"Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phơng tiện quan trọng đợc nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ,lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phơng".(1)
Hiểu một cách đơn giản, ngôn ngữ của nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Là một nhà văn đợc đánh giá cao trớc hết ở tinh thân lao động miệt mài, nghiêm túc, Tô Hoài hiểu hơn ai hết sự "khổ hạnh" (Nguyễn Tuân) của công việc viết văn, đó là công việc "đầy lao lực" (Raxun Gamzatốp) song cũng đem lại hạnh phúc vô biên cho ngời sáng tác. Việc "lao lực" để sáng tạo nên ngôn ngữ cho tác phẩm cũng là một phần quan trọng trong con đờng nghệ thuật ấy. Maiacôpxki đã nói rất hình tợng về công việc vất vả nhng cũng đầy cao quý này:
Nh khai thác chất hiếm Rađiom.
Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực
Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ".
Tô Hoài cũng đã đến với nghề văn bằng tinh thần lao động không mệt mỏi ấy. Vì thế ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông trớc cũng nh sau cách mạng đều có giá trị riêng, không lẫn với bất kỳ nhà văn nào.
Khi viết về những ngời dân vùng Nghĩa Đô, Tô Hoài đã lấy chính ngôn ngữ của quê hơng làm chất liệu cho ngôn ngữ của các nhân vật của mình. Tô Hoài đã thừa nhận sự ảnh hởng ấy: "ảnh hởng đầu tiên đến với tôi, không nói về t tởng lập
trờng chính trị là cái làng Nghĩa Đô của tôi. Ngời ta nói thế nào thì tôi cứ thế mà xáo thành văn... Tất cả là một thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng tạo thành cho tôi cái gốc trong tác phẩm đầu tiên của tôi" (Nguyễn Công Hoan - Hỏi chuyện các nhà văn - NXB Tác phẩm mới - H1978). Vì thế ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm trớc cách mạng không phải là thứ ngôn ngữ cầu kỳ, trau chuốt mà đợc lợm lặt từ chính cuộc sống lam lũ của ngời dân quê.
Cũng với tinh thần học hỏi ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, Tô Hoài đã rất thành công trong việc xây dựng lớp ngôn ngữ trong các sáng tác về đề tài miền núi. Viết về đề tài này với những con ngời miền núi nhu mì, thuần hậu, ngôn ngữ trong các tác phẩm của Tô Hoài mang nét phong tục rất rõ ràng. Có ngời nhận xét những tác phẩm của ông là chuyện phong tục khi ông đề cập đến những phong tục tập quán rất riêng của đồng bào miền núi, trong đó ngôn ngữ của nhân vật đợc xem là một nhân tố quan trọng. Ngôn ngữ trong văn Tô Hoài giản dị, giàu giá trị biểu cảm. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đời thờng nh chính những con ngời miền núi hiền lành đôn hậu và cũng giản dị, tự nhiên nh chính bản thân cuộc sống. Viết về những con ngời miền núi, Tô Hoài đã phải học tiếng dân tộc nh một ngôn ngữ thứ hai. Học để "giao thiệp đợc nhanh và biết sâu" (Tôi viết Truyện Tây Bắc). Và quan trọng hơn, học để hiểu chính họ. Riêng điểm này, Tô Hoài đã là một tấm gơng sáng cho tinh thần học hỏi và lao động nghiêm túc, không ngừng đối với các nhà văn trẻ. Cũng trong " Tôi viết Truyện Tây Bắc", Tô Hoài đã tâm sự: "không rõ ngôn
ngữ dân tộc, không cắt nghĩa đợc sắc thái địa phơng trong sáng tác. Tôi đã nhặt, ghi đợc nhiều lời ăn tiếng nói, nhiều tục ngữ, một số thơ ca cũ của các dân tộc M- ờng, H' Mông, Thái" và điều đó đã làm "cơ sở sáng tạo cho ngôn ngữ nhân vật của tôi". Hiểu ngôn ngữ đồng bào và xem đó là cơ sở đẻ xây dựng ngôn ngữ nhân vật là
điều thờng thấy ở những nhà văn lớn. Bởi hơn ai hết, họ ý thức đợc "ngôn ngữ quần
chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà viết tiểu thuyết"
(Nguyễn Công Hoan - Hỏi chuyện các nhà văn - NXB Tác phẩm mới - H1978 - tr59). Có thể thấy điều này rất rõ trong "Sông Đông êm đềm" của M. Sôlôkhốp. Thiên sử thi hoành tráng này hấp dẫn ngời đọc trớc hết là ngôn ngữ nhân vật mang đậm hơi thở của vùng sông Đông hoang dã.
