Nho sĩ Nam Đàn trong khởi nghĩa Giáp Tuất (1874).

Một phần của tài liệu Nho sĩ nam đàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước thế kỷ XIX (Trang 49 - 58)

- Nguyễn Đình Truyền, đậu Cử nhân năm ? (con của Đình Bá).

3.1. Nho sĩ Nam Đàn trong khởi nghĩa Giáp Tuất (1874).

Cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) là kết quả của phong trào đấu tranh lâu dài, từ thấp lên cao trong suốt gần 20 năm của (1858 – 1874) của nhân dân Nghệ Tĩnh chống bọn cớp nớc và lũ bán nớc.

Bộ phận lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này là những sĩ phu tâm huyết, nhiệt tình yêu nớc và đợc nhân dân trong vùng tôn kính nh Trần Tấn, Đặng Nh Mai, Nguyễn Huy Điển, … Trong đó chỉ huy tối cao là Trần Tấn (ngời xã Chi Nê, nay là xã Thanh Chi, huyện Thanh Chơng). Thi đỗ tú tài năm 1842 nhng mấy năm sau vẫn không đậu cử nhân, ông về nhà mở trờng dạy học. Ông là một trong những sĩ phu chủ trơng kiên quyết chống Pháp xâm lợc và rất bất bình tr- ớc chính sách cắt đất cầu hoà rồi đầu hàng giặc của triều đình Huế.

Năm 1866, khi làm bang biện ở Thanh Chơng, ông đã tích cực ngăn chặn những hoạt động gián điệp của bọn thầy tu đang chuẩn bị cho cuộc xâm lợc của thực dân Pháp .

Đặng Nh Mai, là học trò tâm huyết của Trần Tấn, từng nhiều lần cùng thầy học chống bọn cha cố ngời Pháp hoạt động gián điệp, dò la tin tức, phá hoại khối đoàn kết trong dân chúng. Ông vốn quê ở xã Nam Kim – Nam Đàn, nhng để kiếm nguồn sống và tiện cho việc vận động nhân dân đứng lên cứu nớc, nên ông đã dời nhà lên vùng Thanh Long - Thanh Chơng làm ăn. Ông đậuTú tài năm 1846 và mở trờng dạy học ở Võ Liệt để thu phục những ngời yêu nớc. Ông cùng thầy mình là Trần Tấn ra sức gây dựng phong trào chống Pháp của vùng Thanh Chơng và trên toàn tỉnh.

Năm 1873, khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, chiếm đóng Hà Nội và các tỉnh lân cận, hai thầy trò ông và một số sĩ phu xứ Nghệ yêu cầu tổng đốc An Tĩnh phải họp hội nghị bàn việc đánh Tây. Trong hội nghị này Trần Tấn và Đặng Nh Mai đợc mọi ngời nhất trí cử ra đứng đầu chuẩn bị và tổ chức lực lợng chống Pháp.

Với trọng trách đợc giao phó, Trần Tấn và Đặng Nh Mai nhanh chóng tiến hành chuẩn bị cho việc chống Pháp. Công việc đầu tiên là tổ chức và tập

hợp lực lợng. Trần Tấn chỉ đạo trực tiếp địa bàn Thanh Chơng, đã lôi cuốn, thu hút đợc nhân dân, tráng đinh trong vùng kéo về ứng nghĩa rất đông. Còn Đặng Nh Mai về Nam Đàn cùng các văn thân sĩ phu khác nh Bùi Danh Thiểm, Bùi Danh Mậu, Hồ Duy Cơng chiêu tập văn thân trong huyện tổ chức lực lợng kháng chiến. Dới sự chỉ huy của họ, lực lợng ở Nam Đàn phát triển rất nhanh. Đặng Nh Mai cùng bộ phận chỉ huy đã cắm cờ chiêu quân tại núi Anh (Nam Thanh) và khi Trần Tấn kéo quân từ Thanh Chơng về đây tập trung đã xây dựng nơi đây thành đại bản doanh của nghĩa quân – căn cứ Thanh Thuỷ.

