Một vài nhận xét.

Một phần của tài liệu Nho sĩ nam đàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước thế kỷ XIX (Trang 47 - 49)

- Nguyễn Đình Truyền, đậu Cử nhân năm ? (con của Đình Bá).

2.4. Một vài nhận xét.

Dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về bề dày truyền thống hàng ngàn năm dựng nớc và giữ nớc hết sức vẻ vang. Trong suốt chiều dài lịch sử đó của dân tộc, có lúc thăng lúc trầm song đời nào cũng có nhân tài hào kiệt. Đó là những ngời con u tú của dân tộc đã cùng nhân dân ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày một hùng mạnh, giàu đẹp hơn, làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc.

Thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn đợc thiết lập đã phải đối mặt với bao khó khăn, thách thức lịch sử. Song ngay từ đầu nhà Nguyễn đã rất chú ý đến giáo dục, khoa cử, đào tạo nhân tài để xây dựng đất nớc. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, tầng lớp nho sĩ Nam Đàn cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng quê hơng, đất nớc.

Tiếp tục phát huy truyền thống khoa bảng của quê hơng xứ sở, sĩ tử Nam Đàn đã đóng góp vào sự nghiệp khoa bảng hàng trăm vị cử nhân, phó bảng, tiến sĩ. Trong đó có những danh sĩ nổi tiếng khắp cả nớc, đợc nhân dân kính phục, làm rạng danh cho quê hơng xứ sở nh Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu …; hoặc là những dòng họ nổi tiếng nh họ Nguyễn (Trung Cần), họ Nguyễn Đức (Hoành Sơn), họ Vơng (Vân Diên), … Họ nổi tiếng là học rộng, tài cao, khi làm quan thì thanh liêm, tận tuỵ với dân, lúc dạy học thì nghiêm khắc song cũng rất giàu lòng thơng yêu học trò. Chính họ đã đào tạo nên đợc rất nhiều ngời đỗ đạt nổi tiếng trong và ngoài tỉnh, đợc nhiều sĩ tử theo học và rất mực tôn kính. Họ vẫn mãi mang dáng vẻ của một ông đồ Nghệ “hay chữ lại hay nghĩa”, khảng khái tiết tháo, trọng chính nghĩa. Dù nghèo, phải đi khắp nơi dạy học kiếm kế sinh nhai nhng không bao giờ họ chịu khuất trớc uy quyền và danh lợi. Họ là những trí thức biết tự trọng và có khí tiết, ghét quan lại cờng hào hà hiếp nhân dân. Có rất nhiều ngời khi đang làm quan

cũng nh khi về hu vẫn luôn giữ đợc nếp sống giản dị, đạm bạc, sống chan hoà với nhân dân, làng xóm.

Rất tâm huyết với sự nghiệp trồng ngời, trồng “hoa khoa bảng”, nho sĩ Nam Đàn vừa là các ông đồ nổi tiếng, vừa là các nhà văn học, sử học xuất sắc, tiêu biểu nh Nguyễn Đức Đạt, Vơng Thúc Lơng, Phan Bội Châu … Những công trình, những tác phẩm họ để lại cả bằng chữ Hán, chữ Nôm đã góp phần làm phong phú cho nền văn hiến của dân tộc.

Không chỉ có những đóng góp to lớn, thiết thực vào trong công cuộc xây dựng đất nớc ở thế kỷ XIX, nho sĩ Nam Đàn còn đóng một vai trò quan trọng trong phong trào yêu nớc chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX.

Chơng 3

Nho sĩ Nam Đàn với sự nghiệp chống Pháp và chống Triều đình đầu hàng nửa sau thế kỷ XIX

Năm 1858, sau một thời gian điều tra dòm ngó và gây cơ sở lâu dài, thực dân Pháp nổ súng xâm lợc nớc ta. Nhng ngay từ đầu chúng đã vấp phải sự chống trả mãnh liệt của nhân dân ta. Truyền thống yêu nớc, đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc ta từ bao đời nay lại đợc phát huy một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, triều đình Huế đã không làm tròn trách nhiệm lãnh đạo toàn dân quyết tâm đánh giặc, bảo vệ đất nớc, từng bớc thoả hiệp đầu hàng giặc khiến nhân dân hết sức bất bình.

Trớc nguy cơ mất còn của dân tộc, lúc bấy giờ đông đảo văn thân sĩ phu yêu nớc đã nhận rõ dã tâm xâm lợc của thực dân Pháp, thái độ ơn hèn cũng nh hậu quả về những việc làm sai trái của triều đình Huế trên con đờng hoà nghị. Nhiều sĩ phu đã cáo quan, hoặc bất chấp cả lệnh hoà nghị của triều đình, đứng về phía nhân dân để chống giặc. Trong hoàn cảnh đó, phần đông văn thân sĩ phu Nghệ Tĩnh cũng nh văn thân sĩ phu Nam Đàn đều có thái độ kiên quyết kháng chiến.

Với truyền thống hiếu học, bộ phận trí thức nho sĩ ở Nam Đàn khá đông đảo. Đợc nuôi dỡng trong một vùng đất giàu truyền thống yêu nớc, nho sĩ Nam Đàn sục sôi tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm. Ngày từ những ngày đầu bị thực dân Pháp xâm lợc, những sĩ phu yêu nớc Nam Đàn đã cùng nhân dân có sự chuẩn bị lâu dài về mặt t tởng, tinh thần, cơ sở vật chất cho các cuộc khởi nghĩa. Sự chuẩn bị đó đã đa đến những cuộc đấu tranh có tính quyết liệt, sâu rộng hơn hẳn so với các địa phơng khác.

Một phần của tài liệu Nho sĩ nam đàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước thế kỷ XIX (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w