Với một sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ, nh một con ong chăm chỉ, Tô Hoài đã lợm lặt những "chất hiếm rađiom" ấy để tạo nên những trang viết có sức hấp dẫn riêng. Miêu tả cơn lũ rừng, Tô Hoài viết: "Những con lũ gối lên nhau, miên man
gầm thét, đuổi theo nhau. Chân lũ này cha rút, đỉnh lũ khác đã ầm ầm tràn lên, mấp mé doạ lối đi cả xóm, cả những cánh rừng gỗ mục" (Miền Tây)
Để có những dòng văn đặc sắc này, Tô Hoài đã phải ở trạm thuỷ văn Sìn Hồ một tháng để biết ngời H' Mông coi lũ nh con vật hung hãn, vì thế ông đã dùng
"những con lũ". Ngời H' Mông gọi "lũ nằm lên nhau" để miêu tả những cơn lũ đến
không ngớt và theo hình ảnh, Tô Hoài đã dùng từ "gối" để miêu tả hiện tợng thiên nhiên ấy. (Theo Nguyễn Công Hoan - Hỏi chuyện các nhà văn - NXB Tác phẩm mới - H1978).
Trong các tác phẩm của mình, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ miêu tả nhân vật thờng hoà quyện. Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại. Các nhân vật thờng đối thoại rất ngắn gọn, chỉ đa ra những thông tin vừa đủ. Ta chỉ có thể bắt gặp đoạn đối thoại này ở những ngời miền núi với một thứ ngôn ngữ mang sắc thái riêng:
"- Chống Chia bao nhiêu tuổi? - Ba mơi tuổi.
- Từ thuở bé, vía tôi chỉ gặp cái không may.
- Hai ngời bằng tuổi nhau, họ Giàng, họ Thào cùng làm anh em đợc. Tao nói thế là điềm tốt.
- ừ hôm nào đợc về nhà, ta cúng nhận anh em."
(Họ Giàng ở Phìn Sa - tr41).
Trong "sổ tay viết văn" của mình, Tô Hoài đã tích luỹ đợc một vốn tiếng dân tộc phong phú để vận dụng nhuần nhuyễn trong các ngôn ngữ của nhân vật. ở đây sắc thái địa phơng đợc thể hiện rõ. Ngoài đoạn đối thoại trên ta cũng bắt gặp rất nhiều kiểu đối thoại mang đậm sắc thái địa phơng nh thế:
"- Chống Chia, đem thầy pụ pạng này đi tìm ngời xóm nó về ngay. - Thằng pụ pạng này là ma. Nó nói lẫn tiếng ma rồi. "
(Họ Giàng ở Phìn Sa - tr167, 168).
Cũng chỉ những ngời dân miền núi mới gọi những ngời đi buôn là "khách
Sìn" (Miền Tây), "khách Sếnh" (Đà Bắc, Mai Châu ngày ấy).
Cũng có khi không dùng tiếng dân tộc nhng qua mẩu đối thoại của các nhân vật cũng toát lên màu sắc địa phơng không thể trộn lẫn.
- Mỵ ơi! Mày còn nhớ ngày trớc có lần tao đem mày xuống chợ xem hàng ông Sìn không?
- Quên rồi.
- Bây giờ ở bên Lào, cái chợ còn sớng hơn thế, to hơn thế . - Có to bằng mậu dịch của ta không ?
- Nh chợ ông Sìn ấy à?
(Miền Tây - tr342)
Thực ra không phải ngay từ đầu Tô Hoài đã thành công khi sáng tạo ra ngôn ngữ nhân vật cũng nh ngôn ngữ miêu tả nhân vật. ở "Núi Cứu Quốc", do cha có
thời gian hiểu họ nên Tô Hoài còn nhìn họ với ánh mắt xa lạ. Vì thế ông rơi vào tình trạng "khoe chữ" khi sáng tạo ngôn ngữ cho tác phẩm cũng nh "bắt chớc cách nói
Truyện Tây Bắc - Sách" Chặng đờng mới của văn học chúng ta", NXB Văn học, 1961) Khắc phục những hạn chế trong những truyện ngắn đầu tiên viết về miền núi, Tô Hoài dần dần vững tay hơn khi đi sâu vào đề tài này, đặc biệt ngôn ngữ trong tác phẩm trong sáng và gần gũi với đồng bào dân tộc. Đó là kết quả đáng ghi nhận của một cây bút đặc biệt công phu với việc chọn chữ, trau lời.