Công việc nâng cao chất lợng chiến đấu, xây dựng căn cứ, trang bị vũ khí … đợc tiến hành đồng loạt, chu đáo. Bằng uy tín và nhiệt huyết của thầy trò Trần Tấn và Đặng Nh Mai, đến năm 1873, lực lợng của nghĩa quân đã lên tới hàng ngàn ngời, đợc tổ chức có quy củ, có kỷ luật và kỹ thuật chiến đấu ngày càng cao. Mục đích của nghĩa quân là chống Pháp và chống cả triều đình chủ hoà mà đứng đầu là Tự Đức, nhng trớc sau họ vẫn chủ trơng “phù Nguyễn” tức là nhằm khôi phục lại một Nhà nớc phong kiến độc lập, tự do, cho nên cuộc khởi nghĩa đã có sự tham gia ngày càng đông đảo của quan lại, cờng hào, tổng lý. Trong bài vè của cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất có đoạn:

“Đờng văn thân hay chữ

Đờng võ nghệ cũng nhiều Bát cửu phẩm trong triều Đi ngang trời rậm rực

Đi dọc trời rậm rực …… [1, 220].

Cuộc khởi nghĩa cũng tập hợp đợc đông đảo nông dân, học trò, trí thức nho sĩ … tham gia. Khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ thì có tới 50 tú tài tham gia. Riêng ở Nam Đàn có các tên tuổi nh Bùi Danh Thiểm (Thanh Thuỷ), Bùi Danh Mậu, Hà Duy Cơng (Nam Thanh) … Họ đều là trí thức Nho học song có lòng yêu nớc thiết tha. Đứng trớc vận mệnh mất còn của đất nớc, vì nghĩa lớn của dân tộc, họ đã không bị t tởng trung quân mù quáng trói buộc mình. Uy lực,

danh vọng của kẻ thù không khuất phục nổi họ. Với một ý chí sắt đá, với nhiệt huyết muốn cứu dân cứu nớc, họ tự nguyện đứng dới lá cờ khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Nh Mai để cùng chỉ huy nghĩa quân. Nh vậy, bộ phận lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) chủ yếu là tầng lớp sĩ phu cho nên cuộc khởi nghĩa này còn dợc gọi là “phong trào tú tài” [15, 25].

3.1.2. Nho sĩ Nam Đàn trong quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874).

Trong lúc mọi công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nghệ Tĩnh đang ở những bớc cuối cùng thì thực dân Pháp nổ súng tấn công ra Hà Nội. Triều đình Huế lo sợ, vội vã ký thêm điều ớc bán nớc nhục nhã (15/3/1874). Điều ớc này nh mồi lửa làm bùng cháy cái không khí hừng hực căm phẫn bấy lâu nay trong toàn dân. ở Nghệ Tĩnh các văn thân đã nhanh chóng vận động nhân dân đứng lên tuyên chiến với hai kẻ thù cớp nớc và bán n- ớc:

……Dập dìu súng bắn cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây” [1, 219].

Hai ngày sau khi điều ớc Giáp Tuất đợc kí kết, Trần Tấn dựng cờ khởi nghĩa ở Thanh Chơng. Cùng ngày, tại Nam Đàn ở đình làng Thanh Thuỷ cũng diễn ra lễ tế cờ hởng ứng khởi nghĩa. Khẩu hiệu “Bình Tây sát tả” đã kêu gọi, tập hơp đợc đông đảo mọi ngời tham gia.

“Hiệu bình Tây đề xớng “Tờ hịch dán khắp nơi , thì:” “Dân sự thể ai ai

Cũng vui mừng ứng nghĩa .” [1,220]

Quân số của cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển đến hàng ngàn ngời với đủ các tầng lớp tham gia.

