Tâm lý nhân vật:

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác về đề tài miền núi của tô hoài sau cách mạng (Trang 43 - 45)

Nếu ngoại hình cho ta hình dáng bên ngoài của nhân vật thì nội tâm nhân vật cho ta biết toàn bộ đời sống bên trong với những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, những phản ứng tâm lý... của nhân vật trớc hiện thực cuộc sống. Vì thế miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những phơng thức quan trọng để xây dựng nên nhân vật một cách đầy đặn và có chiều sâu. Số lợng nhân vật trong các tác phẩm của Tô Hoài rất phong phú và đông đảo nhng không hề nhạt nhoà bởi ngoại hình nhân vật đợc soi chiếu bằng cái nhìn "từ bên trong" trong sự phát triển, diễn biến của tâm lý nhân vật. Trớc cách mạng, nhân vật trong các sáng tác của Tô Hoài đợc hiện lên với những nét tâm lý không quá phức tạp mà chân thực, giản dị nh bản thân cuộc sống. Họ là những "Ngời ven thành" sống trong không khí ngột ngạt nhng tơng đối bình yên. Niềm vui, nỗi buồn của họ nhẹ nhàng mà không có những trăn trở, dằn vặt dai dẳng mang tính bi kịch nh những nhân vật của Nam Cao.

Tuy vậy khi viết về hiện thực bề bộn của miền Tây, Tô Hoài đã đặc biệt khai thác nội tâm để tạo nên những nhân vật có sức nặng. Tâm lý nhân vật đợc soi rọi từ nhiều phía và phát triển trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Vì thế những nhân vật ấy có một tâm lý khá phức tạp, trong họ tồn tại đan xen nhiều mâu thuẫn. Thào Nhìa trong" Miền Tây" là một ví dụ. Anh ta sống cùng gia đình trong sự ghẻ lạnh, hắt hủi

của dân làng. Không chịu đợc sự khắc nghiệt của định kiến xã hội, Thào Nhìa bất mãn và quay lng lại vói chính ngời thân của mình. Trở thành biệt kích, bị bắt và trả về gia đình, Thào Nhìa vẫn còn sống trong bao nhiều dằn vặt, suy nghĩ về mẹ, quê h- ơng và những gì nó biết đợc qua mời lăm năm trời lu lạc. Đợc cán bộ đa về và đợc

ăn hạt đậu răng ngựa, hắn nh "thấy mình bé lại" và nhớ cháy lòng những ngày bình yên bên mẹ "chỉ có ngời mẹ và đứa con". Nhng đồng thời hắn lại nghĩ tới cha đạo ở trờng thần học, dạy dạy rằng không có mẹ, không có anh em "trên đời chỉ còn có

cha mẹ với con". Thào Nhìa hoang mang với những cái hiện hữu với mẹ với em khi

lòng vẫn ngân lên điệp khúc "Ông dạy đạo, ông dạy đạo" . Tô Hoài đã rất tinh tế khi miêu tả tâm lý không ổn định, hoang mang, dao động của Thào Nhìa bằng những hình ảnh ẩn dụ và đầy sức gợi "Khác nào hai dòng suối đơng chảy ra trớc

mắt Thào Nhìa - một dòng bình yên, một cơn lũ hung hăng.

Dòng suối thuỷ chung man mác những ngọn nguồn gốc rễ cha mẹ, anh em, họ hàng từ khi còn bé dại . Không, dù chìm nổi bấy nhiêu năm, trong thẳm cùng tấm lòng, con ngời vẫn nhớ núi, nhớ ngời Mèo lẽo đẽo cái chảo trên lng, suốt đời đi tìm đất sống. Không bao giờ quên, không bao giờ quên đợc những thiết tha, những âu yếm, những đau ốm nó đã trải từ thuở bé.

Nhng một cơn lũ khác cuồng lên, mấp mé rình cuốn theo hết mọi niềm yêu thơng, cuốn cái thân xác Thào Nhìa ngồi đấy, đơng nhợt nhạt lợn đi ... Lúc ấy, lại tự nhiên nh một thói quen, thế là thằng biệt kích chồm dậy. Rồi hằng ngày nó lại

phân vân, lại loạng choạng." (Miền Tây - tr377).

Thào Nhìa có một đời sống tâm lý khá phức tạp, không ổn đinh và đợc Tô Hoài khai thác khá tỷ mỷ. Những nhân vật nô lệ trong các sáng tác của Tô Hoài phải đối mặtvới cuộc sống vật chất khó khăn đồng thời bị chèn ép, bóc lột tàn tệ về mặt tinh thần nên tính cách của các nhân vật này khá đa dạng, nội tâm cũng đợc khắc hoạ tinh tế, sâu sắc. Đây là điểm khác trong phân tích tâm lý nhân vật của Tô Hoài sau cách mạng. Nhắc đến khả năng phân tích tâm lý, không thể nhắc tới một nhân vật mà Tô Hoài đã dày công khắc hoạ khiến cô đã có đợc những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời làm dâu, đó là Mỵ (Vợ chồng APhủ) trong đêm tình mùa xuân. Cũng nh các nhân vật khác mà ông từng miêu tả. Tâm lý Mỵ có sự kết hợp một cách biện chứng giữa con ngời và hoàn cảnh. Tô Hoài đã biết miêu tả cảnh thiên nhiên để làm nổi bật tâm lý của Mỵ. Chính vẻ đẹp của mùa xuân đã khơi dậy sức sống ở Mỵ "Hồng Ngài năm ấy tết đến giữa lúc gió thổi vào cỏ tranh vàng ửng, gió

rét dữ dội. Nhng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xoè nh con bớm đậu. Cái hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát" (tr441). Những "đêm tình mùa xuân" với hoa cỏ, đất trời, với tiếng sáo tha thiết bồi hồi trở thành tác nhân mạnh mẽ giúp Mỵ hồi sinh. Mỵ uống rợu "ực từng bát", men rợu đa có về với những kỷ niệm

"uống rợu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay nh thổi sáo"(tr442) và nhận ra mình còn trẻ rồi chơi vơi trong tiếng sáo tha thiết gọi bạn tình

và Mỵ quyết định đi chơi. Cha bao giờ những cô gái Mèo bất hạnh lại có những giây phút đẹp nh Mỵ. Tô Hoài đã vô cùng tinh tế trong đoạn văn này, tinh tế khi đi sâu vào nội tâm rất phức tạp và khó khăn nắm bắt của nhân vật, đó là "Phép biện chứng

của tâm hồn" (Bielinxki). Tâm lý của nhân vật Mỵ đợc miêu tả logíc. Tô Hoài đã

đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh điển hình để làm sống dậy những động lực tiềm ẩn sâu xa trong tâm hồn nhân vật, khiến sự phát triển tâm lý diễn ra tất yếu, hợp quy luật.

Nếu con ngời trong các tác phẩm trớc cách mạng của Tô Hoài là những con ngời vùng Nghĩa Đô không nhiều day dứt đến mức dữ dội thì những con ngời vùng cao này có một đời sống nội tâm hết sức phức tạp và đầy biến động. Bởi họ là nạn nhân trực tiếp của thần quyền, uy quyền và chịu sự bóc lột của thực dân. Tô Hoài đã len lỏi vào từng suy nghĩ nhân vật, nắm bắt những rung động sâu xa trong nội tâm và miêu tả thành công những biến thái tinh vi sâu thẳm trong tâm hồn họ. Những nhân vật của Tô Hoài nhờ thế càng trở nên đầy đặn về tính cách phong phú về tâm hồn.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác về đề tài miền núi của tô hoài sau cách mạng (Trang 43 - 45)