Về thể loại tuồng, chèo, cải lơng.

Một phần của tài liệu Nhìn lại các cuộc tranh luận văn nghệ thời kỳ 1945 1954 (Trang 42 - 46)

2 .3 Tranh luận Sân khấu năm 1950.

3.2.2 Về thể loại tuồng, chèo, cải lơng.

3.2.2.1: Bên cạnh những cuộc tranh luận về các thể loại mới ra đời nh độc

tấu ( của Thanh Tịnh), thơ không vần ( của Nguyễn Đình Thi) vv, thì các thể loại… cũ nh tuồng, chèo, cải lơng cũng đợc đem ra tranh luận khá gây gắt , nhất là ở Hội nghị sân khấu 1950. Ngời ta tranh luận , bàn cãi về vấn đề có nên không sự tồn tại của các thể loại tuồng , chèo, cải lơng trong đời sống văn nghệ bấy giờ .

Châm ngòi cho cuộc tranh luận này là bản thuyết trình : Quan niệm xây

dựng sân khấu Việt Nam do Đoàn Phú Tứ trình bày tại Hội nghị. ở bản thuyết trình đó, Đoàn Phú Tứ cho rằng : “ Với sân khấu Việt Nam hiện nay thì nên xếp tuồng, chèo vào viện bảo tàng để nghiên cứu”. [ 27, 622] .Theo ông: “ Tuồng bao giờ cũng diễn những sự tích vua quan, thánh thần chứ không phải kể chuyện dân gian xa… cách dân gian về thời gian và không gian .cách diễn tả, cử chỉ, lời nói đều… nghiêm, trịnh trọng khác với sinh hoạt thờng ngày của dân gian . Vả lại tuồng là cả một nền t tởng phong kiến”[27, 622] . Ông còn cho rằng “ Hiện nay công chúng không còn thích xem tuồng nữa. Có xem cũng là để họ giết thời gian .”[ 27, 622]. Trơng Thị Hằng Nga - 40B2

Còn với chèo thì sao? “ Chèo tuy là không nói chuyện vua chúa, mà kể chuyện của thờng dân , nói chuyện dân gian nên vẫn gần ta hơn. Ngoài ngời khắc nghiệt với nó vẫn còn số đông có cảm tình ít nhiều với nó, vẫn yêu mến nó, luyến tiếc nh bà con gần . Ta thấy chèo về sự tích cũng nh cách diễn tả cái dáng dấp quen thuộc, phảng phất cái hình ảnh thân yêu của ông cha, chú bác chúng ta. Ta vẫn còn thấy ở nó, cái hình ảnh của đất nớc. Nó cũng gợi lại trong lòng chúng ta những ngày thơ ấu tình cảm của ta đối với nó là còn nặng, dù nhiều khi chỉ trong tiềm thức ”.… [27, 623]. Song “ tình cảm đó không khỏi phần nguy hiểm. Tình cảm càng nặng càng sâu cái nguy hiểm càng lớn. Sự thực chèo đều là hình ảnh của đất nớc Việt Nam cũng chỉ là hình ảnh, dáng dấp một cái gì đã qua. Cuộc sống của chúng ta biến chuyển nhiều, con ngời chúng ta biến đổi nhiều, phơng thức biểu hiện của chèo, đối với tất cả nhịp điệu, dáng dấp của nó không diễn tả nỗi chúng ta nữa”. [ 27, 623]. Và ông cũng cho biết rằng : “ Nhìn vào thực tế khách quan thì từ lâu rồi đã bị dân gian thờ ơ, tuy không muốn nói là chán ghét Từ lâu rồi nó đã ngừng cải tiến,… ngừng đổi mới, ngừng thích ứng ”. [ 27, 264]. Vì lẽ đó nên xếp chèo vào viện bảo tàng để nghiên cứu, học hỏi để xây dựng một nghệ thuật sân khấu mới thích hợp hơn.

Cũng trong bản thuyết trình, khi nhắc tới cải lơng, Đoàn Phú Tứ cho rằng cải lơng là: “ một thứ nghệ thuật quái gở, lai căng, sản sinh ở một thời đại múa may quay cuồng, điên điên dại dại, để giải trí cho một lớp ngời cuồng vọng, không biết mình sẽ đi đâu, không biết mình đơng nghĩ gì? đơng cảm xúc thế nào? Lớp ngời mới phát sinh thời Pháp thuộc, mất gốc rễ, và dao động đến cực độ ”. Ông còn cho rằng, hiện nay ở Bắc Bộ cũng còn một vài nơi diễn cải lơng, đó là những miền gần vùng địch chiếm, ở thị trấn đầy bọn buôn lậu. Lu manh và có sức thu hút những từng lớp dao động quanh vùng [ 27, 624 - 625 ]. Về quan điểm của Đoàn Phú Tứ đã có hai loại ý kiến trái ngợc nhau. Thứ nhất, đồng ý với quan điểm của Đoàn Phú Tứ. Tiêu biểu Phan Khôi. Nhng Phan Khôi cũng đã rút bớt khẩu hiệu trớc sự phản ứng Trơng Thị Hằng Nga - 40B2