Trần Tấn cho lập một bộ tham mu gồm các tớng lĩnh thân cận. Đặng Nh Mai nhờ có uy tín lớn lại rất gần gũi với nhân dân nên đợc giao nhiệm vụ phụ

trách thuế khoá, vận động nhân dân góp tiền của, lơng thảo cho nghĩa quân. Em của ông là Đặng Quang Vinh phụ trách theo dõi hoạt động gián điệp của các cha cố và tìm cách đối phó với chúng. Còn những tớng giỏi võ nghệ nh Trần H- ớng, Năm Thiệu, Trần Dực thì trực tiếp chỉ huy các đội quân chiến đấu. Trong bài “Vè khởi nghĩa Giáp Tuất” có đoạn nói rõ các chức danh đó nh sau:

“...Đi khắp đại đồn

Thiết lập nha môn

Là quan đại Lão (Trần Tấn) Văn thân mấy đạo

Theo lệnh cụ (Trần Tấn) truyền. Tả đạo mấy tên,

Mặc quan lớn Đặng. Ruộng nhà mấy mẫu, Mặc quan lớn Mai, Những toán quân hay, Cậu Năm, cậu Hớng,

Lại thêm quan Chởng (Chởng Mỹ) Đánh giặc có tài ...” [1,220]

Ngay sau lễ tế cờ, nghĩa quân tiến đánh trận đầu tiên vào phủ Anh Đô đã giành thắng lợi. Chiến thắng đầu tiên đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân, đồng thời cũng làm cho bọn quan lại trong tỉnh lo sợ.

Nhân đà thắng thế, Trần Tấn giao cho Đặng Nh Mai cầm đầu một cánh quân tiến xuống các huyện phía bắc Nghệ An. Đi đến đâu nghĩa quân cũng nhận đợc sự ủng hộ, hởng ứng của bà con nhân dân, khiến cho nghĩa quân càng tăng thêm khí thế, sức mạnh. Cánh quân này đã chiếm đợc các phủ Tơng Dơng, Quỳ Châu và tiến xuống vây đánh các huyện phía bắc Nghệ An. Sau gần một tháng bao vây làm tê liệt mọi liên lạc giữa phủ Diễn Châu với triều đình, nghĩa quân tiến ra chốt chặn ở Quỳnh Lu đề phòng đội quân của Tôn Thất Thuyết

đang đợc điều từ Sơn Tây về, còn Trần Tấn thì cho quân lập một vòng vây từ Nghi Lộc đến Hng Nguyên.

Đầu tháng 4, Trần Tấn kéo quân đụng độ với bọn phản động do các cha cố ngời Pháp ở gần Xã Đoài (Nghi Diên) và dự định đánh vào thành Vinh, nhng thấy cha đủ lực nên rút quân về vùng Thanh Thuỷ (Nam Đàn) để củng cố lực l- ợng.

Phong trào ở Nghệ An đã cổ vũ cho phong trào ở Hà Tĩnh. Nghĩa quân ở Hà Tĩnh cũng thu đợc thắng lợi lớn.

Trớc sự lớn mạnh của phong trào, triều đình vô cùng lo sơ. Tự Đức lệnh cho “viện Cơ mật” phải tìm mọi cách “diệt ngay phong trào không đợc để lan rộng” [1, 222], đồng thời giáng chức một loạt quan lại ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thực dân Pháp thì gây thêm sức ép với triều đình. Chúng trắng trợn tuyên bố:

Nếu triều đình không dẹp xong đ

ợc cuộc nổi loạn thì bắt buộc chúng sẽ cho

quân đổ bộ lên Nghệ An để cứu con chiên” [1, 223].

Trớc sức ép của thực dân Pháp, Tự Đức ra lệnh cho bọn quan lại “phải

hợp lực với các sứ thần (cha cố) ngời Pháp mà ứng biến’. Bọn giáo sĩ phản

động thì ra sức xuyên tạc chủ trơng “sát tả” của cuộc khởi nghĩa là chống tự do tín ngỡng, chống tôn giáo. Nhiều giáo dân bị lừa phỉnh, đã đào hào, đắp luỹ, rào làng, thậm chí thành lập cả đội quân “tử vì đạo’ để chống lại nghĩa quân, bảo vệ chúa.

Triều đình cử Đô thống Hồ Oai dẫn thêm 600 quân vào hợp lực với 500 quân sẵn có ở Nghệ An nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nhng nghĩa quân chiến đấu rất dũng mãnh khiến Hồ Oai khiếp sợ phát ốm, phải cáo bệnh về triều chịu tội.

