép trên cơ sở t tởng nào; thế nào là phơng pháp phân tích sự thật đúng". [14,133]

Nhà văn Pha đê ep trong cuộc nói chuyện tại viện văn học Gooc ky ở Matxcơva tháng 2. 1952 đã giải quyết đợc câu hỏi băn khoăn của Tô Hoài qua định nghĩa thế nào là ngời viết văn: Theo ông một ngời viết văn nhất thiết là:

1. Ngời đơng thời của thời đại, nghĩa là t tởng của ngời ấy ở vào trình độ những t tởng tiền phong của thời đại mà cảm thông với đời sống[14, 134].

2. Ngời viết văn có con mắt nhìn sáng rõ mục đích viết để bắt đợc ý chính của tác phẩm luôn luôn theo mục đích đó [14,134].

3. Ngời viết văn phải thấy sáng tác là một hình thái lao động dù hình thái đó có phần đặc biệt, nhng viết văn chính là một hình thái lao động [14,134]

Thấu hiểu sứ mạng của ngời viết văn, ông khẳng định: " Sự hiểu biết dứt khoát đó tránh cho ta đợc những rờ rẫm lần mò, và mở ra trớc mắt ta một con đờng " [14,135]. Vì vậy sẽ không viết đợc " nếu không hiểu đời một cách sâu xa, nếu không theo nhịp điệu cuộc sống một cách có ý thức, nếu không phát hiện đợc những cái mới cho cuộc sống "[14,135].

Muốn làm đợc vậy theo Tô Hoài "Ngời cầm bút phải hiểu cuộc đời, biết trông trớc, thấy trớc sự kiện mới " nghĩa là " muốn viết đợc thứ nhất phải do có trải nghiệm có biết sự thật sâu sắc, do đấy cảm hứng mới chắc chắn đợc. Cuộc sống t tởng và thực tế nhiều hay ít sẽ là cơ sở cho cảm hứng và sáng tạo

"[14,138]. Nhng "cuộc sống thực tế dính liền với quan sát " và"muốn viết đợc nhất thiết phải biết quan sát để ấn sâu thêm trí nhớ giúp sức cho tởng tợng "

[14,140]. Một nhà văn hơn những ngời bình thờng là nhìn thấy những gì ngời thờng không thấy. Vì lẽ đó mà Tô Hoài đề cao quan sát, nhng quan sát thôi cha đủ mà " quan sát phải đi liền với ghi chép". Ghi chép bổ trợ cho trí nhớ, khi cần ta có t liệu để viết. Vì vậy nhiều nhà văn cho rằng để viết đợc một tác phẩm cần có những cuốn sổ tay hay nhật ký ghi chép, nhặt nhạnh những chi tiết khi đặt bút viết.

Tuy đề cao ghi chép nhng trong Sổ tay viết văn ông tâm sự:" Tôi ghi chép không thay trí nhớ, ghi chép chỉ để giúp trí nhớ "[Xem{13}]. Theo ông

"quan sát và ghi chép đi liền với lối sống cần thiết của ngời viết văn. Quan sát và ghi chép đòi hỏi tạo ra những thói quen mới và nhiều cố gắng" [14, 141]. Ngời viết sẽ không thu lợm đợc gì nếu " sống nhạt nhẽo, đểnh đoảng, không ý vị, làm cho việc ghi chép chóng chán, không hứng thú" muốn ghi chép tốt "

đòi hỏi quan sát và suy nghĩ sâu sắc cho ra khía cạnh. . . tìm ra bản chất, quy luật, những nét đặc sắc của việc đã ghi ". Theo ông " quan sát giỏi phải thấy ra nét chính, thấy đợc tính riêng, móc đợc những ngóc ngách của sự việc của vấn đề chứ không phải đơn thuần liệt kê cái sự vật, hiện tợn" [14,143]

ở một chân trời khác, M. Goocky đã nói rất hay về nội dung và cách ghi: "Khi giết gà không bao giờ luộc cả lông. Chúng ta thờng lẫn lộn sự thật vì đã đem trộn cả những cái ngẫu nhiên không trọng yếu với những cái có thể đại biểu cho đặc tính của sự vật, phải học cách vặt đi, tớc đi cho tới lúc trông một sự vật thì lôi ra đợc ý nghĩa trọng yếu của nó "[14,143].

Giữa Goocky và Tô Hoài mặc dù ở hai phơng trời khác nhau nhng giữa họ vẫn có những điểm tơng đồng trong quan niệm về ghi chép và quan sát.

Ngời quan sát không chỉ tỉ mỉ tìm ra điểm trọng yếu để ghi chép mà phải quan sát ghi chép đúng với bản chất quy luật. Theo Tô Hoài, quan sát không chỉ để " tu dỡng t tởng và nghệ thuật " mà còn " tích luỹ vốn sống". Vì vậy cần quan sát đúng bản chất quy luật, cần phân biệt đợc hay dở, đúng sai... thấy đợc hớng phát triển của vấn đề của ngời và việc đó.