của nhiều ngời , cho rằng : “ Tạm để vào viện bảo tàng, nghĩa là không nên đem ra diễn vào lúc này thôi ”.[ 27, 624]. Ông giải thích vì sao chỉ để tạm vào Bảo tàng. Cuối cùng ông kết luận: “ Tôi cho rằng khi nào độc lập rồi, ngời ta có một căn bản vững việc đa tuồng chèo ra mới không có hại. Bây giờ chỉ nên phát triển kịch ”. [ 27, 643] . Võ Đức Diên đã có một chủ trơng rất kỳ cục : Theo ý tôi tuồng, chèo khó cho ngời tập, khó cho cả ngời nghe. Đối với con ngời mới càng không hợp . Nhng ta phải căn cứ vào gốc rễ của nó mà vun xới nó lại. Ta không nên cho rằng vì nó không hợp với nhịp sống bấy giờ mà không dùng nó nữa . Tuồng, chèo có dùng đợc hay không là do ở ngời đạo diễn và ngời làm nhạc .Chèo phải đ… ợc kiểm duỵêt. Nhng ai kiểm duyệt? Khán giả sẽ tẩy trừ nó không cần đến chúng ta”.[ 27, 640]. Thứ hai, đa số ý kiến ủng hộ tuồng chèo với những mức độ khác nhau và chống lại quan điểm của Đoàn Phú Tứ, Phan Khôi, Võ Đức Diên. Thế Lữ, Nguyễn Đình Thi, Kim Lân, Văn Cao đ… a ra những dẫn chứng cụ thể, những lý luận sắc bén để chứng minh rằng chèo bắt rễ vững chắc trong nhân dân lao động và nội dung của một số vở chèo cũ có tính chất tiến bộ. Tuồng đợc bảo vệ một cách yếu ớt hơn. Riêng cải lơng, đại đa số ngời tham gia Hội nghị đều coi nhẹ hoặc phân vân nhng không dám phát biểuý kiến . Chỉ có Lu Hữu Phớc và Tống Ngọc Hạp bênh vực cải lơng, Tống Ngọc Hạp cho rằng : “ Cải lơng chiếm một phần ba đất nớc Việt nam, không nên định giá khắt khe, quá khích . Cải lơng nh ở ngoài này là cải lơng đã xuyên tạc đi nhiều rồi ”. Lu Hữu Phớc đứng trớc không khí bài trừ cải lơng của Hội nghị nên không dám bênh vực cải lơng một cách triệt để : “ Tôi cũng đồng ý bỏ cải lơng nhng không nên có thái độ khắt khe với nó - Tôi đề nghị dùng cải lơng nhng dùng đúng chỗ của nó. Vì hiện nay trong Châu Thành trong vùng tạm chiếm, ở Nam Bộ .vv.. các ban hát cải lơng vẫn diễn những vở có tính cách ủng hộ kháng chiến và cũng có đợc một phần kết quả”

[ 26, 647].

Trơng Thị Hằng Nga - 40B2

Hội nghị kết luận về tuồng, chèo, cải lơng, ghi thành Nghị quyết nh sau: Về tuồng, bỏ các vở có nhiều độc tố phong kiến, viết lại hoặc cải biên, chỉnh lí những vở còn có tác dụng, su tầm những vở tuồng cũ có giá trị nghệ thuật để nghiên cứu. Hạn chế diễn tuồng ở vùng tự do và yêu cầu : “ Tuyệt đối không dùng hình thức tuồng để diễn sự tích kháng chiến và biểu hiện nhân vật tiêu biểu của kháng chiến của ta ”. [ 27, 648 ].Về Chèo , Hội nghị chủ trơng bỏ các vở xấu , chỉnh lý , cải biên hoặc viết lại những vở có ít nhiều yếu tố tốt , su tầm những vở chèo có giá trị nghệ thuật, nghiên cứu chèo cổ để xây dựng nhạc kịch Việt Nam . Hội nghị cũng cho rằng có thể dùng chèo để thực hiện đề tài hiện đại, cuộc sống mới , nhng phải lựa chọn những đề tài và nhân vật còn có thể diễn tả bằng hình thức ấy và thận trọng trong khi dựng những nhân vật của kháng chiến”. [ 27, 649]. Về cải lơng, Hội nghị chủ trơng thay đổi cải lơng bằng kịch hoặc nhạc kịch “ Nhạc của cải lơng có thể dùng làm tài liệu tham khảo . Những diễn viên có thể giúp đỡ về nhạc hình và kịch ”. [ 26, 650].