Lúc này nghĩa quân đã làm chủ đợc phần lớn các phủ huyện vùng đồng bằng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nghĩa quân còn chủ trơng mở rộng địa bàn ra các tỉnh lân cận nh Quảng Bình, Quảng Trị và cho một cánh quân tiến đánh

Thanh Hoá, làm tan vỡ một số đồn quân triều đình ở Hà Niệm Thợng, Hà Niệm Trung, Hà Niệm Hạ (thuộc Hoàng Mai, Tĩnh Gia).

Trong khi bọn quan lại các tỉnh đang lo sợ thì Trần Tấn và Đặng Nh Mai lại rút về căn cứ Thanh Thuỷ để củng cố lực lợng mà không cho quân tiến đánh thành Nghệ An – nơi bọn đầu não của triều đình vẫn còn ẩn náu. Triều đình bây giờ chỉ trông chờ vào Tôn Thất Thuyết và đang cố dốc toàn lực để đàn áp phong trào: Tự Đức cho tăng thêm 1000 quân ra chốt giữ ở sông Gianh – Quảng Bình, cử Trần Văn Chuẩn chỉ huy đội binh thuyền ra sông Gianh phòng tiễu, tỉnh thần Đỗ Bễ cầm 1000 quân đóng giữ Hoành Sơn, khóa chặt con đờng từ Hơng Khê tiến vào Nam. Vẫn cha yên tâm, Tự Đức còn cử thêm khâm sai Nguyễn Văn Tờng phối hợp với Lê Bá Thận quyết dồn toàn lực đè bẹp khởi nghĩa.

Nhận đợc lệnh, Tôn Thất Thuyết gấp rút điều binh từ Sơn Tây về phía Nam, phối hợp lực lợng ở đây để đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Trên đờng tiến về có đụng độ với nghĩa quân ở Tĩnh Gia – Thanh Hoá. Với u thế hơn hẳn về lực l- ợng, trang bị … nên cánh quân do Đặng Nh Mai chốt giữ ở Quỳnh Lu không chống đỡ nổi, phải rút lui về Tam Lễ (Quỳnh Lu). Tại đây Đặng Nh Mai vẫn lo củng cố lực lợng, chuẩn bị phản công. Khi tấn công vào Phủ Quỳ cánh quân của Đặng Nh Mai cũng không giành đợc thắng lợi nên phải rút về Thanh Chơng. Tôn Thất Thuyết nhân cơ hội đó huy động quân tiến lên càn quét, buộc cánh quân của Trần Tấn cũng phải rút lui về Thanh Thuỷ để củng cố lực lợng. Không bỏ lỡ cơ hội, quân triều đình lại tập trung đánh vào đại đồn Thanh Thuỷ và đã phá vỡ đợc căn cứ này. Tại đây, chúng ra sức đập phá, chém giết. Các cơ sở của nghĩa quân ở vùng Xuân Hồ, Xuân Liễu (Nam Đàn) cũng bị chúng thiêu huỷ. Các thủ lĩnh của nghĩa quân đã chiến đấu quên mình làm gơng cho binh sĩ nhng cũng không đẩy lùi đợc địch. Bùi Danh Mậu, Bùi Danh Thiểm, Hồ Duy Cơng đều lần lợt hy sinh, còn Trần Tấn và Đặng Nh Mai phải rút lên Thanh Chơng. Nhân dân đã ghi lại tội ác đó của chúng qua bài vè “Cố Bang đánh Tây :”

“...Cầu Phù Đổng lửa táp

Đức Nghĩa cũng ra tro

Nghe một mùi khét lẹt ” [1, 226]