Cũng theo Tô Hoài, việc quan sát, ghi chép không phải là cái khuôn đúc sẵn ai cũng nh ai mà ở mỗi nghệ sĩ có một thế giới quan riêng. Chúng ta có thể đồng ý với nhau về nguyên tắc: quan sát đến bật ra nét dặc sắc sẽ gây đợc hứng thú ghi chép, nhng mỗi ngời có một cách riêng, chính điều đó làm nên phong cách không lặp lại. Lý luận văn học có nói:" Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt,

không tạo ra đợc tiếng nói riêng thì đó là sự tự sát văn học ". [18,204]. Để minh chứng cho điều mình nói Tô Hoài dẫn ra vài cách ghi chép khác nhau.

Trên báo Văn nghệ Quân đội đăng ghi chép bài Xung đột của Nguyễn Khải quan sát đầy đủ, đặc sắc nhận xét tế nhị sắc sảo. Nam Cao thờng hay đặt những số liệu cụ thể, giá sinh hoạt bên những nhận xét tâm tình. Còn Nguyễn Đình Thi có lối ghi gọn, tỉ mỉ, sáng sủa, thật nhiều việc, nhiều hình ảnh, nhiều màu sắc.

Có những lúc Tô Hoài chia ghi chép thành hai loại: Thứ nhất là tài liệu và kết quả quan sát sau đến nhật ký tâm tình riêng. Nhng Nam Cao lại không làm thế, ông thờng không phân biệt mà bên cạnh sự việc và tài liệu, ghi luôn tâm trạng.

Từ lẽ đó Tô Hoài đi tới khẳng định:"Quan sát dính liền với ghi chép và là một công việc thờng xuyên. Nhng không rập khuôn lúc nào cũng phải làm nh lúc nào "[14,173]. Nhng vấn đề đặt ra không phải lúc nào cũng quan sát và ghi lại ngay đợc mà thì giờ và hoàn cảnh mỗi lúc mỗi khác thì phải làm thế nào ? Vấn đề này Tô Hoài cho rằng: " Có những khác nhau về cách dùng thì giờ và tổ chức ghi chép nhng lại có chỗ giống nhau là không nên để đứt đoạn, cách quãng việc ghi chép. Thói quen ghi chép thúc đẩy ta năng quan sát, chỉ cần tổ chức thì giờ thích hợp " [14,173].

Trong chuyến đi Tây Bắc, để viết tập Truyện Tây Bắc, Tô Hoài làm nh sau: Lúc đầu ông chuẩn bị 5 cuốn sổ tay nhng vì hoàn cảnh ông dồn thành 2 cuốn và đa ra quan niệm về quan sát tới ghi chép qua 4 bớc:

1. Đến một làng, một nơi khi đã tìm hiểu sơ bộ căn bản mọi mặt;kinh tế, chính trị, văn hoá, phong tục. . . đi sâu tìm hiểu vấn đề con ngời một ngời. . . Khi đã quen biết và nhờ có hiểu biết chung có thể xét đoán đợc tính nết việc làm của họ qua bề nổi của sự việc. . .

2. Quan sát, nắm bắt phơng pháp phân tích sự việc, sự vật. . . phát hiện ra bản chất và quy luật hiện tợng.

3. Đọc sách là cách học thực tế, một cách đi vào cuộc sống. . . Đọc sách có hệ thống, đọc chuyện để cho có đợc một cơ sở vững. Càng đọc nhiều càng tốt. Cái gì cần thì đọc kỹ, ghi lại hoặc nhớ câu hay, ý hay, cái không thích thì lớt qua. . .

4. Mỗi lần quan sát, mỗi lần đi, tôi cứ ghi cứ ghi. . .

Nhng khi viết Tô Hoài không dựa vào ghi chép mà dựa vào sức nghĩ. Vì theo ông "viết mà mở sổ tay ra là đọc lại, tìm gợi ý trực tiếp, óc sáng tạo mất đà tung hoành, dễ bị sa vào những thích thú theo mình lúc ghi, dễ tự nhiên chủ nghĩa ". Khi viết " phải đem sức nhào nặn để sáng tạo, việc đó trớc nhất do sức nghĩ ". [14,184].

Vậy ghi sổ tay để làm gì ? Phải chăng là việc vô nghĩa? Tô Hoài cho rằng: " Giá trị của sổ tay quan sát là giúp sức cho trí nhớ, giúp thêm thắt, sửa chữa hoặc có khi xây dựng lại những thiếu sót trong vấn đề, trong nhân vật và ngôn ngữ nhân vật " [14,184].

Cách làm này của Tô Hoài ngợc lại với cách làm của Pautốpxki: "Nhng riêng tôi trái với ý kiến của nhiều nhà văn khác. Tôi cho rằng những cuốn sổ tay hầu nh vô dụng với công việc viết văn " mà ông đề cao trí nhớ "những gì còn lại trong trí nhớ và không bị quên đi đó mới chính là quý hơn cả. Những cái gì phải ghi chép mới khỏi quên là cái không quý bằng và hiếm có tờng hợp hữu ích cho nhà văn ".

Đúng nh Tô Hoài nói, mỗi nhà văn có mỗi cách làm, mỗi cách quan sát và ghi chép riêng. Điều đó khiến những sáng tạo của họ mang những phong cách riêng, không lặp lại.

Chơng 3

Đặc điểm hình thức thể hiện những vấn đề văn học và nghề văn qua"nghệ thuật và phơng pháp viết văn"

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM CỦA TÔ HOÀI VỀ VĂN HỌC VÀ NGHỀ VĂN QUA NGHỆ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN (Trang 42 -47 )

×