3.2.2. Qua Nghị quyết Hội nghị sân khấu 1950 về các thể loại tuồng, chèo, cải lơng, ta thấy: Về u điểm, Hội nghị đã chống lại những quan điểm của một số ng- ời miệt thị vốn cổ dân tộc tạo ra một sức thúc đẩy mới cho hoạt động sáng tác và biểu diễn tuồng , chèo trong cả nớc . Tuy những quyết định này vẫn còn tỏ ra quá nghiệt ngã với tuồng , khe khắt với chèo và ít nhiều bất công với cải lơng. Về hạn chế, nếu xét theo quan điểm lịch sử lúc bấy giờ ta thấy Nghị quyết của Hội nghị có một số điểm đi ngợc lại với đờng lối của Đảng về việc kế thừa vốn văn nghệ cũ đã đợc trình bày trong các văn kiện: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Chủ nghĩa Mác

và văn hoá Việt Nam , Xây dựng văn nghệ nhân dân . Có lẽ vì thế mà Nghị quyết

không đợc nhân dân các địa phơng trong cả nớc nhiệt tình hởng ứng . Theo lời kể của Đoàn Giỏi thì vì bị cấm ca vọng cổ ( cải lơng ) mà “ Dân chúng Nam bộ muốn chơi vọng cổ họ phải chèo thuyền ra ngoài đồng xa, giữa bốn bề trời nớc mênh mông chơi cho thoả thích tới khuya rồi mới trở về , hoặc họ cứ chơi trong xóm khi Trơng Thị Hằng Nga - 40B2

gặp cán bộ dân quân đến kiểm tra thì họ chơi nhạc mới, khi cán bộ đi rồi họ quay sang vọng cổ ”. [ 14, 250 ]. Điều này phần nào phản ánh sai lầm nghiêm trọng của Nghị quyết Hội nghị.

Nhng nếu tìm hiểu kỹ hơn một chút tình hình tồn tại và phát triển của những thể loại này ở thời điểm bấy giờ thì ta thấy quyết định nh vậy của Hội nghị là một điều dễ hiểu. Sở sĩ nói nh thế là bởi ở thời điểm này, trong những năm đầu kháng chiến, hoạt động của sân khấu tuồng còn tê liệt, tuồng cha có điều kiện để chứng minh ở một mức độ đủ sức thuyết phục về khả năng tích cực của nó trong việc đa lên sân khấu những con ngời và sự việc kháng chiến. Còn cải lơng, do ảnh hởng của văn chơng lãng mạn, do xu hớng kinh doanh nghệ thuật, chạy theo thị hiếu tầm th- ờng của tầng lớp thị dân, cải lơng trở nên lai căng, pha tạp, sớt mớt, uỷ mị, và dễ dàng thu nạp vào nó cả những biểu hiện nghệ thuật thấp kém. Cho nên đang sức lớn nó đã mang trong mình những yếu tố thái quá. Không phải không có đôi nét mờ nhạt tinh thần dân tộc và yêu nớc trong một số vở cải lơng về đề tài lịch sử nhng nó lại bị chìm lấp đi trong những xen ái tình mùi mẫn, những lời ca bi luỵ. Hoạt động của chèo cũng không lấy gì làm sôi nổi hơn. Điều quan trọng, nguyên nhân chính lại là do ở thời điểm này có nhiều quan niệm ấu trĩ, tả khuynh trong cách nhìn nhận nghệ thuật kịch hát dân tộc cổ truyền nên một mực họ đòi loại bỏ những loại hình thức nghệ thuật này ra khỏi đời sống. Để bảo vệ những hình thức nghệ thuật này, tr- ớc tình hình đó, Hội nghị buộc phải đa ra những nghị quyết nh ta nói trên. Nhng dù sao quyết định đó vẫn thể hiện sự sai lầm nghiêm trọng và theo thời gian sai lầm này càng rõ hơn. Tuy nhiên sai lầm đó nhanh chóng đợc khắc phục. Sau hơn 50 năm từ Hội nghị sân khấu 1950 đến nay các thể loại tuồng, chèo, cải lơng vẫn tồn tại và phát triển trong đời sống văn nghệ quần chúng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh thế giới hoá.

Một phần của tài liệu Nhìn lại các cuộc tranh luận văn nghệ thời kỳ 1945 1954 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w