Khi nghĩa quân vừa rút lên Thanh Chơng, cha kịp củng cố lực lợng thì địch đã ập tới. Cả một vùng rộng lớn Dùng, Mỵ Sơn, Nguyệt Bổng cũng bị thiêu huỷ nh Nam Đàn. Ruộng đất, tài sản của những ngời từng tham gia phong trào bị chúng tịch thu gán nợ cho Pháp. Tình hình quá khó khăn, Trần Tấn và Đặng Nh Mai buộc phải bỏ Thanh Chơng chạy lên vùng miền núi Khăm Muộn (Lào). Mặc dù rất gian khổ song họ vẫn nuôi hy vọng khôi phục lại phong trào. Bằng số lực lợng ít ỏi còn lại, các ông đã cho tấn công vào Quỳ Châu, Tơng Dơng nh- ng thất bại. Qúa vất vả và tuổi tác đã cao, Trần Tấn bị ốm và chết trong rừng. Con ông là Trần Hớng cùng Đặng Nh Mai tiếp tục hoạt động nhng bị bọn phản động lùng bắt đợc, nạp cho triều đình.

Lúc này, phong trào ở Hà Tĩnh cũng gặp muôn vàn khó khăn. Các cánh quân dần dần bị đánh bại, các vị chỉ huy bị bắt nạp cho triều đình. Tình hình ở Quảng Bình cũng không khá hơn.

Đến cuối năm 1874, các cánh quân lẻ tẻ còn lại bị tiêu diệt dần. Nhiều thủ lĩnh của phong trào bị bắt, bị chết. Triều đình thì khủng bố, tàn phá các địa phơng này rất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu [1, 228].

Cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất đã thất bại! Đặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì sự thất bại đó là một tất yếu bởi với một lực lợng nh thế nhng cùng một lúc phải chống lại tới ba kẻ thù đợc trang bị đầy đủ: quân đội triều đình, thực dân xâm lợc và lực lợng giáo dân phản động. Nổ ra trong lúc xã hội Việt Nam đang bớc vào thời kỳ suy tàn, giai cấp phong kiến cầm quyền đã bất lực lại hèn yếu bạc nhợc, không những không làm tròn nhiệm vụ bảo vệ đất nớc mà còn cam tâm làm tay sai cho giặc, đàn áp phong trào yêu nớc của quần chúng, cuộc khởi nghĩa bị đặt vào hoàn cảnh thiếu lãnh đạo trầm trọng và tơng quan lực lợng hết sức chênh lệch.

Tuy vậy, sự thất bại đó cũng để lại ý nghĩa lịch sử to lớn: nó là mốc đánh dấu sự nổi dậy của toàn thể nhân dân Nghệ Tĩnh chống giặc ngoại xâm khi triều đình trợt dốc đến chỗ thoả hiệp với bọn cớp nớc. Nó bộc lộ tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân xứ Nghệ, nhân dân Nam Đàn nói chung, của tầng lớp sĩ phu nói riêng. Chính lòng tự hào dân tộc và truyền thống đấu tranh rực lửa của nhân dân quê hơng xứ Nghệ đã nuôi dỡng chí khí và lòng yêu quê hơng, đất nớc của các sĩ phu Nam Đàn, cho nên họ sẵn sàng đem tài trí của mình để bảo vệ quê hơng, đất nớc.

Bằng lòng yêu nớc thiết tha, với nhiệt huyết cứu nớc và tài năng, uy tín của mình, sĩ phu Nam Đàn, sĩ phu xứ Nghệ đã thổi bùng lên ngọn lửa đang âm ỉ cháy trong lòng nhân dân Nghệ Tĩnh. Dới ngọn cờ lãnh đạo của họ và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, nghĩa quân đã thu đợc nhiều thắng lợi lớn, thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh, của nhân dân Nam Đàn. Thực tế cho thấy vai trò lãnh đạo cực kỳ quan trọng của Trần Tấn, Đặng Nh Mai cùng các sĩ phu khác. Những ngời do địa vị chính trị, kinh tế, có điều kiện gần gũi quần chúng, thấy đợc sức mạnh và tinh thần đấu tranh của quần chúng để rồi quyết tâm đứng về phía quần chúng nhân dân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng! Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhng tên tuổi của hai ông vẫn sống mãi trong lòng của nhân dân quê hơng :

“Đã bao năm tháng đợi chờ

Một phần của tài liệu Nho sĩ nam đàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước thế kỷ XIX (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w